Tiểu luận Thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam
1. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp.
1.1 . Một vài khái niệm về thất nghiệp.
1.2 . Tỷ lệ thất nghiệp
1.3 . Tác động thất nghiệp và việc làm.
2. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.
2.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt nam.
2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.
2.3. Giải pháp và tạo công ăn việc làm.
Kết luận
rước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn rất thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá... Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm khoảng 1,2% trong tổng số người có trình độ đại học. Về cơ cấu ngành nghề, lao động đã qua đào tạo được tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục, lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trong nông nghiệp, ngành sản suất lớn nhất cũng chỉ 9,15% lao động được đào tạo. Có vùng như Tây Nguyên chỉ có 3,51% nhiều lĩnh vực rất thiếu những cán bộ giỏi, cán bộ quản lý, cán bộ am hiểm công nghệ cao...Điều đó đã đẫn đến một thực trạng hiện nay là: Trong khi có hàng triệu người không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề và rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất. 2/ Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. 2.1: Thực trạng thất nhiệp ở Việt Nam Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý...Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Tính bình quân từ 1976 - 1980 mỗi năm tăng 75 - 80 vạn lao động từ 1981 - 1985 mỗi năm 60-90 vạn lao động và từ năm 1986 - 1991 mỗi năm là 1,06 triệu lao động. Từ năm 1996 đến năm 2001 tăng 1,2 triệu lao động. Bảng dưới đây cho ta thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn lao động. Do điều kiện kinh tế xã hội điều kiện tự nhiên tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng đất nước, nguồn lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau. Bảng Mối quan hệ dân số và nguồn lao động : (Đơn vị tính : triệu người ) Năm Dân số Số người trong độ tuổi lao động % trong dân số Tốc độ tăng nguồn lao động 1978 49 21,1 45 3,5 1980 54 25,5 47 3,8 1985 60 30 50 3,2 1991 67 35,4 52,8 2,9 1996 71 40,1 54,2 2,3 2001 81 45,1 55,6 2,2 Nguồn : Thông tin thị trường lao động. Tập tham luận trung tâm thông tin khoa học và lao động xã hội. Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế. Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng lao động. Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở lứa tuổi 16- 19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số người thất nghiệp toàn phần trong độ tuổi cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 1996 là 2,5 triệu người. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đô thị chiếm từ 9 - 12% nguồn nhân lực trong đó 85%ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận chưa có nghề. Đây là những tỉ lệ vượt quá giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội. Từ 1991 đến nay, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 - 1996 tăng bình quân 7,9%/năm, lạm phát được ngăn chặn lại, duy trì ở mức 1 con số, năm 1997 lạm phát là 4,5%/năm và năm 1998 là 3,6%/năm. Sức mua của đồng tiền đã được tăng lên, giá cả ổn định. Từ năm 1998 là năm tình trạng thất nghiệp ở các thành phố tăng mạnh hơn so với các vùng lãnh thổ. Bảng: Tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động, hoạt động kinh tế ở thành phố và các khu vực lãnh thổ. ( đơn vị: % ) Năm Tỉ lệ TN 1995 1997 1998 Cả nước 6.08 5,88 6,01 Hà Nội 7,62 7,71 8,56 Hải Phòng 7,87 8,11 8,09 Đà Nẵng 5,81 5,53 5,42 TPHCM 6,39 5,68 6,13 Miền núi trung du Bắc Bộ 6,85 6,42 6,34 Đồng bằng Sông Hồng 7,46 7,57 7,56 Bắc Trung Bộ 6,60 6,96 6,69 Duyên hải miền Trung 4,97 5,57 5,42 Tây Nguyên 2,79 4,24 4,99 Đông Nam Bộ 6,35 5,43 5,81 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt nam. Kinh tế Việt nam và thế giới 97 - 98 trang 23. Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở nông thôn - Năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 13,2% và nông thôn là 4% thì tới năm 1996 đã có sự thay đổi: ở thành phố con số này là 8% và ở nông thôn là 4,8%. Trong mấy năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi), chiếm 85% tổng số người thất nghiệp và tăng dần. Năm 1989 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,2 triệu người. Năm 1991 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,4 triệu người. Năm 1993 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2 triệu người. Năm 1994 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,3 triệu người. Năm 1995 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,21 triệu người. Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 2,25%. Như vậy, trình độ văn hoá của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm càng cao. Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tập trung ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp. Tình trạnh thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến. Quỹ thời gian làm việc trong năm mới sử dụng được hơn 2/3 năm 1998, tỷ lệ thời gian là được sử dụng ở khu vực nông thôn nói chung đã được nâng cao hơn sơ với năm 1997. Tính chung cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 72,1% đến 72,9%. Năm 1998, số người hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở nông thôn đã giảm từ 27,65% của năm 1997 xuống còn 25,47% (26,24%). * Bảng: Mức tăng nguồn lao động nông nghiệp so với khối lượng công việc gieo trồng qua các năm (đơn vị tính: nghìn người, nghìn ha %). 1985 1986 1987 1988 1. Người lao động nông nghiệp 18.808 19.787.8 20.246.4 20.890.7 - Tỷ lệ tăng hàng năm % 5,3 2,3 3,2 2. Diện tích gieo trồng 8.556.8 8.606.1 8.641.1 8.883.5 - Tỷ lệ tăng hàng năm % 0,6 0,4 2,8 Nguồn: PTS Nguyễn Quang Hiển: Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 1991. Theo tính toán của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6- 7 triệu người không có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội. Mặt khác năng suất lao động ở các ngành nghề ở nước ta thấp, số việc làm có hiệu quả thấp là chủ yếu, tính bình quân năm 1993, một lao động công nghiệp làm ra 6.943.760 đồng GDP và một lao động nông nghiệp làm ra 1.571.300 đồng GDP. Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp còn quá cao. * Bảng: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, đến 1/7/1994 (nghìn người). Tổng số (triệu người) Công nghiệp Xây dựng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thương nghiệp Ngành khác 32.718.0 3.521.8 848.3 23.683.8 214.4 1.776.0 10,8% 2,6% 7,2% 0,6% 5,4% 8,3% Nguồn: Trần Minh Trung: "Để có việc làm cho người lao động". Tạp chí thương mại, 12/1993. Đến năm 1998, cơ cấu lao động trong nền kinh tế đã thay đổi, số người lao động đang làm việc trong nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71%, trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 14% và làm việc trong các ngành dịch vụ chiếm 15% so với tổng số lao động. Qua phân tích trên đây cho ta thấy trên thị trường lao động nước ta có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường tự nó cũng có những điều chỉnh quan hệ cung cầu. Sự điều chỉnh này được thể hiện thông qua sự vận động của các dòng lao động (sự vận động của thị trường lao động). 2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những nguyên nhân cơ bản sau đây: Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác. Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ. Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng thất nghiệp đó là: * Khoảng thời gian thất nghiệp: Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số lượng người thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi trên được gọi là khoảng thời gian thất nghiệp và nó phụ thuộc vào: - Cách thức tổ chức
File đính kèm:
- T017.doc