Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Tác Dân Vận

Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận - công tác vận động quần chúng - là một hệ thống những quan điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người.

Thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở để hình thành tư tưởng về công tác dân vận của Người. Người luôn ý thức “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Hoặc “ở trong xã hội muốn thành công phải có ba điều kiện là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”.

 

Trước lúc đi xa, Bác còn viết trong Di chúc: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Bác nói về việc riêng của Bác: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điểm gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

 

Người coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, nhưng nhân dân cần Đảng dẫn đường. Đảng có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Trong cuốn "Đường Kách Mệnh" (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”. Đó là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết, tập hợp được đông đảo nhân dân. Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận của nhân dân. Người nêu lên một luận đề như một chân lý: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Tác Dân Vận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến”. 
Và Bác nhấn mạnh hậu quả tai hại của căn bệnh này: “Cái lối làm việc như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi, đến chốn”. “Phải thật thà nhúng tay vào việc”. 
Người làm dân vận phải thật thà “nhúng” tay vào việc, tức là làm việc một cách thật sự, phải cùng lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống hàng ngày của quần chúng để thực hiện mục đích của công tác dân vận. Nếu “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” thì làm sao hiểu được dân, làm sao “vận” được dân, làm sao để dân có tự do, hạnh phúc thật sự. 
Thực hiện đường lối của Đảng và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều năm qua công tác dân vận của cả hệ thống chính trị được triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đạt kết quả tốt. 
TTXVN
TƯ TƯỞNG “DÂN VẬN” CỦA HỒ CHÍ MINH – “CẨM NANG” CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN THỜI KỲ MỚI 
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống dân vận của Đảng, 60 năm tác phẩm “Dân vận” của Hồ Chí Minh (lần đầu tiên đăng trên tờ Sự thật, ngày 15/10/1949), càng đọc kỹ tác phẩm này càng thấm thía tầm tư tưởng của Người về công tác quan trọng này trước yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Giữa lúc công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng cam go, quyết liệt, tác phẩm “Dân vận” ra đời. Đó thực sự là một “cẩm nang”, kịp thời chỉ dẫn một cách đầy đủ và sâu sắc cả về mục đích, đối tượng; cả về nhiệm vụ, phương pháp, tính hiệu quả... của công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên; tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể lúc bấy giờ. 
Trước hết, “dân vận”, hiểu theo nghĩa giản dị nhất - chính là công tác tuyên truyền và vận động nhân dân. 
Về hình thức: Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ vỏn vẹn 2 từ), đến dung lượng (chỉ có 573 từ); được diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong súc tích, có tính khái quát cao; cùng một kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ - là phong cách hành văn vốn có của Hồ Chí Minh nên rất dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo.
Về nội dung: Giản dị, ngắn gọn mà không hề sơ lược. Tác phẩm “Dân vận” đã gói ghém một cách đầy đủ và sâu sắc những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác này. 
Về tầm quan trọng của công tác dân vận: Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Từ đó, chúng ta hiểu: Dân vận là cái gốc, là điểm xuất phát của mọi phong trào cách mạng của quần chúng và là sự khởi đầu của mọi thành công. Muốn sự nghiệp cách mạng thành công, trước hết phải biết tuyên truyền và vận động nhân dân - chính là làm tốt công tác dân vận. 
Về mục đích của công tác dân vận: Cái đích chung và cao nhất của sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương trước sau vẫn là “từ dân, vì dân, cho dân”. Để đạt được điều đó, phải xây dựng cho được một nhà nước dân chủ - nhà nước mà trong đó, người dân được thực sự làm chủ cuộc đời mình: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “... ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; đồng nghĩa với mọi người dân đều được sống trong một xã hội mà đời sống vật chất lẫn văn hóa - tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao. Theo đó, tuyên truyền, vận động toàn dân để xây dựng một nền dân chủ thực sự là cái đích cao nhất mà công tác dân vận hướng tới. 
Về bản chất của công tác dân vận: Theo Hồ Chí Minh, thực chất hay bản chất của công tác dân vận, chính là nhằm “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho...”. Nghĩa là phải tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng. 
