Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa học THCS

 Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó và biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.

 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và của Sở giáo dục và đào tạo, trong năm qua các trường học đã vận dụng và đem lai hiêu quả cao, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong năm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa học THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó và biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. 
 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và của Sở giáo dục và đào tạo, trong năm qua các trường học đã vận dụng và đem lai hiêu quả cao, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong năm nay.
 Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một vấn đề nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ đưa ra những ý 
kiến cá nhân mình, cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.
 B. Nội dung
 I. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử 
 Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử (GAĐT), nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía HS cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp multêmedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. 
 Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, và các phần mềm khác, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
	Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một bài GAĐT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy bằng CNTT.
	Vấn đề quan trọng là số tiết dạy bằng CNTT thừc tế chỉ thực hiện rất ít, vì mỗi trường THCS chỉ được trang bị duy nhất có một máy chiếu Prosistor, nên không thể đáp ứng tất cả các tiết dạy trên các lớp đều bằng CNTT
 Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
	II. Yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử
 Hiện nay CNTT được các trường học đón nhận rộng rãi, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống.
 	Đặc biệt đối với bộ môn hóa học thì bài giảng bằng CNTT là rất cần thiết, nó không chỉ giúp học sinh hình dung được cấu tạo của một số chất thông qua những hình ảnh được minh họa cụ thể, mà đặc biệt quan trọng hơn đối với những bài có một số thí nghiệm độc hại, gây ảnh hưởng cho GV và HS thì ta có thể minh họa thí nghiêm trên bằng hình ảnh cho HS quan sát. Ngoài ra trên bài giảng còn có những đoạn phim tư liệu, những hình anh sát thực tế, những câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ mà bài giảng không sử dụng CNTT không đáp ứng được. Với hình thức giảng dạy như thế, chúng tôi tin rằng các em học sinh đều cảm nhận được cái hay của bài và sẽ sinh động hơn khi thấy hình ảnh minh họa giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó.
 Nếu chỉ trình bày suông, chúng tôi nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT chúng ta lại không làm bài tập phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì người thầy nào cũng sẵn lòng cả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta.	
Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ các GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. 
III - Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng thực hiên như thế nào?
 Hiện tại, một số trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT.
	 Đa số các GV sử dụng chủ yếu phần mềm Microsorf Office PowerPoint cho bài giảng GAĐT, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phần mềm để ứng dụng phục vụ việc giảng dạy rất hiệu quả mà tôi giới thiệu sau đây hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy môn hóa:
 Phần mềm thứ nhất chúng ta cần áp dụng là phần mềm Snagit, phần mềm này hỗ trợ cho chúng ta chụp hoặc quay lại một đoạn hình ảnh trên một khung cảnh hoặc một phim tư liệu nào đó có liên quan đến bài dạy, những thứ không cần thì ta bỏ qua. Sau đó đưa hình ảnh hoăc đoạn phim vừa quay vào bài giảng. Phần mềm này giúp GV có thể làm thí nghiệm biểu diễn quay hình ảnh lại chiếu cho HS xem.
 Phần mềm thứ hai không kém phần quan trọng là Crocodile Chemistry, được ứng dụng nhiều trong bài giảng GAĐT môn hóa. Đây là phần mềm hỗ trợ cho việc thí nghiệm hóa học, đặc biệt là những thí nghiệm khó làm, thí nghiệm độc hại ảnh hưởng sức khỏe HS và GV thì dùng phần mềm này là tốt nhất. 
 Một phần mềm nữa cũng dùng cho môn hóa rất hiệu quả là EBAS. Phần mềm này giúp cho chúng ta lập phương trình hóa học, trong đó có nhiều chất có sẵn, tên theo tiếng latinh của từng chất. Đặc biệt là phần mềm này giúp cân bằng hệ số của phương trình hóa học rất nhanh, chỉ cần điền công thức hóa học của chất tham gia và sản phẩm, nó rất hiệu quả đối với phản ưng oxi hóa khử khó cân bằng.
 Một phần mềm nữa được sử dụng rộng rãi hiện nay mà nhiều người biết là VIOLET, phần mềm này dùng thay thế cho việc soạn giảng trên Microsorf Office PowerPoint. Tuy nhiên soạn giảng trên violet sinh động hơn và có nhiều dữ liệu, hình ảnh sinh động và bài tập áp dụng phong phú hơn. Nhưng soạn trên violet khó hơn soạn trên Microsorf Office PowerPoint .
 Phần mềm 3D Viewer là phần mềm ứng dụng tạo ra hình ảnh và cấu trúc không gian của phân tử các hợp chất một cách rõ ràng, cụ thể.
 Trên đây là những phần mềm được sử dụng rất hiệu quả vào môn hóa học mà tôi tích lũy được, còn nhiều phần mềm hiệu quả khác mà CNTT mang lại cho chúng ta ứng dụng vào giảng dạy. Trong quá trình soạn giảng, ngoài việc trình chiếu các lide và các hiệu ứng thì tôi thấy ứng dụng các phần mềm này mang lại hiệu quả rất cao. 
Giải pháp cho việc áp dụng GAĐT
	Đúng là GAĐT tử lắm công phu thật. Có lẽ vì thế mà một số trường đã thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức và dừng lại ở các tiết học thao giảng. Phải chăng có nhiều rào cản trong việc áp dụng phương pháp mới này? Đó là do cơ sơ vật chất hay do sự ngại ngùng của một số giáo viên khi làm quen với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới? Trở ngại thứ nhất chúng tôi nghĩ khó giải quyết nhưng khi giải quyết được thì vấn đề thứ hai hoàn toàn có thể khắc phục được. Với đội ngũ GV tin học hiện có trong nhà trường, chỉ cần tổ chức một số buổi về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint cho toàn thể các giáo viên các bộ môn khác để họ có thể tự mình thiết kế cho mình một GAĐT riêng cho mình. Ngoài ra, các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn nên có các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ những người khác, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Chúng tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kê được bài giảng thiết kế điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Ngoài những giải pháp trên, tôi có những đề xuất nhằm giúp cho việc giảng dạy bằng CNTT có hiệu quả, và có nhiều GV dạy băng GAĐT hơn, cũng như có có nhiều tiết dạy bằng CNTT thì trường, cũng như ngành GD phảI đáp ứng được:
Trang bị thêm cho các trường thiết bị có liên quan cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Nếu có các phần mềm nào mới hữu ích cho viêc dạy học, trường nên trang bị và cung cấp thêm cho GV bộ môn.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để cung cấp thêm kiến thức về CNTT cho GV nắm bắt.
 Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên c

File đính kèm:

  • docdungdich.doc