Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch Sử

1. Một số khái niệm cơ bản về CNTT và việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay

Ngày nay, CNTT và truyền thông đang là một ngành công nghiệp phát triển như vũ bão, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin - kinh tế tri thức, nhưng khái niệm về “Công nghệ thông tin” và những thuật ngữ liên quan đến nó vẫn chưa được nhiều người trong Ngành giáo dục thống nhất. Vì vậy, để ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, chúng ta cần đưa ra và thống nhất các thuật ngữ, khái niệm cơ bản dưới đây:

* Công nghệ thông tin:

Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” được các nước trên thế giới bắt đầu sử dụng từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, viết đầy đủ theo tiếng Anh và viết tắt là Information Technology – IT. Nó được hiểu là “ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin”, là “ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin”.

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ, kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90 như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

 

doc88 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch Sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trên đĩa CD-Rom, USB,...), chúng ta có thể mở file bài giảng để trình chiếu hay sửa chữa. Công việc này được tiến hành như sau:
+/ Mở Menu File, chọn Open (có thể nhấn kết hợp Ctrt + O trên bàn phím hoặc chọn Open ở thanh công cụ).
+/ Tiếp theo, chọn thư mục có chứa File trong hộp “Look in”.
+/ Chọn tên file bài giảng mà ta đã ghi tên trước đó.
+/ Chọn Open để mở file (hình trên).
e. Chèn các biểu tượng, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, văn bản gốc, đã Scan vào các Slide.
* Chèn hình ảnh, tranh ảnh lịch sử: Trong quá trình DHLS, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Power Point mà việc chèn những hình ảnh, tranh ảnh hay bản đồ lịch sử, trên các Slide trình chiếu sẽ có tác dụng rất lớn đối với bài giảng của giáo viên và việc học tập của học sinh. Nhưng muốn làm được điều này, trước tiên chúng ta phải có tất cả những nguồn tài liệu, tranh ảnh đó. Khi đã có nguồn tài liệu, việc chèn các hình ảnh được tiến hành như sau:
+/ Chọn Slide cần chèn hình ảnh (kênh hình lịch sử)
+/ Vào menu Insert, chọn “Picture”.
+/ Trong menu “Picture” có chứa nhiều menu nhỏ, chúng ta chọn From File (nếu hình ảnh lưu trong File ảnh của máy vi tính, USB,...); chọn Clip Art (nếu hình ảnh được lưu sẵn trong Clip Art); chọn Auto Shapes (nếu hình có dạng theo mẫu).
+/ Lựa chọn các hình ảnh bằng cách nháy kép hoặc nhấn Insert.
+/ Nhấn Close trên bảng hộp thoại Clip Art để hoàn tất.
Ví dụ, chúng ta có hình ảnh “Các vùng văn hóa Việt Nam” trong ổ D của máy tính, nếu giáo viên muốn chèn hình ảnh này trên Slide khi dạy về “Truyền thống văn hóa, dân tộc Việt Nam” (hình bên), ta làm như sau:
Chọn một Slide cần chèn hình ảnh
Mở Menu Insert, chọn “Picture”.
Trong menu Picture chọn From File (vì hình ảnh lưu trong File ảnh của máy vi tính - ổ D). Tiếp đó, giáo viên đưa trỏ chuột vào hộp “Look in” để chọn ổ D, (nơi chứa các Foder và file hình ảnh) và nháy kép chuột để hoàn tất. 
Ngoài ra, giáo viên có thể mở trực tiếp file có chứa hình ảnh để copy sau đó mở Slide bài giảng và dán vào (paste). 
* Chèn các đoạn phim tư liệu, đoạn âm thanh:
+/ Giáo viên chọn Slide cần chèn đoạn phim.
+/ Mở Menu Insert, chọn “Movies and Sounds”. 
+/ Trong menu “Movies and Sounds” có chứa nhiều menu, ta chọn Movie from Clip Organizer (nếu các đoạn phim tư liệu được lưu sẵn trong Clip Organizer); chọn Movie from File (nếu đoạn phim ghi trong File của máy tính, USB,...); chọn Sound from Clip Organizer (nếu âm thanh được lưa sẵn trong Clip Organizer) và chọn Sound from File (nếu âm thanh được lưu trong File của máy tính, USB,...)
