Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học Mác và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển con người hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG

Chương 1.Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người 3

1.1. Bản chất con người . 3

 1.1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người. 3

 1.1.2. Con người là chủ thể sinh động nhất của xã hội. 5

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người . 6

Chương 2. Sự phát triển con người Việt Nam trong thời đại ngày nay. 10

 2.1. Con người trong nền kinh tế năng động. 10

 2.2. Con người - tiền đề của sự phát triển. 13

 2.3. Nước ta hiện nay. 16

KẾT LUẬN . . 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỞ ĐẦU

 

doc31 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Quan niệm về con người trong triết học Mác và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển con người hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết là những người tập hợp các lực lượng lao động theo những dự án kinh tế khác nhau. Và một nền kinh tế, dù trên phương diện lý thuyết hay thực tế, đều dựa trên cơ sở là quan hệ bền vững và có trách nhiệm giữa người sử dụng lao động với người lao động.
2.2. Con người - tiền đề của sự phát triển
Như vậy, cả ba yếu tố đều gắn liền với vấn đề con người. Vì lẽ đó, để xây dựng một nền kinh tế năng động, chúng ta không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người - con người với tư cách vừa là mục đích, vừa là chủ nhân vừa là người tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển.
Trước hết, chúng tôi muốn nói đến giáo dục. Nên xem người lao động là hàng hóa thì giáo dục cũng là một ngành sản xuất hàng hóa. Hiện nay, chúng ta đang chống thương mại hóa giáo dục, cũng như chống thương mại hóa báo chí. Nhưng chống thương mại hóa báo chí có nghĩa là chống thượng mại hóa trao đổi thông tin, và chống thương mại hóa giáo dục nghĩa là chống lại sự lưu chuyển của hàng hóa lao động theo những phương thức thích hợp với nền kinh tế thị trường.
Đã có một nửa thế kỷ, thậm chí hàng thế kỷ chúng ta phải đấu tranh để giành độc lập dân tộc. Chúng ta buộc phải đối đầu với các cường quốc về kinh tế, chính trị và quân sự. Vì thế, chúng ta cũng buộc phải dạy dỗ làm sao để con người chúng ta có đủ sức đề kháng chính trị cần thiết, nhằm tập hợp toàn dân tộc giải quyết các vấn đề của dân tộc vào thời điểm ấy. Bây giờ tình thế đã thay đổi, nhận thức của con người cũng đã thay đổi, và vì thế chương trình giáo dục cũng phải thay đổi. Nếu chương trình giáo dục vẫn không được cải thiện, vẫn không nhằm vào mục tiêu đào tạo ra người lao động theo yêu cầu của cuộc sống mà vẫn chạy theo những yêu cầu chính trị, thì chúng ta sẽ không thể nâng cao sức cạnh tranh của dân tộc.
Nói về yếu tố con người, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề đội ngũ trí thức. Trí thức bao giờ cũng là chiếc anten, là bộ não của lực lượng lao động. Thế nhưng ở rất nhiều quốc gia, đội ngũ trí thức đang có vấn đề. Đội ngũ trí thức khoa học công nghệ thì mải mê đuổi theo những thành tích khoa học cá nhân lẻ tẻ mà quên mất phải làm thế nào phổ biến nhanh chóng và ngắn gọn những phát hiện của họ, để tạo ra chất lượng từ thức cho lực lượng lao động. Do vậy, giới trí thức luôn luôn đứng ngoài, hay nói cách khác, các thành tựu của họ phải đi qua một đội ngũ trung gian thuộc đủ loại hình dịch vụ mới đến được với lực lượng lao động. ở Việt Nam, chúng ta có một nửa thế kỷ hình thành đội ngũ trí thức, nhưng vì nhiều nguyên nhân, đội ngũ này ngày càng mang tính phụ họa, lệch lạc và xa rời nhân dân, vì thế, chức năng hướng dẫn lực lượng lao động không còn nữa.
Tất cả mục tiêu trình bày ở trên không thể thực hiện được nếu không có vai trò của Chính phủ. Muốn có một nền kinh tế năng động phải có một Chính phủ năng động. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có chức năng giám sát, tổ chức và cung cấp dịch vụ quản lý xã hội để xã hội phát triển ổn định. V vậy, một chính phủ tết phải có đủ năng động, đủ hiểu biết, đủ khả năng tổ chức xã hội tiếp cận thông tin, từ đó dễ dàng lựa chọn một hướng đi đúng đắn. Chính phủ có chức năng định hướng, nhưng đối với các hoạt động kinh doanh hay đối với quyền tự do của người dân, cần phải rất hạn chế trong việc can thiệp. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì quan niệm Chính phủ như là công cụ của một nền chuyên chính, chúng ta sẽ lạc lõng, sẽ rất khó thích ứng để có thể xây dựng một nền kinh tế năng động. Phát triển là một trạng thái không ổn định, nhưng đó là một trạng thái không ổn định tốt lành.
