Tiểu luận Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ

Ngày nay, với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến khẳng định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người.

Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta phải coi nhân tố con người là nhân tố quyết định, từ đó phải nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản sắc dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại thắng của dân đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi của chính con người Việt Nam. Bài học đó còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với kiến thức và sự cố gắng, em đã hoàn thành bài tiểu luận song không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của thầy để em rút kinh nghiệm trong những bài sau.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 9005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
	Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quyết định bởi các hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Chúng cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành các nhu cầu về sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần.
	Như vậy ta thấy rõ mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất nhất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo nên con người tự nhiên- xã hội hay một thực thể song trùng.
	Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người Mác đã nêu trong luận đề nổi tiếng Luận cương về Phoiơbăc: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”.
	Trong đời sống con người, xét trên ba phương diện khác nhau: quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và chính bản thân con người, suy đến cùng đều mang tính xã hội. Nhưng có thể nói quan hệ giữa con người với con người là quan hệ bản chất nhất bao trùm lên các mối quan hệ khác. Thực tế lịch sử đã chứng minh không có một cá nhân nào có thể tự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bản thân cũng như không thể lao động một cách độc lập tuyệt đối để SXVC mà phải liên kết lại với nhau, phân công lao động và trao đổi sản phẩm cho nhau. Từ đó hình thành các quan hệ xã hội, điều chỉnh và chi phối hoạt động, hành vi của con người. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất của mình. Trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người sản xuất ra của cải vật chất đồng thời hoàn thiện bản thân mình.
	Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử. Song điều quan trọng là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
	Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng không bao giờ sáng tạo ra lịch sử trong những hoàn cảnh và điều kiện được lựa chọn, mà trong hoàn cảnh và điều kiện sẵn có do quá khứ để lại. Do đó ta phải luôn chú ý tới mối quan hệ hai chiều giữa hiện tại và quá khứ, đặc biệt là môi trường sống của con người. Thông qua môi trường sống con người có sự tác động qua lại lẫn nhau thực hiện các quan hệ xã hội tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật.
b. Con người là nhân tố trung tâm có tính quyết định LLSX.
	Trong các yếu tố của LLSX, “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân là người lao động”. Con người là nhân vật chính của lịch sử, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội. nhân tố con người vừa là phương tiện sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính bản thân mình đồng thời vừa là chủ nhân sử dụng có hiệu quả mọi tài sản vô giá ấy. Trên phương diện đó vai trò nhân tố con người lao động trong LLSX là yếu tố động nhất sáng tạo nhất của quá trình sản xuất. Nhân tố trung tâm của con người chính là sức lao động bao gồm thể lực và trí lực. Không có người lao động nào trong quá trình sản xuất vật chất lại không cần đến lao đông thể lực hay lao động cơ bắp. Chính những người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người không ngừng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người ngày càng phát triển. Trong quá trình đó không những con người sử dụng trí tuệ nội tại của mình mà còn được kế thừa những kinh nghiệm qua học hỏi lẫn nhau giữa những người lao động cho nên có thể nói kinh nghiệm cũng là một LLSX. Kinh nghiệm được tích luỹ dần trở thành kỹ năng và cao hơn nữa nó có thể trở thành tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
	Vai trò con người trong thời đại mới là cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia.Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH.