Kích chuột vào OK (cũng có thể nháy kép đoạn phim đó). Trên màn hình, Power Point sẽ hỏi “Automatically or When Clicked” (tức là khi mở trang trình chiếu chúng ta thích đoạn phim chạy tự động hay khi nào giáo viên kích chuột thì đoạn phim mới chạy), rồi nhấn chuột để hoàn tất (*) Tất cả các thao tác chèn chữ, trang trí chữ nghệ thuật (Word Art), chèn hình ảnh lịch sử được thực hiện như chương trình Word hay Excel.
* Chỉnh sửa khung hình ảnh, khung các đoạn phim tư liệu: 
+/ Nhấn chuột vào đoạn phim tư liệu hoặc hình ảnh đã chèn, các góc và biên hình của khung sẽ xuất hiện các nút hình tròn. 
+/ Đặt con trỏ chuột lên các nút để trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu, sau đó nhấn và kéo rê khung ảnh, phim theo ý muốn. Nếu giáo viên muốn di chuyển khung ảnh, phim tư liệu, chỉ cần nhấn con trỏ chuột vào khung hình ảnh, đoạn phim, khi con trỏ hiện mũi tên bốn chiều thì bấm chuột và kéo rê sang vị trí cần di chuyển (có thể dùng mũi tên àáâß trên bàn phím để điều khiển). 
* Chèn biểu tượng trong AutoShapes và nhập chữ vào các biểu tượng này:
Cũng như Microsoft Word, trong PowerPoint, công cụ AutoShapes có thể hỗ trợ để vẽ nhiều biểu tượng dạng đường, dạng hình học, hoa văn rất đa dạng. Giáo viên vào AutoShapes và click vào biểu tượng cần chọn, sau đó rê chuột vào vị trí cần chèn để vẽ biểu tượng trên Slide. Để nhập văn bản vào biểu tượng, ta Click chuột phải vào biểu tượng à Add Text rồi gõ văn bản bình thường (hình trên). 
g. Chèn chữ nghệ thuật (Word Art)
+/ Đầu tiên, chọn Slide bài giảng lịch sử muốn chèn chữ nghệ thuật. 
+/ Mở Menu Insert, chọn Picture 
+/ Trong Menu Picture, chọn Words Art, màn hình sẽ hiển thị bộ mẫu chữ có sẵn (chúng ta cũng có thể bấm biểu tượng Words Art ở góc dưới màn hình). Tiếp đó, chọn một mẫu chữ muốn sử dụng.
+/ Nhấn OK, màn hình xuất hiện hộp hội thoại “Edit Word Art Text” để nhập văn bản muốn tạo thành chữ nghệ thuật.
+/ Chọn Font chữ (Font) và kích cỡ chữ (Size) Power Point kiểu chữ đậm (B) họăc nghiêng (I).
+/ Gõ đoạn vào ô “Your Text Here”
+/ Nhấn OK để hoàn tất việc chèn vào Slide.
h. Định dạng các Slide trong bản trình chiếu.
Sau khi đã nhập văn bản vào các Slide, chúng ta thực hiện các thao tác định dạng bài giảng để hoàn thiện bản trình chiếu. Công việc này gồm các thao tác: Định dạng font chữ cho từng đoạn văn bản trong trang trình chiếu, định dạng màu nền cho các Slide, màu chữ,.
* Định dạng font chữ:
+/ Đầu tiên, chọn đoạn văn bản cần định dạng bằng cách bấm chuột (bôi đen) kéo rê hoặc nhấn Shift kết hợp với dấu g trên bàn phím.
+/ Mở Format, chọn font chữ trong danh sách Font, mục “Font Style” (Regular - kiểu chữ thông thường, Bold - kiểu chữ đậm, Italic - kiểu chữ in nghiêng, Bold Italic - kiểu chữ đậm nghiêng); tiếp đó ta chọn kích cỡ chữ trong mục Size và màu chữ trong mục Color
+/ Nhấn OK để hoàn thành. Ở đây giáo viên cần lưu ý, khi thiết kế bài giảng trên Power Point, tốt nhất là lấy kiểu chữ không có gạch chân để khi trình chiếu trông hài hoà và dễ nhìn, như kiểu chữ VnArial, VnArial Narrow, VNARIALH,. Ngoài ra, giáo viên có thể định dạng font chữ, căn chỉnh lề của trang trình chiếu trong các Slide ngay trên nút thanh công cụ ở màn hình bằng cách bấm chuột và làm các thao tác như trên Word.
* Định dạng màu nền cho các Slide bài giảng và khung bài giảng:
Giáo viên nên chọn màu nền sáng dịu, màu sắc hài hoà, không quá tương phản với màu chữ. Để tạo màu nền, ta vào menu Format à Background.
Trên cửa sổ Background, vào dấu mở rộng a
 để chọn màu và click vào Apply để tạo màu nền cho một slide đang hiện thời và “Apply to All” để tạo màu nền cho tất cả slide. Khi định dạng màu nền cho các Slide, giáo viên cần lưu ý: 
