Tiểu luận Triết học cổ điên đức

MỤC LỤC

 Trang

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

1.1. Tiền đề xuất hiện triết học cổ điển Đức

1.2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

Chương 2: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA I.KANT

2.1. Thời kỳ tiền phê phán và những tư tưởng triết học khoa học tự nhiên

2.2. Thời kỳ phê phán và những quan điểm triết học cơ bản

Chương 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CANTƠ

3.1. Triết học nhận thức

3.2 Triết học thực tiễn

Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Triết học cổ điên đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xây dựng một hệ thống triết học theo quan điểm duy tâm phê phán tiên nghiệm, Hệ thống triết học đó được Cantơ trình bày chủ yếu trong bộ ba tác phẩm :
 Phê phán lý tính thuần tuý (1781)
 Phê phán lý tính thực tiễn (1788)
 Phê phán năng lực phán đoán (1790)
Chương 3: Nội dung cơ bản của triết học cantơ
3.1. Triết học lý luận
 	Triết học lý luận của Cantơ đề cập đến những vấn đề nhận thức luận và logíc học với mục đích xây dựng một nền tảng thế giới quan mới cho con người, xác định giới hạn và đối tượng của tri thức con người, hay theo cách đặt vấn đề của Cantơ là giải đáp vấn đề tôi có thể biết được cái gì?
 	Triết học nhận thức chủ yếu là xây dựng lý thuyết tiên nghiệm; tri thức và khả năng (giới hạn) của các loại tri thức.
3.1.1. Thuyết hai thế giới và quan niệm về nhận thức
 	Tiền đề cho bộ ba tác phẩm “triết học phê phán “ của Cantơ là thuyết hai thế giới : Thế giới vật tự nó (Ding and Sich) và thế giới hiện tượng (fonomen).
3.1.1.1. Thuyết hai thế giới
Cơ sở tư tưởng của sự hình thành quan niệm “vật tư do”:
a) Vấn đề quan hệ giữa tư tưởng và hiện thực vẫn luôn là vấn đề phức tạp, nó như một câu hỏi treo trước nhà triết học.Trong khi các nhà khoa học và triết học chưa có ý kiến thống nhất, khoa học và thần học đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề đó thì Cantơ nghiêng về phía cho rằng hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực khác nhau, không liên quan đến nhau.
b) “Do hạn chế về khoa học, Engen nhận định sự hiểu biết của loài người về thế giới cho đến nay vẫn còn quá vụn vặt, mơ hồ, đến nỗi đằng sau mỗi sự vật tự nhiên ấy, người ta vẫn có thể cho rằng có một “vật” tự do bí ẩn đặc biệt nữa”. Chưa vượt qua tầm nhìn đương đại, Cantơ cũng quan niệm như vậy. Cantơ coi “cái vật tự do bí ẩn đặc biệt” ở đằng sau mỗi sự vật đó là “cái căn nguyên”, “cái tồn tại thực sự”, là “bản chất” của vật chất, bản chất của thế giới.
c) Dựa vào Thuyết động lưc học Cantơ cho rằng chính cái vật tự do bí ẩn ở đằng sau sự vật chính là cái tạo ra “lực vận động” như là một nguyên nhân đầu tiên của vật chất, của vận động-cái tinh thần của tinh thần, cái đó tự nó tồn tại. Và cantơ đi đến kếtl luận: rõ ràng là có vật tự do.
 	 Cantơ viết: “tôi gọi vật tự nó là khái niệm đang nghi ngờ nhưng nó tồn tại khách quan và không thể nhận thức được bằng mọi cách. Khái niêm vật tự nó nghĩa vật cần phải được nhận thức không phải như đối tượng cảm tính mà như vật tồn tại tự nó”.
 	Thế giới vật tự nó:
 	Vật tự nó theo quan niệm cua Cantơ có thể hiểu theo ba nghĩa sau:
1. Là vật khách quan, tự nó tồn tại, ở bên ngoài con người, con người không biết gì về nó.
2. Vật tự nó là căn nguyên của thế giới, là cái tồn tại thực sự, là bản chất của thế giới, tinh thần của tinh thần.
3. Vật tự nó còn ám chỉ những những chuẩn mực, những lý tưởng của mọi sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người không thể đạt tới được, nhưng nó là những điều mà con người hằng mong ước: Tự do, linh hồn bất tử, Thượng Đế. Đây là lĩnh vực thuộc đối tượng của tín ngưỡng, của niềm tin.
