Tìm hiểu Lịch sử về Thời Hậu Trần (1407 - 1413)

Trương Phụ bắt được cha con Hồ Quý Ly đem về Kinh Lăng. Quý Ly bị giam cầm một thời gian rồi đầy đi làm lính ở Quảng Tây, còn con cháu và tướng sĩ thì được tha, nhưng phải ở lại đất Trung Quốc. Vua Minh còn truyền lệnh cho Trương Phụ bắt thêm những người có tài văn võ, giỏi toán pháp, thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, kể cả những lực điền mặt mũi khôi ngô, gân guốc khoẻ mạnh của Ðại Việt đưa sang Kim Lăng ban thưởng phẩm hàm và sử dụng họ. Như vậy chân tướng xâm lược của vua quân nhà Minh đã được phơi bày. Chúng chương cờ “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn xâm lược. Kết thúc màn kịch này, nhà Minh giả treo bảng gọi con cháu nhà Trần (nhằm bắt giết họ) .

Ngay khi ấy nhà Minh chia nước ta làm 17 phủ, 5 châu bổ nhiệm quan cai trị.

Thời gian này có Giản Ðịnh vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông chạy giặc đến vùng Yên Mỗ (Ninh Bình) tập hợp bộ hạ xưng là Giản Ðịnh hoàng đế dấy binh chống lại nhà Minh, khôi phục triều Trần. Nhưng vì quân Trần mới tuyển mộ chưa kịp qua trận mạc nên bị quân Minh đánh thua, phải chạy vào Nghệ An. May nhờ có Ðặng Tất, quan nhà Trần cũ đã ra hàng Nhà Minh đang làm chi châu ở Hoá Châu đem quân ra Nghệ An giúp sức. Rồi Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ, những tướng giỏi, cùng đem quân theo phò Giản Ðịnh Ðế. Ðịa bàn của vua Trần được mở rộng từ Nghệ An trở vào. Từ đây, tháng Chạp năm Mậu Tý (1408) Giản Ðịnh Ðế hội tất cả quân Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến đánh Ðông Ðô. Ðến Ninh Bình, các quận thuộc và hào kiệt, các nơi theo về rất đông

