Tuyển tập những mẫu bài viết trong chương trình ngữ văn lớp 8
Đề bài 1: Có ý kiến cho rằng: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người.
Theo em, mạch nguồn tình cảm ấy được thể hiện như thế nào qua nhân vật bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích hồi kí “Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng).
Dàn ý bài chi tiết (bài viết bên dưới)
Mở bài: - Dẫn dắt một câu thơ nào đó để làm toát lên vẻ đẹp trong văn của nhà văn Nguyên Hồng hoặc có thể giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng.
- Dẫn dắt vấn đề: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người.
Thân bài: Chứng minh ý kiến trên là đúng thông qua tác phẩm “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu”) của Nguyên Hồng.
- Luận điểm 1: Đoạn chuyển.
+ Giải thích thế nào là tình mẫu tử? (khẳng định đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và không bao giờ có thể giải thích được - dẫn dắt nhân vật bé Hồng sau phần giải thích - có thể so sánh với các nhân vật khác ở truyện khác).
+ Tóm tắt hay nói cách khác là kể lại một cách thật ngắn gọn hoàn cảnh của bé Hồng và nhắc lại tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.
- Luận điểm 2: Chứng minh tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ thông qua cuộc đối thoại với bà cô độc ác.
+ Bà cô: Các câu hỏi của bà cô thì như muốn cắt vào từng miếng thịt cảu bé, bà ta muốn gieo rắc vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh xấu xa nhất, còm cõi nhất về người mẹ đẹp trong lòng cậu bé bây lâu nay (nêu rõ từng cử chỉ, hành động và thái độ của bà cô sau khi nói và trước mặt bé Hồng) - dẫn chứng cụ thể trích từ tác phẩm (các câu hỏi - câu trả lời của bà cô).
+ Bé Hồng: Từng khung bậc cảm xúc của bé được thể hiện ngay trên khuôn mặt và bé đã nấc lên trong tiếng khóc khi những lời nói cảu bà cô nói ra. Bé đã sớm nhận ra những rắp tâm tanh bẩn của bà cô và chính cái rắp tâm đó đã giúp sợi dây mẫu tử kia càng thêm gắn kết - dẫn chứng cụ thể trích từ tác phẩm (các câu trả lời - câu hỏi của bé Hồng và khung bậc cảm xúc nhân vật).
một trình tự nhất định để làm nổi bật lên sự khó khăn của lão và giới thiệu lão chết. - Luận điểm 3: Cái chết đau đớn của lão Hạc, ông Giáo hiểu ra và hé lộ phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc => Giải thích vấn đề 1. Lưu ý: Trước khi sang luận điểm 3 cần phải có một đoạn chuyển từ luận điểm này sang luận điểm khác: nên đánh giá hoàn cảnh của lão Hạc. + Sau khi bán cậu Vàng, lão đã đến tìm đến Binh tư xin một ít bả chó. Sau khi nghe Binh tư kể lại, ngay cả ông Giáo cũng nghi ngờ lão Hạc. + Cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc: “lão đang vật vã ... Cái chết thật dữ dội!”. Đến lúc này, ông Giáo và Binh Tư mới hiểu ra. + Phẩm chất của lão Hạc: yêu thương con (muốn chết để giữ lại tiền cho con), giàu lòng tự trọng (không muốn liên lụy đến hàng xóm), muốn giữ lại những phẩm chất tốt đẹp của mình, không muốn bị cái xấu xâm phạm đến. + Chứng minh luận điểm: 1, “Vì sao lão hạc phải tìm đến cái chết trong khi vẫn còn nguyên nguồn sống, còn tiền, còn vườn”: tuy lão vẫn còn tiền, còn vườn nhưng lão ăn mãi sẽ hết, khi con trai lão về sẽ không có vốn làm ăn. Vì thương con, nên lão đành chết để giữ lại tiền cho con. 2, “Vì sao lão phải chết bằng cách ăn bả chó”: có lẽ, lão muốn chứng minh mình không hề theo gót Binh Tư làm bậy. Mặt khác, cái chết của lão như lời tạ tội với chó Vàng, hình ảnh cái chết của lão cũng như hoàn cảnh chết của chó Vàng. 3, Khẳng định: “Đó là những sáng tạo nghệ thuật sâu sắc của Nam Cao có khả năng giúp người ta nhận rõ thực chất đời sống và con người nông dân trước Cách Mạng”. - Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của t/g. + Đánh giá vấn đề (có 3 vấn đề để đánh giá - như trên), + Phản đề: Thường có trong văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, đời sống, hiện tượng xã hội, nếu là học sinh có sức viết tốt, biết cân chỉnh thời gian hợp lí thì nên cho mục phản đề này vào: khẳng định, trong xã hội hiện nay, không có ít những trường