 	Thế giới hiện tượng:
 	Thế giới hiện thực trong lĩnh vực muôn màu muôn vẻ của nó như đất nước, sông núi, cỏ cây,và những quy luật dẫn dắt mọi quá trình của thế giới đó,theo Cantơ, là những cái đang tộn tại dưới dạng hình thức (hiện tượng) của thể giới vật tự nó. Thế giới đó biểu hiện ra như chúng ta thấy là do “tác động” thế giới vật tự nó đến khả năng cảm giác tiên nghiệm của chúng ta, gây nên những biểu tượng, những biểu tượng đó qua kinh nghiệm của chủ thể nhận thức mà xây dựng nên những hình dạng như chúng đang tồn tại trong hiện thực. Cantơ viết rằng, “giác tính, bằng khả năng tổng hợp của mình, thông qua các khái niệm hay các phạm trù mà sáng tạo ra giới tự nhiên với các hiện tượng đa dạng, phong phú như nó đang tồn tại. Mọi hiện tượng của giới tự nhiên phải chịu sự chi phối của các phạm trù lý tính”. Nói cách khác, thế giới hiện tượng này chính là thế giới bề ngoài của thế giới vật tự nó, là phần biểu hiện “ vật chất” của thế giới tinh thần. 
 	Lý do vật tự nó là không thể nhận thức được:
Vào thời đại của Cantơ, nhiều nhà tư tưởng thừa nhận sự tồn tại của Thượng Đế, song họ không xác định được một cách thống nhất bản chất và vai trò của Thượng Đế trong thế giới hiện thực. Đó là chỗ yếu của cả thần học và triết học duy tâm nói chung để các nhà vô thần phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế. Để cứu vãn tinh thần duy tâm, Cantơ đã coi Thượng Đế không phải cái gì khác mà, đó là cái tự do, là linh hồn bất tử, là vật tự nó - nghĩa là Thượng Đế cái tự nó tồn tại, con người không giải thích được và cũng không thể biết được.
1. Nếu khẳng định, mọi tri thức đều là sự phản ánh các sự vật của khách quan thì phải thì phải thừa nhận mọi khoa học đều chỉ dựa trên những tri thức đơn nhất, ngẫu nhiên.
2. Nếu đòi hỏi mọi tri thức khoa học đạt đến tính phổ quát và tất yếu thì phải thừa nhận, nguồn gốc của khoa học (triết học) không phải là sự phản ánh thế giới khách quan; tri thức đó chính là kết quả của sự sáng tạo của riêng trí tuệ con người.
 	Đứng trước sự lựa chọn trên, Cantơ lập luận: Từ trước tới nay người ta cho rằng, “mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật (quan điểm nhận thức luận duy vật-N.V.H). Tuy nhiên, trên thực tế mọi ý đồ thông qua khái niệm để xác lập một cái gì đó tiên nghiệm về các sự vật thì đều thất bại. Vì thế, có lẽ, giải quyết nhiệm vụ cơ bản của triết học sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta xuất phát từ luận điểm: “Các sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta” (nhận thức tiên nghiệm duy tâm-N.V.H). Điều này sẽ đáp ứng tốt hơn cái việc mà triết học đòi hỏi là phải có được tri thức tiên nghiệm về vật tự nó”.
 	Như vậy, với ý đồ xây dựng nền tảng tri thức tiên nghiệm của khoa học (triết học), cũng như quan niệm cho rằng mọi tri thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, Cantơ đi đến khẳng định vật tự nó là không thể nhận thức được. 
3.1.1.2. Quan niệm về nhận thức.Kinh nghiệm và tiên nghiệm
Theo Cantơ, con người nhận thức là nhờ kinh nghiệm (“mọi kiến thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm”). Cantơ phân biệt hai loại kinh nghiệm: Kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học.
Kinh nghiệm thông thường là kinh nghiệm được hình thành từ những “sự trải qua” trong cuộc sống cũng như trong nhận thức nói chung của cá nhân. 
Kinh nghiệm nhận thức khoa học là kinh nghiệm bậc cao: Kinh nghiệm của tri thức với tư cách là “cơ quan năng động có sẵn khẳ năng nhận thức” -tức là ở đó đã có sẵn yếu tố tiên nghiệm. Như vậy, đây là kinh nghiệm tiên nghiệm; nó là công cụ để phát hiện cái tiên nghiệm mới.