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Lịch sử về Thời Hậu Trần (1407 - 1413), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời Hậu Trần
Nhà Hậu Trần trị vì đất nước ta được 7 năm (1407-1413), trải qua 2 đời vua, bao gồm:
- Giản Định Đế (1407-1409)
- Trùng Quang Ðế(1409 - 1413) 
 ♦ Giản Ðịnh Ðế (1407-1409): 
Niên hiệu: Hưng Khánh.
Trương Phụ bắt được cha con Hồ Quý Ly đem về Kinh Lăng. Quý Ly bị giam cầm một thời gian rồi đầy đi làm lính ở Quảng Tây, còn con cháu và tướng sĩ thì được tha, nhưng phải ở lại đất Trung Quốc. Vua Minh còn truyền lệnh cho Trương Phụ bắt thêm những người có tài văn võ, giỏi toán pháp, thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, kể cả những lực điền mặt mũi khôi ngô, gân guốc khoẻ mạnh của Ðại Việt đưa sang Kim Lăng ban thưởng phẩm hàm và sử dụng họ. Như vậy chân tướng xâm lược của vua quân nhà Minh đã được phơi bày. Chúng chương cờ “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn xâm lược. Kết thúc màn kịch này, nhà Minh giả treo bảng gọi con cháu nhà Trần (nhằm bắt giết họ) .
Ngay khi ấy nhà Minh chia nước ta làm 17 phủ, 5 châu bổ nhiệm quan cai trị.
Thời gian này có Giản Ðịnh vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông chạy giặc đến vùng Yên Mỗ (Ninh Bình) tập hợp bộ hạ xưng là Giản Ðịnh hoàng đế dấy binh chống lại nhà Minh, khôi phục triều Trần. Nhưng vì quân Trần mới tuyển mộ chưa kịp qua trận mạc nên bị quân Minh đánh thua, phải chạy vào Nghệ An. May nhờ có Ðặng Tất, quan nhà Trần cũ đã ra hàng Nhà Minh đang làm chi châu ở Hoá Châu đem quân ra Nghệ An giúp sức. Rồi Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ, những tướng giỏi, cùng đem quân theo phò Giản Ðịnh Ðế. Ðịa bàn của vua Trần được mở rộng từ Nghệ An trở vào. Từ đây, tháng Chạp năm Mậu Tý (1408) Giản Ðịnh Ðế hội tất cả quân Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến đánh Ðông Ðô. Ðến Ninh Bình, các quận thuộc và hào kiệt, các nơi theo về rất đông.
Hay tin ấy Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang phối hợp với quân Ðộ Trường là Lữ Nghị quyết một phen sống mái. Quân Minh đến bến Bô Cô thì gặp quân Trần. Một trận đánh ác liệt đã xảy ra. Vua Giản Ðịnh tự cầm trống thúc quân, tướng sĩ nhà Trần tả xung hữu đột, phá được quân Minh, chém được Lữ Nghi, đuổi Mộc Thạnh đến thành Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Hà). Vua Giản Ðịnh muốn thừa thắng đánh tràn ra lấy Ðông Quan (Ðông Ðô), nhưng tướng Ðặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân ngăn lại, muốn quân các lộ về hội đủ mới có thể đè bẹp được giặc. Vua Giản Ðịnh không nghe là phải lại nghe lời gièm pha nên đem Ðặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân giết đi. Quân Trần thấy vua giết những người có công, chán nản, nhiều người bỏ trốn. Con Ðặng Tất là Ðặng Dung, con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, thấy thân phụ bị giết đều bỏ vua Giản Ðịnh, đem quân về Thanh Hoá rước Trần Quý Khoáng vào La Sơn (Hà Tĩnh), tôn lên làm vua hiệu là Trùng Quang.
 ♦ Trùng Quang Ðế (1409 - 1413): 
Niên hiệu: Trùng Quang.
Ngay sau khi được tôn lên làm vua, Trần Quý Khoáng sai tướng là Nguyễn Suý ra đánh, bắt được Giản Ðịnh đem về Nghệ An, Quý Khoáng tôn Giản Ðịnh lên làm Thái thượng hoàng cùng lo việc khôi phục cơ nghiệp họ Trần. 
Lúc này vua Minh thấy Mộc Thạnh bại trận liền sai Trương Phụ và Vương Hữu đem đại binh sang cứu viện. Quân Trần do Thượng Hoàng Giản Ðịnh đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang), vua Trùng Quang đóng ở Bình Than lo việc chống giặc. Trương Phụ tiến đánh, Giản Ðịnh chống không nổi, đem binh thuyền chạy đến Mĩ Lương (Nho Quan, Ninh Bình) thì bị bắt, giải về Kim Lăng. Cánh quân của Trùng Quang cũng bị thua phải bỏ Bình Than chạy vào Nghệ An, Trương Phụ đánh Nghệ An, Trùng Quang phải chạy vào Hoá Châu. Vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu ra mắt Trương Phụ xin cầu phong. Trương Phụ liền bắt Nguyễn Biểu.
Năm Quý Tỵ (1413) khi quân Trương Phụ đến Nghệ An, cha con Thái phó nhà Hậu Trần là Phạn Quý Hữu và Phạn Quý Liên xin ra hàng, tiết lộ tất cả nội tình và nơi ẩn nấp của vua Trần. Bởi vậy Trương Phụ quyết định tiến vào Hoá Châu mặc Mộc Thạnh can ngăn. Tháng chín năm ấy, quân Trương Phụ vào đến Thuận Hoá. Quân Trần do Ðặng Dung chỉ huy đã vào được thuyền của Trương Phụ toan bắt sống hắn. Nhưng do không biết mặt, nên Trương Phụ kịp nhẩy xuống sông, lấy thuyền con chạy thoát, sau đấy biết quân Trần rất ít, Trương Phụ huy động lực lượng lớn tiến đánh. Ðặng Dung không chống nổi phải bỏ chạy. Từ sau trận thua ấy, Vua Trùng Quang và các tướng Trần phải ẩn nấp trong rừng và đều bị bắt giải về Trung Quốc. Giữa đường vua Trùng Quang Trần Quý Khoáng và tướng Ðặng Dung nhẩy xuống biển tự tử. 

File đính kèm:

  • doc7- Thời Hậu Trần(1407- 1413).doc