Về lực lượng làm công tác dân vận: Chỉ rõ ai là người làm công tác dân vận, Hồ Chí Minh viết: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v..) đều phải phụ trách dân vận”. Như vậy, lực lượng làm công tác dân vận - theo Hồ Chí Minh - không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh tập thể trong các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận. 
Về cách thức, phương pháp làm công tác dân vận: Trong nội dung này, Hồ Chí Minh tập trung chỉ rõ những phương thức, cách thức, cũng đồng thời là các yêu cầu cụ thể của công tác dân vận. Đó là: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. 
- Óc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự động não của người làm công tác dân vận. Hoạt động dân vận trước hết chính là tham gia tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng. Để việc tổ chức đạt hiệu quả cao, rõ ràng bên cạnh am hiểu thực tế phải có sự hiểu biết về lý luận. Với người cán bộ dân vận, đó là lý luận của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm vững lý luận và dựa trên thực tiễn để suy nghĩ ra những phương pháp, cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng; tức là óc phải luôn luôn suy nghĩ để không chỉ biết đúng, sai, mà còn biết cách làm và làm như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả.
- Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Nhưng không phải “nhìn” chỉ để mà nhìn. Mà phải có sự nhạy cảm, tinh tế trong việc quan sát, từ đó kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tượng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng và tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước những đề xuất, kiến nghị; từ đó có các giải pháp đúng đắn để đưa phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Điều này cũng gián tiếp cho thấy, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận, phải thường xuyên sâu sát cơ sở. Vì chỉ có sát cơ sở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấn đề. Theo đó, muốn vận động quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải “mục sở thị” được các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận. 
- Tai nghe: Đây là một phương pháp khoa học của công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh, cùng với “óc nghĩ”, “mắt trông”, người làm công tác dân vận còn phải đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe dân nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã hiểu gì, hiểu đến mức thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu... làm cơ sở để báo cáo với cấp trên; còn bản thân mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều chỉnh khi thực thi công tác dân vận. Tuy nhiên, để nghe đúng và chính xác, phải có thái độ khách quan và tinh thần cầu thị khi tiếp xúc với nhân dân thì nhân dân mới tin tưởng và sẵn sàng nói ra những suy nghĩ, nguyện vọng của mình cũng như phản ánh đúng thực trạng của cơ sở.
- Chân đi: Chỉ có đi mới thấy, mới nghe, mới biết, và mới truyền đạt được những điều cần tuyên truyền, vận động với dân. Đi để gần dân, sát dân, chính là giúp người làm dân vận không xa rời và lạc hậu với thực tiễn sinh động của cơ sở. “Chân đi” cũng là thể hiện sự xông xáo, nhiệt tình của người cán bộ, đảng viên dân vận đối với các địa bàn làm “dân vận”. Và càng đi, người làm công tác này càng có dịp nhìn xa trông rộng, nghe nhiều, cập nhật được những việc, những vấn đề mới mẻ của cuộc sống; thôi thúc họ nghĩ nhiều, từ đó mà làm nhiều, đi kịp và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong công tác dân vận. 
- Miệng nói: Không chỉ nghe dân nói, mà cán bộ dân vận phải biết nói cho dân nghe. Đó là nói để dân biết, dân hiểu rõ các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước; nói để dân hiểu được quyền lợi và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội... của mình. Để dân có thể tiếp thu và hiểu được mà thực hiện, phải tuyên truyền bằng miệng và phải có cách nói để có sức truyền cảm và thuyết phục, từ đó mà dân hiểu, dân tin. 
- Tay làm: Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Đó chính là gắn “ngôn” với “hành” (lời nói đi đôi với hành động). Đây là một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt của một vấn đề này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ dùi”. Người chỉ rõ: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”. Người cũng từng nhấn mạnh rằng, nói về đạo đức đi đôi với thực hành bằng đạo đức, coi trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả của công việc làm thước đo đạo đức: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình...”. Người cũng từng cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và lòng tin của dân đối với Đảng không phải lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trực tiếp nhất là ở tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân, đặc biệt là những người có chức có quyền. “Dân vận không chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước hết là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. 
Cuối cùng, để phát huy hiệu quả của công tác dân vận, Hồ Chí Minh chỉ ra những kinh nghiệm: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra 

File đính kèm:

  • docTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN.doc