Cuối cùng tà môi trường chính tri - xã hội. Để một nền kinh tế trở nên năng động, chúng ta phải có những điều kiện hạ tầng thích ứng, trước hết là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các hệ thống này cần phải thay đổi để thực sự là hệ tuần hoàn lành mạnh của đời sống xã hội. Một nền kinh tế năng động phải có một đội ngũ cung cấp địch vụ có thể thích ứng với các thay đổi tế vi của đời sống kinh tế. Chúng ta đã phải mất một nửa thế kỷ mới chấp nhận dịch vụ như là một phần hữu cơ của đời sống kinh tế. Chúng ta ngày nay lại đang chậm trễ trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng các dịch vụ có thể bôi trơn, thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu của đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, các điều kiện hạ tầng chỉ là một phần của vấn đề Mọi quá trình kinh tế xã hội đều là kết quả của sự tương tác giữa lực lượng lao động với lực lượng tổ chức lao động trong một môi trường nhất định. Một môi trường linh hoạt, cho phép các quá trình tương tác cũng như sự luân chuyển của các nguồn lực diễn ra một cách tự do, sẽ đóng vai trò không chỉ là bối cảnh mà còn là chất xúc tác cho sự phát triển. Một môi trường như vậy chúng ta vẫn thường gọi là dân chủ. Ngược lại, một môi trường bị phân rã bởi những lợi ích cục bộ, nhất thời hoặc tự bó hẹp do định kiến và ý thức hệ sẽ là vật cản, thậm chí, có thể nói là phản động, đối với quá trình phát triển. Vì thế, cần phải khẳng định rằng không thể xây dựng đời sống kinh tế chuyên nghiệp mà chưa chuyên nghiệp hóa đời sống xã hội, chuyên nghiệp hóa khái niệm công dân, trên cơ sở đó chuyên nghiệp hóa khái niệm lực lượng lao động, bao gồm cả Chính phủ, công nhân, trí thức...
Tóm lại, để xây dựng một nền kinh tế năng động, chúng ta cần phải bắt đầu từ con người, và việc đó lại phải bắt đầu từ việc khôi phục lại trạng thái lành mạnh của quá trình nhận thức. Chúng tôi nhớ một lần làm việc với một quan chức cao cấp của ngân hàng Trung Quốc, ông nói một câu, đại ý rằng: Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc phải mất nửa thế kỷ mới nhận thức ra được một chân lý đơn giản: không có sự khác nhau giữa tiền bạc của Chủ nghĩa tư bản với tiền bạc của Chủ nghĩa xã hội. Đó là một nhận xét chua xót nhưng dũng cảm. Những thành công của Trung Quốc có lẽ đã bắt đầu từ lòng dũng cảm của những nhà lãnh đạo.
2.3. Nước ta hiện nay
Mục tiêu "Xây dựng nước ta thành thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh". Đó trước hết là cuộc cách mạng con người vì con người và do con người. Bởi khi chúng ta nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những ưu việt đó không do ai đưa đến. Đó phải là kết quả những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta với những con người phát triển cả về trí lực về cả khả năng lao động và tính tích cực chính trị - xã hội và đạo đức tình cảm trong sáng.
Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định "con người là vốn quý nhất chăm lo cho hạnh phúc của con người mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta". Trên thực tế trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Dân sự chăm lo cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành công như mong muốn, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động còn thấp, song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của những người lao động chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân". Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh" đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" và "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" - đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền ngay từ đầu mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" Đảng ta đã chỉ rõ: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội". Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó chính là thể hiện tư tưởng vì con người, của mục tiêu phát triển con người Việt Nam, toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ những giá tị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người và coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng. Hơn nữa, với tinh tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng con người phải được nhận thức là hai mặt thống nhất, không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng đó.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện để lấy đó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội "công bằng, nhân ái", "tốt đẹp và toàn diện" để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta "tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc" chỉ có trên cơ sở đó khi phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có thể tránh được nguy cơ tha hoá, không xa rời những giá trị truyền thống, không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng của người khác.
Nền công nghiệp hoá, hiện đại 

File đính kèm:

  • docTrần Văn Cường.doc
Giáo án liên quan