 	Tiên nghiệm có hai mức độ:
a) Cái có trước kinh nghiệm-ap rio ri.
b) Cái siêu nghiệm-tức là tiên nghiệm đích thực, tiên nghiệm bậc cao. Trong siêu nghiệm có tiên nghiệm và hậu nghiệm với tư cách là phán đoán tiên nghiệm.
 	Đối tượng của triết học không phải là nghiên cứu bản thân kinh nghiệm mà chủ yếu là nghiên cứu cái tiên nghiệm và hậu nghiệm - siêu nghiệm,( tức nghiên cứu cái có truớc và có sau kinh nghiệm).
 	Siêu nghiệm xuất phát từ kinh nghiệm nhưng không phải là kinh nghiệm. Nó là sự vượt qua kinh nghiệm thông thường, vượt qua những hiện tượng mà con người nhận biết được bằng các giác quan. Những hình ảnh mà giác quan thu được chỉ là những kinh nghiệm thông thường, ít có ý nghĩa trong nhận thức, chúng chỉ có ý nghĩa sau khi có được yếu tố tiên thiên.
 	Tiên thiên là cái vốn có của tự nhiên mà thực chất, đó là cái tự do, cái bản chất của thế giới. ở con người (vì con người là một bộ phận của tự nhiên) thì tiên thiên chính là các yếu tố bẩm sinh.
 	Cái tiên nghiệm, siêu nghiệm, tiên thiên như đã phân tích, do còn là kết quả của sự chuyển hoá trong chủ thể nhận thức, cho nên nó có tính xã hội. Tuy nhiên về nguồn gốc, về bản chất, nó thuộc tự nhiên. Bản tính thiện, bản tính sáng tạo, bản tính vươn tới. Tự do của con người là những cái thuộc tiên thiên, chúng không phải đợi đến lúc cá nhân có đầy đủ kinh nghiệm mới xuất hiện. Những tư chất ở mỗi cá nhân, năng khiếu, thiên chức mỗi người, nòi giống đều là những cái thuộc tự nhiên, chúng được phát huy ngay cả khi cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm. Các cảm giác, các hoài cảm, các dục vọng,cũng không cần chờ có kinh nghiệm rồi mới có.
 	Nhận thức và khả năng của nhận thức:
Con người với tư cách là chủ thể nhận thức có vốn có tri thức tiên nghiệm nhận thức là việc chủ thể dùng tri thức tiên nghiệm để xem xét sự vật. Nguyên tắc nhận thức: Không phải là tri thức của chủ thể phải phù hợp với sự vật, mà sự vật phải phù hợp với tri thức của chủ thể nhận thức.
 	Nhận thức bắt đầu từ khi các sự vật hiện tượng khách quan tác động các giác quan của con người, gây nên những cảm giác. từ toàn bộ những cảm giác đó, thông qua kinh nghiệm mà chủ thể nhận thức xây dựng nên những hình ảnh, những khái niệm, những phạm trù, những quy luật Về hiện tượng nói riêng và về thế giới hiện tượng nói chung.
 	Cantơ viết: Nhận thức là do những năng lực nhận thức tạo ra, do hoạt động sáng tạo của chủ thể tạo ra tri thức, tri thức đó tạo ra thế giới hiện tượng và chính nó lại trở lại nhận thức cái do chính mình tạo ra đó.
 	Vậy là thế giới hiện tượng, nói đến cùng, là do kinh nghiệm con người “xây dựng” thế giới nằm trong phạm vi của cái chủ quan do chính tri thức của chủ thể nhận thức tạo ra. Đến luợt mình con người nhận thức là thế giới hiện tượng này. Cho nên Cantơ còn gọi triết học của mình là Hiện tượng luận.
Rõ ràng là, giữa thế giới vật tự nó và thế giới hiện tượng có một hố sâu ngăn cách mà nhận thức của con người không thể vượt qua.Trong quá trình nhận thức, tri thức con người ngày càng phong phú, ngày càng sâu sắc. Nhưng đó chỉ là tri thức phong phú và sâu sắc về thế giới hiện tượng. Về nguyên tắc nhận thức chỉ là nhận thức thế giới hiện tượng. Cho nên, tri thức dù có phong phú đến đâu cũng không thể tiếp cận với thế giới vật tự nó. Trong khi đó, bản chất của sự vật nói riêng và của thế giới nói chung là ở vật tự nó, ở thế giới vật tự nó. Vậy là, đối với thế giới thì nhận thức là bất khả tri .
Trong luận đề về sự tồn tại của vật tự nó thì Cantơ là nhà duy vật, ở đây tính thứ nhất không phải là ý thức mà là “

File đính kèm:

  • docNguyễn Quỳnh Trang.doc
Giáo án liên quan