hợp “coi rẻ” phẩm chất của mình. Qua đó, đánh giá và phê phán những hành động đó. + Liên hệ - mở rộng: bao gồm liên hệ bản thân và liên hệ với các tác phẩm khác. Khi liên hệ bản thân: ta nên liên hệ với thực tế đời sống và với bản thana mình rồi đưa ra những việc làm tốt (những việc làm trái ngược thì đã có ở mục phản đề, nếu không viết mục phản đề thì nên lướt qua). Khi liên hệ với các tác phẩm khác: liện hệ với những tác phẩm có chung chủ đề (vd: nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên ... ) và nêu nổi vật những điểm chung của các tác phẩm rồi đánh giá, nhận xét vấn đề chứng minh. Lưu ý: Ngoài ra, ta có thể nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện và đánh giá giọng văn của nhà văn Nam Cao để khẳng định: trong văn ông luôn có tình người và đề cao phẩm chất con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề theo hướng mở rộng của bản thân. (trải nghiệm kiến thức bản thân) Bài làm mẫu Nam Cao - một nhà văn nhân đạo - một trong những cây bút sáng giá đã để lại những trang viết tâm huyết về người nông dân trước Cách mạnh tháng Tám mang đậm giá trị hiện thực trong trào lưu hiện thực phê phán 1930 - 1945. Với nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, cách nhìn đúng đắn, sâu sắc, nhất là tình thương da diết và niềm tin mãnh liệt vào những “người cùng khổ” của Nam Cao đã được bộc lộ rõ. Một lão Hạc với số phận bi đát, khổ cực nhưng lại ánh lên một tâm hồn trong sáng dường như đang hiện diện lên mắt người đọc chúng ta. Truy nhiên, lão lại phải chết một cách dữ dội và đau đớn để giữ một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Có lẽ, Nam Cao rất đau đớn khi để nhân vật của mình “ tìm đến cái chết trong khi vẫn còn nguyên nguồn sống”. Nhưng chính cái chết đau đớn đó, ta mới cảm nhận được “những sáng tạo nghệ thuật sâu sắc” của ông toát lên một thứ ánh sáng diệu kì soi đường cho những người nông dân giữa một bầu trời đen tối. Sinh thời, nhà phê bình văn học Thạch Lam đã từng nói: “Đối với tôi, văn chương không phải là sự thoát ly hay sự quên lãng. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực. Nó có thể thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn”. Thật vậy, “Lão Hạc” đã thể hiện rõ điều đó. Xuyên suốt qua tác phẩm, dường như, Nam Cao đã đưa người đọc đến một xã hội bất công, không chút tình người, cho ta thấy rõ bản chất và số phận của những người nông dân thực sự. Có lẽ, nó “chuyên chú đến con người” hơn là mang đậm ý nghĩa văn chương. Hoàn toàn khác với “loại văn chương không đáng thờ” chỉ “chuyên chú ở văn chương” dễ nhàm chán và không tạo được dấu ấn trong lòng người đọc. Và có lẽ, cái chết đau đớn hay bản chất của người nông dân như sự tố cáo hay “mũi tên” bắn thẳng vào “trái tim đen tối” của một chế độ phong kiến “hỗn mang”, “thay đổi một thế giời, làm người gần người hơn”. Và đó chính là một bài học đạo đức “tuyệt vời” cho những con người ở thế kỉ XXI hiện nay. Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật thành công, “Lão Hạc” đã để lại cái dư vị sâu sắc dối với bạn đọc. Và Nam Cao - với ngòi bút bậc thầy tinh luyện, ông đau đơn, xót xa như “nhỏ máu” khi để nhân vật tâm huyết của mình phải “tìm đến cái chết trong khi vẫn còn nguyên nguồn sống”. Vậy tại sao lại thế? Thì ra, lão sống suốt đời trong sự vây bủa của cái đói, cái nghèo. Đã nghèo lại góa vợ, lão lâm vào cảnh một thân “gà trống nuôi con”. Không có ruộng cày, toàn bộ gia sản của lão chỉ có con chó - người bầu bạn sớm khuya và ba sào vườn - đủ cho lão bòn mót đủ ăn. Mảnh vườn ấy có được là do vợ lão “cố thắt lưng buộc bụng”, “dè xẻn mãi mới để được ra năm mươi đồng bạc tậu về”. Đó là mảnh vườn còm cõi, hoa màu ít ỏi, chỉ đủ cho lão bòn mót nên lão phải đi làm thuê, làm mướn mới có đủ cái ăn. Đó là tất cả cuộc đời của lão khiến lão phải thốt lên rằng: “cuộc đời như thế chỉ “nhỉnh” hơn cái kiếp con chó”! Và cũng chính từ cái nghèo, cái đói mà người cha như lão đành phải chịu khuất phục trước hạnh phúc của đứa con trai “độc đinh”. Thế rồi, con trai lão quyết chí đi đồn điền cao su để có tiền