Tìm hiểu về Nhà Trần (1225 - 1400)

Trần Cảnh sinh năm Mậu Dần (1218) cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng.

Nhờ Trần Thủ Ðộ thu xếp. Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225), lên làm vua, lấy niên hiệu là Trần Thái Tông. Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy Thái Tông đã được 12 năm, tức là đã 19 tuổi mà vẫn chưa có con, trong khi triều Trần cần kíp phải có Hoàng tử. Bởi vậy Trần Thủ Ðộ bắt vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Thánh giáng xuống làm công chúa, rồi đem người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên vợ của Trần Liễu đã có thai vào làm Hoàng hậu, Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Trần Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Ðộ đem quần thần tới đón về. Trần Thái Tông từ chối, nói rằng: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nói mãi không chuyển. Thủ Ðộ ngoảnh lại nói với các quan: Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đấy

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Nhà Trần (1225 - 1400), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thuỷ tổ phái Thiền Trúc Lâm, Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thật sự là một triết gia lớn của Phật thể hiện được đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo.
Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hoà trong con người Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã. 
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân 1308 tại am Ngoạ Vân, núi Yên Tử (Ðông Triều, Quảng Ninh).
♦ Hưng Ðạo Ðại Vương - Trần Quốc Tuấn:
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh quân sự cổ kim của thế giới. Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào. Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, 3 lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ 2, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Ba lần chống giặc các vua Trần đều giao cho ông quyền thiết chế. (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng thương yêu ông. Ðạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư. Binh thư yếu lược và vạn kiếp tống bí truyền thư để răn dậy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết hịch “Hịch tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy họ bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc “Ðại bút”. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo lên những trận Bạch Ðằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ, cho nên, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn. 
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300 ) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Ðạo Vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chọn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng trồng cây như cũ. Vua gia phong cho chức Hưng Ðạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.
♦ Thượng tướng, Thái sư - Trần Quang Khải:
Trần Quang Khải (1244-1294), là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh Ðại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), Ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Nhân Tông, Trần Quang Khải  được cử làm Thượng thái sư, nắm toàn quyền nội chính, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đã chỉ huy quân Trần đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285).
Bên cạnh năng lực quân sự, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí không nhỏ trong văn học sử Việt Nam. Ông là tác giả “Lạc Ðạo” đã thất truyền và theo lời bình của Phan Huy Chú, thơ ông “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”. 
Trần Quang Khải, một cuộc đời lớn, vừa làm chủ tướng, vừa làm tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ.
♦ Chiêu Văn Vương - Trần Nhật Duật:
Trần Nhật Duật (1253-1330), con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái uý quốc công với Chiêu Văn đại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và “sớm lộ thiên tri”, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người. Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để thành tài. Vì vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị vương còn vang dội cả nước ngoài do hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học biết tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những chỉ sử dụng thành thạo những ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó kể cả phong tục, tập quán của họ. Ðối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.
 ♦ Trần Anh Tông (1293-1314): 
Niên hiệu: Hưng Long.
Vua Nhân Tông có ba người con: Anh Tông Thuyên, Huệ võ vương Quốc Chẩn và công chúa Huyền Trân. Năm Quý Tỵ (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên sinh năm Bính Tý (1276) lên làm vua lấy hiệu là Anh Tông. Năm Giáp Dần (1314) Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh rồi về làm Thái thượng hoàng ở phủ Thiên Trường đến năm Canh Thân (1320) thì mất. Anh Tông trị vì 21 năm thọ 54 tuổi.
 ♦ Trần Minh Tông (1314-1329): 
Niên hiệu: 
- Ðại Khánh (1314-1323); 
- Khai Thái (1324-1329).
Năm Giáp Dần (1314) Thái tử Mạnh, sinh năm Canh Tý (1300) lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Tông. Minh Tông có lòng nhân hậu, hay thương người nhưng xét việc chưa minh. Năm Ất Mão (1315) vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau. Năm Quý Hợi (1323), mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên vua Minh Tông đã có dưới trướng mình những kẻ hiền thần như Ðoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Ngạn, Chu Văn An giúp rập. Tuy nhiên do quá tin vào bọn nịnh thần, vua giết oan Huệ võ vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, đồng thời là Quốc trượng (bố vợ) mình. Trần Quốc Chẩn thân sinh ra Hoàng hậu Lê Thánh (vợ Minh Tông). Ông có công mấy lần đánh tan quân Chiêm Thành gây hấn. Như vì lúc ấy Hoàng hậu chưa sinh Hoàng tử nên trong việc chọn Thái tử triều thần phân ra làm hai phái chủ trương trái ngược nhau: một phái do Trần Quốc Chẩn đứng đầu muốn chờ Hoàng hậu sinh con trai rồi sẽ lập Thái tử. Một phái do Văn Hiến hầu Trần Khắc Chung xin lập Hoàng tử Vượng là con một quý phi làm Thái tử. Việc chưa ngã ngũ thì Văn Hiến Hầu cho tên Trần Nhạc là đầy tớ của Trần Quốc Chẩn 100 lạng vàng, xui nó vu cáo Quốc Chẩn mưu làm phản. Vua Minh Tông liền bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tư Phúc. Nhân đó Trần Khắc Chung xin vua trừ Quốc Chẩn đi, lấy cớ : “bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông nghe theo, không cho Quốc Chẩn ăn uống gì cả. Biết cha mình khát, Hoàng hậu Lê Thánh phải lấy áo nhúng nước mặc vào rồi vắt ra cho uống, cuối cùng Quốc Chẩn bị chết. Sau có người vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả tố cáo sự thật. Nỗi oan được giải nhưng một trung thần đã chết. Minh Tông làm vua đến năm Kỷ Tỵ (1329) thì nhường ngôi cho Thái tử Vượng, về làm Thái thượng hoàng.
 ♦ Trần Hiển Tông (1329-1341):  
Niên hiệu: Khai Hưu.
Thái tử Vượng sinh năm Kỷ Mùi (1319), mới 10 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Hiển Tông. Hiển Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Ðà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận.
Hiển Tông làm vua đến năm Tân Tị (1341) thì mất, ở ngôi được 13 năm, thọ 23 tuổi.
 ♦ Trần Dụ Tông (1341-1369): 
Niên hiệu: 
- Thiệu Phong (1341-1357); 
- Ðại Trị (1358-1369).
Hiển Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiển Tông vương, Cung Túc vương Dục, Cung Ðịnh vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương Nguyên Trạch, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính.
Hiển Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên là Hạo, sinh năm Bính Ngọ (1336) lên làm vua, hiệu là Dụ Tông. Những năm đầu mọi việc quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị còn có nền nếp. Từ năm 1358 trở đi, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè, kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Văn An dâng “thất trảm sớ”, xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Đã thế vua Dụ Tông ham chơi bời, rượu chè, xây cung điện để đánh bạc, mở tiệc bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống 100 thăng thì thưởng cho 2 trật... khiến cho triều đình thối nát, loạn lạc nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trăm bề.
Bên ngoài nhà Minh mới đánh bại nhà Nguyên còn bận sửa sang việc nước chưa dòm ngó đến Ðại Việt. Trái lại, Chiêm Thành thấy nhà Trần suy yếu, có ý coi thường, muốn đòi lại đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thăng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.
Năm Kỷ Dậu (1469) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Ðịnh vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua. Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu cùng Cung Ðịnh vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thế bỏ trốn lên mạn Ðà Giang. 
Trước tình hình nội chính rối ren, các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ 

File đính kèm:

  • doc5- Nhà Trần(1225-1400).doc
Giáo án liên quan