Thứ nhất, khi muốn chọn thêm màu khác, ta chỉ bấm “More Color” trong khung hình chữ nhật có dấu 6. Tại đây, Power Point sẽ cho chúng ta lựa chọn các màu chữ, nền chữ khác nhau phù hợp với từng kiểu trang trình chiếu (Nếu chọn Fill effect, hộp hội thoại sẽ hiện các thẻ giúp cho chúng ta có thể tô nhiều kiểu màu, như màu xanh xẫm, màu vân gỗ, đường kẻ,). Việc định dạng màu nền hoặc màu chữ cũng có thể được mở ngay trên thanh công cụ phía dưới của màn hình.
Thứ hai, để căn chỉnh lề, giáo viên nhấn trỏ chuột trên thanh menu Format, chọn Alignment. Trong Alignment ta chọn Align left (nếu muốn cân chỉnh phía bên trái), chọn Align right (nếu cân chỉnh phía bên phải), chọn Center (nếu cân chỉnh ở giữa) và chọn Justify (nếu cân chỉnh đều cả hai bên) 
Để tạo nền cho từng khung trên mỗi Slide bài giảng, thay đổi màu nền (Fill color), màu khung (Line Color) và màu chữ (Font Color), giáo viên cũng làm tương tự như trên, nhưng phải chọn trước đối tượng (bằng cách nhấn chuột). Để tránh tình trạng font chữ bị thay đổi khi copy tập tin từ máy tính này sang máy tính khác, ta nên chọn bộ mã chuẩn Unicode với font chữ thông dụng Arial. 
i. Xây dựng các niên biểu, sơ đồ, đồ thị: 
Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan nói chung, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,... nói riêng để minh họa và trình bày kiến thức cho học sinh là rất cần thiết. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point, các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị này sẽ có tác dụng lớn đối với việc cung cấp tri thức lịch sử cho học sinh, qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, phẩm chất và phát triển toàn diện ở các em. 
* Tạo niên biểu, sơ đồ lịch sử: 
Chương trình Power Point không cung cấp công cụ tạo bảng trong các Slide, nhưng nó cho phép chúng ta dùng Word hoặc Excel để tạo các bảng biểu, niên biểu khi cần thiết. Giáo viên có thể vào Format → Insert → Text box, sau đó kéo rê chuột trên Slide cần tạo sơ đồ, rồi đánh nội dung. Việc xây dựng sơ đồ lịch sử là tùy thuộc vào ý tưởng của mỗi giáo viên. Ví dụ, khi dạy học về “Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu”, giáo viên xây dựng một sơ đồ như hình bên thông qua sử dụng Text box để vẽ và điền thông tin:
* Xây dựng các biểu đồ, đồ thị (Chart):
Để xây dựng một biểu đồ lịch sử, giáo viên thực hiện theo các bước:
+/ Chọn Slide muốn xây dựng biểu đồ, đồ thị
+/ Đưa trỏ chuột lên thanh menu Insert, chọn Chart, khi đó một biểu đồ có tính chất ví dụ sẽ xuất hiện kèm theo bảng số liệu.
+/ Đưa trỏ chuột vào bảng và nhập dữ liệu theo nội dung lịch sử. Sau khi nhập dữ liệu xong, đưa trỏ chuột ra ngoài và nháy chuột để hiển thị nền biểu đồ trên Slide.
+/ Tiếp tục nháy kép chuột trên khung biểu đồ, (có thể vào thanh menu Insert chọn Chart). Khi màn hình xuất hiện, ta bấm chuột phải lên biểu đồ, một loạt hướng dẫn sẽ hiển thị giúp ta ghi chú và chỉnh sửa các nội dung: Để hiệu chỉnh và chọn các kiểu biểu đồ, kích chuột vào “Chart type”, lựa chọn xong thì nhấn OK; để chọn nền cho biểu đồ, ta nhấn Format Plot Area, một hộp hội thoại hiện ra chỉ cho chúng ta hướng dẫn chọn nền cho biểu đồ. Khi đã chọn xong, nhấn OK. Trong đó:
Chọn Border: Kẻ viền quanh biểu đồ
Chọn Style: Kiểu đường kẻ viền
Chọn Color : Màu đường viền 
Chọn Weight: Độ đậm nhạt
Chọn Area: Định màu nền biểu đồ
Chọn Automatic: Tự động đặt nền (màu trắng)
Chọn None: Biểu đồ không có nền màu
Chọn Fill Effect: Tạo các hiệu ứng của nền biểu đồ.
+/ Để lựa chọn các thông số cho biểu đồ (đánh tên tiêu đề vào biểu đồ, trục toạ độ,), giáo viên kích chuột chọn “Chart options”. Tại đây, một hộp hội thoại được hiển thị để hướng dẫn, cuối cùng nhấn OK để hoàn tất. Cụ thể:
Chọn Tittle: Đặt các tiêu đề cho biểu đồ và các trục toạ độ; trong đó Chart tittle là tiêu đề cho biểu đồ, Catergory(X) axis là tiêu đề cho trục (x), Value (y) axis là giá trị trên trục (y).
 Chọn Legend: Lựa chọn cho chú thích; trong đó B

File đính kèm:

  • docTLBD TBI xong.doc
Giáo án liên quan