cho “bõ tức”. Cuộc đời của lão như nhói lên một nỗi đau, một cảnh đời cùng khổ của những người nông dân trước cách mạng Tháng Tám. Cậu con trai duy nhất bỏ lão mà đi khiến lão trơ trọi một mình. Chỉ có con chó Vàng làm bạn sớm tối để lào ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Con chó trở thành “Cậu Vàng”, thành người một nhà của lão. Dường như, lão vẫn không thể nào quên được đứa con trai. Trong kí ức của lão, cậu Vàng là một kỉ vật thiêng liêng, là tài sản của đứa con trai. Có một sợi dây liên lạc rất lạ lùng giữa lão Hạc, cậu Vàng và cậu con trai “vắng mặt”. Cho nên có bao nhiêu tình thương, nỗi nhớ chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão cho nó ăn trong bát sứ, chia sẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với nó như một người bạn thâm giao, tưởng không thể nào có thể xa rời nó. Bởi thế, cái ý định “có lẽ bán con chó” ấy của lão Hạc bao lần chần chừ không thực hiện rồi cuối cùng, cậu Vàng được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bán đi có vẻ là quyết định khó khăn nhất của đời lão. Năm đồng bạc kể ra cũng là “món tiền to”, nhất là giữa thời buổi “đói deo đói dắt thế này”. Nhưng, lão Hạc bán cậu Vàng đi không phải vì tiền mà bởi tình cảnh đói nghèo, khốn quẫn đã buộc lão phải chia tay với nó. “Thóc cao, gạo kém”, sức cùng, lực kiệt, lão đành phải làm như vậy! Cái khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không thể giấu được bộ dàng “cười như mếu và đôi mắt lúc nào cũng ầng ậng nước”. Lão tự nhất mình là kẻ bất nhân, là tên lừa đảo với một con cho vốn “tin yêu của mình”. Có lẽ, đây là giây phút đáu đớn của cuộc đời lão khiến “mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...!”. Cuộc đời lão như dòng nước mắt chảy dài trên những nỗi đau bất lực. Có lẽ, cậu Vàng đã là một “phần nước mắt” nước mắt của lão. Nó tỏa rạng tâm hồn và làm ảnh lên bản chất tốt đẹp trong ông lão nông dân đầy bất hạnh. Vì thế, sau khi bán cậu Vàng, từ túng quấn, lão Hạc bồng chìm xuống như bị ai “vùi dập”. Trong lúc đó, lão “ép” mình phải ăn của chuối, củ sung trong khi vẫn còn tiền. Ông Giáo mời lão ăn khoai và uống nước chè thì lão xin khất. Mọi người giúp đỡ lão thì “lão từ chối như một kẻ hách dịch”. Có lẽ, bản chất của một con người thực sự đã được bộc lộ rõ. Liệu những kẻ vô cảm như Thị - vợ ông Giáo hay tên ăn trộm như Binh Tư và bao người khác nữa có hiểu được những chan chứa trong lòng lão hay không? Cuối cùng, vì lòng tự trọng của mình, lão đã đi đến một hành động như tự giải thoát - cái chết - một cái chết dữ dội và đầy bí ẩn trong khi tài sản vẫn còn. Đặc biệt hơn, trước khi lão chết, lão đã gửi lại toàn bộ tài sản của mình cho ông Giáo, nhờ ông Giáo giữ hộ cho đến khi “thằng con trai lão về”. Tiếp đó, lão xin Binh Tư một ít bả chó. Thành thật, Binh Tư và một số người khác cũng chẳng hiểu lão xin để làm gì hay lão cũng theo gót Binh Tư làm chuyện xấu. Và đáng buồn hơn, hành động đó cũng làm cho một người bạn thân của lão là ông Giáo cũng hiểu nhầm. Vài hôm sau, lão bỗng dưng chết một cách đột ngột, đau đớn thì lúc đó, câu chuyện mới được làm sáng tỏ. Phải chăng, chỉ có cái chết mới trọn đạo làm cha, mới giữ trọn vẹn được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Và cũng đúng hơn, nếu lão sống, lão sẻ phải đánh đổi bằng “tình phụ tử” vun đắp bây lâu, “hụt” đi phần nào số tiền lão dành dụm cho con và đặc biệt hơn, điều đó sẽ phiền lụy đến bà con hàng xóm bởi lão biết, họ cũng chẳng hơn lão được thứ gì, có khi còn khổ hơn lão rất nhiều. Cho nên, chính vì lòng tự tróng, lão bắt buộc phải đi đến cái chết. Dường như cái chết của lão như được báo trước. Lão đã trải qua những chua chát, tủi cực của một kiếp người khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã. Lão chết trong cảnh tượng thảm thương: “Lão đang nằm vật vã ở trên giường, đàu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh lên một cái. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên lão. Lão vật vã hai giờ đồng hồ mới chết.Cái chết thật dữ dội!...”. Bằng những
File đính kèm:
- HSG Van.doc