	Hơn nữa, các nhân tố khác đều là sản phẩm của người lao động . Chỉ có nhân tố con người mới có thể làm thay đổi được công cụ sản xuất làm cho sản xuất ngày càng phát triển với năng suất và chất lượng cao, thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác. Công cụ lao động thô sơ hay hiện đại, xấu hay tốt, phụ thuộc trực tiếp vào nhân tố con người. Giới tự nhiên nói chung và đối tượng lao động nói riêng, chỉ là những vật vô tri vô giác mà thôi. Nó chỉ có ý nghĩa khi trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Muốn vậy tất yếu người lao động phải tác động vào tư liệu sản xuất để sản sinh ra nó. Như thế quá trình SXVC không thể thoát ly khỏi lao động của con người. Trong thời đại mới, nhân tố con người có tri thức ngày càng đóng vai trò quyết định hơn trong LLSX. Có thể khẳng định rằng nhân tố con người đóng vai trò quyết định quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất.
II.Chiến lược phát triển GD ĐT nguồn nhân lực theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kì quá độ.
1. Tính tất yếu khách quan và nội dung CNH, HĐH của Việt Nam trong thời kí quá độ.
a. Tính tất yếu khách quan nước ta phải CNH, HĐH.
	Mỗi phương thức sản xuất đều ra đời và tồn tại trên một cơ sở VCKT tương ứng với nó. Cơ sở VCKT của CNXH là một nền công nghiệp lớn hiện đại, trước hết là công nghiệp nặng có đủ khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại cho công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng phát triển nền sản xuất lớn xá hội chủ nghĩa và cải thiện đời sống nhân dân.
	CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện hoạt động kinh tế, dịch vụ và quản lý từ trạng thái sử dụng sức lao động là chính sang trạng thái sử dụng sức lao động kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại tạo ra năng suất lao động ngày càng cao.
 	CNH, HĐH là một tính quy luật để xây dựng cơ sở VCKT cho CNXH. Cơ sở VCKT của một phương thức sản xuất là toàn bộ những tư liệu vật chất trong đó chủ yếu là công cụ sản xuất mà lao động trong xã hội sử dụng. Cơ sở VCKT của phương thức sản xuất trước tư bản là hết sức lạc hậu, chủ yếu là công cụ lao động thủ công. Trong chủ nghĩa tư bản nền đại công nghiệp cơ khí hoá đã tạo cái cốt cho chủ nghĩa tư bản tồn tại. Nó tự khẳng định mình là một phương thức sản xuất thống trị trong lịch sử. Việt Nam quá độ lên CHXH bỏ qua giai đoạn tư bản thiếu một tiền đề VCKT mà chủ nghĩa tư bản để lại. Mặt khác Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, chưa có nền sản xuất lớn dựa trên nền tảng công nghiệp lớn. Do đó để xây dựng CNXH tất yếu nước ta phải CNH, HĐH.
	Gắn CNH với HĐH làm cho kinh tế nước ta dần đạt tới trình độ tiên tiến của thế giới. Thời đại ngày nay cách mạng khoa học công nghệ là một đặc trưng, khoa học công nghệ trở thành LLSX trực tiếp, nó vừa là nền tảng vừa là động lực của quá trình CNH. Đồng thời gắn CNH với HĐH sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển.
	Hơn nữa CNH là cần thiết và có nhiều tác dụng. Đó là :
 . Thúc đẩy LLSX phát triển cao dẫn đến năng suất lao động cũng cao.
 . Củng cố quan hệ sản xuất mới đảm bảo cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc xây dựng CNXH nước ta.
 . Tạo ra những điều kiện cho sự phát triển văn hoá giáo dục. Bản thân sự nghiệp xây dựng cơ sở VCKT đòi hỏi quần chúng phải có trình độ giác nhộ cách mạng, trình độ văn hoá, trình độ khoa học ngày càng cao.
 . Tạo ra cơ sở cho việc phát triển kinh tế đối ngoại.
 . Để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ phải có một nền công nghiệp hiện đại tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an toàn lương thực.
 . Nó là cơ sở vật chất cho củng cố an ninh quốc phòng, độc lập dân tộc và CNXH được bảo vệ vững chắc.
b. Nội dung CNH, HĐH nước ta.
	 Thực chất CNH, HĐH là chuyển nền kinh tế từ lao động thủ công sang lao động cơ khí hay nói cách khác là tiến hành trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Không tiến hành cách mạng kỹ thuật thì không thể biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền sản xuất lớn. Nó sẽ làm thay đổi đến tận gốc rễ LLSX của xã hội . Trước tiên phải làm biến đổi công cụ lao động - thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và là cơ sở phân biệt các thời đại với nhau. Muốn vậy ta phải thực hiện nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Một yếu tố không thể thiếu nữa, đó là ta phải phát huy được lợi thế so sánh. Ta đi sau cạnh tranh, thu hút, sử dụng công nghệ hiện đại của nước bạn thông qua việc chuyển giao công nghệ. Việc đó được tiến hành từ các nước khác chuyển sang nước ta bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, bao gồm cả phần cứng tức máy móc thiết bị và phần mềm tức phương pháp và công nghệ. Nhờ đó cho phép ta khai thác được các nguồn lực trong nước và khắc phục được nguy cơ tụt hậu kinh tế cũng như thúc đẩy nền sản xuất hướng về xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
	Ngoài ra, ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, vùng kinh tế trong đó cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng được cân đối về quy mô, về tỉ trọng, phù hợp điều kiện của tự nhiên và xu hướng phân công hợp tác lao động quốc tế. Trước hết, nó phải phù hợp với các quy luật khách quan và xu thế phát triển của khoa học công nghệ đồng thời phát huy được lợi thế 

File đính kèm:

  • docT084.doc
Giáo án liên quan