Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nắm vững 4 điểm trọng yếu:
I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
II.VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC. CHỦ NGHĨA DUY VẬT (CNDV) VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM (CNDT) TRIẾT HỌC.
III.PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG.
IV. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
NỘI DUNG
I. TRIẾT HỌC (phylosophy) LÀ GÌ?
1. Triết học và đối tượng của triết học
1.1- Khái niệm triết học & nguồn gốc của triết học
1.1.1- Khái niệm triết học
- Triết học ra đời từ bao giờ, ở đâu?
Triết học ra đời khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại: ở cả phương Đông (An độ, Trung Quốc) và phương Tây (Hy Lạp), khi xã hội bắt đầu có sự phân chia thành giai cấp.
i trường là mâu thuẫn bên ngoài của sinh vật đó. * Lưu ý : Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong với mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét. (xem tr 278 giáo trình Triết học). 3.1.2. Quan hệ biện chứng giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài – Bất kì sự vật nào cũng tồn tại đồng thời mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài nó, chúng không thể tách rời nhau (vì không có sự vật nào không vận động, và không có sự vật nào tồn tại biệt lập, cô lập). – Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài có tác động ảnh hưởng quan trọng tới sự vận động và phát triển của sự vật. Giải quyết mâu thuẫn bên trong là quyết định. Giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện cho việc giải quyết mâu thuẫn bên trong. – Việc giải quyết mâu thuẫn này đồng thời cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho việc giải quyết loại mâu thuẫn kia. Song mâu thuẫn bên ngoài muốn phát huy được tác dụng, nhất thiết phải thông qua mâu thuẫn bên trong. – Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong với mâu thuẫn bên ngoài, có tính chất tương đối. 3.1.3. Từ quan hệ biện chứng giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, ta rút ra bài học : – Trong học tập, tự học (giải quyết mâu thuẫn bên trong) giữ vai trò quyết định, đồng thời coi trọng sự tác động của thầy và bạn (mâu thuẫn bên ngoài). – Trong rèn luyện nhân cách, tự phê bình là chính, đồng thời coi trọng sự phê bình của người khác. – Trong mọi công việc, tự quyết định, tự lực cánh sinh là chính, đồng thời coi trọng việc lắng nghe ý kiến của người khác, coi trọng sự ngoại viện. 3.2. Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, người ta chia ra mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. – Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Nó quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Thí dụ : sự tác động qua lại giữa đồng hoá và dị hoá, giữa thiện và ác, giữa điều chưa hiệu biết và yêu cầu được hiểu biết, … là những mâu thuẫn cơ bản của cuộc đời mỗi người. – Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưngcho một phương diện nào đó của sự vật. Nó không quy định bản chất của sự vật, mà chỉ quy định sự vận động và phàt triển ở một mặt nào đó của sự vật. Thí dụ : Mâu thuẫn (tâm lí, thể chất) của tuổi dạy thì. – Mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. 3.3. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, người ta phân ra thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. – Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. Giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn, và làm cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới của mình. Mâu thuẫn chủ yếu chính là mâu thuẫn cơ bản hay tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản, nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là tạo điều kiện đển từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản. – Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật. Nó phụ thuộc vào mâu thuẫn chủ yếu, nên không đóng vai trò chi phối sự vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn thứ yếu cũng góp phân vào việc giải quyết từng bước mâu thuẫn chủ yếu. Thí dụ : Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nước ta tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa nhân ta với thực dân Pháp và bè lũ tay sai đầu sỏ. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. Trong hai mâu thuẫn đó, mâu thuẫn đầu là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn sau là mâu thuẫn thứ yếu. Giải quyết mâu thuẫn đầu sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết mâu thuẫn sau. Giải quyết phần nào đó mâu thuẫn sau (giảm tô, giảm tức…) góp phần thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn đầu. 3.4. Trong lĩnh vực xã hội, căn cứ vào tính chất của quan hệ lợi ích, còn phân thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. – Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tập đoàn người, các xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Thí dụ : mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa dân tộc bị xâm lược với kẻ xâm lược, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. – Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, nhưng đối lập nhau về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Thí dụ : mâu thuẫn giữa công nhân với nông dân, giữa các bộ phân trong giai cấp công nhân… – Giải quyết mâu thuẫn đối kháng bằng phương pháp đối kháng (bằng bạo lực hay chung sống hoà bình vừa hợp tác vừa đấu tranh, tuỳ theo mức độ xung đột, tương quan lực lượng giữa các bên, tuỳ theo thời chiến hay thời bình). Giải quyết mâu thuẫn không đối kháng (hay còn gọi là mâu thuẫn trong nội bộ nhân nhân) bằng phương pháp trong nội bộ nhân dân (tự phê bình và phê bình, xử lí hành chính, xét xử theo luật định). Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có thể chuyển hoá cho nhau. 4. Ý nghĩa phương pháp luận – Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cũa sự vận động và phát triển của sự vật, nên muốn giải quyết bất kì vấn đề gì, việc đầu tiên là phát hiện cho được mâu thuẫn của sự vật và phân tích mâu thuẫn đó. Thí dụ : Chất lượng đào tạo ở bậc đại học hiện nay đang thấp xa so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XNCH. Phải tìm cho ra những mâu thuẫn chủ quan và khách quan của tình trạng đó. (tựa như giai đoạn chẩn đoán bệnh). – Bằng thực tiễn, bắt tay vào giải quyết mâu thuẫn, chứ không được né tránh, xoa dịu, “đập dập” mâu thuẫn. (tựa như giai đoạn chữa bệnh). Giải quyết mâu thuẫn tuỳ thuộc vào loại mâu thuẫn, vào điều kiện “chính muồi” của mâu thuẫn, vào lực lượng, phương tiện … giải quyết mâu thuẫn. Cần nhớ lời dạy của Lênin : “Phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể là bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Marx”. III. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH (Negation of the negation) 1. Phủ định biện chứng Phủ định trong ngôn ngữ đời thường, có nghĩa là bác bỏ, không chấp nhận một cái gì đó. Thí dụ : Phủ định “có” = không. Phủ định A = . Phủ định theo nghĩa thông thường đối với một sự vật là chấm dứt sự phát triển của nó. Thí dụ : bão lụt làm cây bị ngập nước, chết. Con người giết súc vật để ăn thịt. Nếu thực hiện hai lần phủ định liên tiếp một sự vật, thì sự vật đó lại trở về đúng trạng thái ban đầu. Thí dụ : Phủ định (+A) = (–A). Phủ định tiếp : – (– A) = (+ A). Trong ngôn ngữ thông thường, để nhấn mạnh việc phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó, ta có thể diễn đạt, chẳng hạn : “Tôi không thể không thực hiện nhiệm vụ này”. 1.1. Phủ định biện chứng là gì ? Là phạm trù triết học, dùng để sự thay the sự vật cu bằng sự vật mới trong quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật. Sự vật mới thay thế sự vật cũ được thực hiện bằng cách bảo tồn hay kế thừa có lọc bỏ mặt tích cực ,gạt bỏ mặt tiêu cực, lạc hậu của sự vật cũ, đồng thời bổ sung nhân tố tích cực mới cho phù hợp với hiện thực. 1.2. Phủ định biện chứng khác phủ định thông thường như thế nào ? – Phủ định thông thường (tức phủ định trong ngôn ngữ đời thường – xem đoạn trên) là phủ định “sạch trơn”, là sự phủ định từ bên ngoài, là chấm dứt sự phát triển của sự vật bị phủ định. – Phủ định biện chứng là phủ định từ bên trong sự vật, do chính sự vật tự thân phủ định (bởi nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, do kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của nó). Phủ định biện chứng khiến sự vật cũ được thay thế bởi sự vật mới. Sự vật mới không thể ra đời từ hư vô, mà xuất phát từ sự vật cũ, bảo tồn mặt tích cực, gạt bỏ mặt tiêu cực của sự vật cũ, bổ sung thêm mặt tích cực mới, nên phủ định biện chứng vừa là phủ định, vừa là khẳng định. Bản thân sự phủ định biện chứng vừa có tính khách quan, vừa có tính kế thừa. Phủ định biện chứng là mắt khâu của sự phát triển, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới, là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển. Bất kì sự vật nào (kể cả con người) muốn phát triển, cũng đều phải đi từ chỗ khẳng định mình đến chỗ phủ định mình, sự khẳng định và phủ định đó luôn xen kẽ nhau trong quá trình phát triển của sự vật, khiến sự vật không ngừng phát triển. (S/v tự rút ra bài học phương pháp luận cho bản thân. Nếu không tự khẳng định mình và không tự phủ định mình thì hậu quả sẽ ra sao ? ). 2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định 2.1. Các thí dụ : SỰ VẬT A (A tự khẳng định. Trong A tồn tại hai mặt đối lập : khẳng định và phủ định). PHỦ ĐỊNH LẦN 1 (thành B) (Trong quá trình phát triển, A tự phủ định thành B. Nói cách khác : B phủ định A. B trở thành mặt đối lập của A). PHỦ ĐỊNH LẦN 2 (thành A’) (B tiếp tục tự phủ định thành A’. Nói cách khác : A’ phủ định B, tức phủ định cái phủ định A, khiến A’dường như lặp lại A, nhưng với chất và lượng mới. HẠT THÓC với điều kiện thích hợp, tự phủ định mình, nảy mầm phát triển thành cây lúa. CÂY LÚA phủ định hạt thóc, tiếp tục tự phủ định để phát triển, đâm bông kết hạt mới. HẠT THÓC MỚI (lượng nhiều và khác chất so với hạt thóc ban đầu) phủ định cây lúa, hay phủ định cái phủ định hạt thóc ban đầu. Xã hội Cộng sản nguyên thuỷ không phân chia giai cấp, không có nạn người bóc lột người. Các xã hội Chiếm nô, Phong kiến, TBCN có phân chia giai cấp, dựa trên cơ sở người bóc lột người. Xã hội Cộng sản văn minh sẽ không còn phân chia giai cấp, không còn nạn người bóc lột người. A – A (– A)2 (Thí dụ của Engels) Triết học duy vật thô sơ. Triết học duy tâm. Triết học duy vật biện chứng. 2.2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định : – Bất kì sự vật nào cũng tự khẳng định mình, và là thể thống nhất của các mặt đối lập (khẳng định và phủ định). Trong quá trình phát triển của sự vật, các mặt đó đấu tranh với nhau làm cho sự vật ban đầu tự phủ định mình, tạo ra sự vật mới thay thế. Sự vật mới được tạo thành trên cơ sở khẳng định (tức kế thừa hay bảo tồn
File đính kèm:
- Tieu luan.doc