Tiểu luận Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt

Mục lục

 Trang

Mở đầu

 1. Lí do chọn đề tài. 1

 2. Mục đích và nhiệm vụ. 2

 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3

Nội dung 4

Chương 1: Khái quát về Phật Giáo 4

 1.1 Nguồn gốc ra đời 4

 1.2 Nội dung chủ yếu của tư tưởng Triết học Phật giáo . 7

 1.3 Sự truyền bá đạo trên thế giới 11

 1.4 Tình hình phát triển của Phật giáo 12

Chương 2: Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam 13

 2.1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng triết học và đạo lý: 13

 2.2. Ảnh hưởng Phật giáo qua gốc độ nhân văn và xã hội . 16

 2.3. Ảnh Hưởng Phật Giáo Qua Các Loại Hình Nghệ Thuật. 31

Chương 3. Nhận định và kết luận. 34

Tài liệu tham khảo. 37

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng: 
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Hoặc:  
Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan.
Nếu ta nắm vững nguyên tắc Nhân quả Nghiệp báo như trên, thì chúng ta có thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý của chính mỗi cá nhân. Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến với mình. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau. 
2.1.2. Về mặt đạo lý: 
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý Từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi (1380 - 1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Bằng cách:  
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân để thay cường bạo.
Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước. 
Thần vũ chẳng giết hại
Thuận lòng trời ta mở đất hiều sinh.
Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam. 
Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo Phật là đạo lý Tứ ân gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. 
2.2. Ảnh hưởng Phật giáo qua gốc độ nhân văn và xã hội: 
2.2.1. Ảnh hưởng Phật giáo qua ngôn ngữ 
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật giáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương xót, người ta bảo "tội nghiệp quá". Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên môn của Phật giáo. Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả. Mọi người đều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật: "thuyết Nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão" hay là câu thơ bình dân: 
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.
Hoặc khi muốn diễn tả một vật gì đó quá nhiều, người ta dùng danh từ "hằng hà sa số". Nếu hỏi hằng hà sa số là cái gì chắn chắn ít ai hiểu chính xác, họ chỉ biết đó là nói rất nhiều, bởi khi xưa Đức Phật thường thuyết pháp gần lưu vực sông Hằng ở Ấn Độ, cho nên khi cần mô tả một con số rất nhiều, Ngài thí dụ như số cát sông Hằng. Hoặc khi có những tiếng ồn náo, người ta bảo "om sòm Bát nhã", do khi đến Chùa vào những ngày Sám hối, Chùa thường chuyển những hồi trống Bát nhã, nhân đó mà phát sanh ra cụm từ trên. Lại có những người rày đây mai đó, ít khi dừng chân ở một chỗ, khi người ta hỏi anh đi đâu mãi, họ trả lời tôi đi "Ta bà thế giới". Ta bà thế giới là thế giới của Đức Phật Thích Ca giáo hóa, theo thế giới quan của Phật giáo thì thế giới Ta bà to gấp mấy lần quả địa cầu này, hoặc khi các bà mẹ Việt Nam la mắng các con hay quậy phá, các bà nói: "chúng bay là đồ lục tặc", tuy nhiên họ không biết từ lục tặc này phát xuất từ đâu? Đó là từ nhà Phật, chỉ cho sáu thằng giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp của ngoại cảnh luôn luôn quấy nhiễu ta. Một từ ngữ có sâu xa như vậy, nhưng khi Phật giáo truyền bá vào Việt Nam đã bị Việt Nam hóa trở thành lời mắng của các bà mẹ Việt Nam. Thiền sư Toàn Nhật đời Tây Sơn trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Ký, có phát biểu rằng: 
Và như sáu giặc trong mình,
Chẳng nên để nó tung hoành khuấy ta.
Còn nhiều từ ngữ khác như Từ bi, Hỷ xả, Giác ngộ, Sám hối đã được người dân Việt Nam quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng. Sự ảnh hưởng Phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa. 
2.2.2. Ảnh hưởng Phật giáo qua ca dao và thơ ca.
Ca dao, dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết rõ xuất xứ của những lời ca hát đó ở đâu, chỉ biết rằng nó thường được thể hiện dưới hình thức câu hát ru em, những câu hò đối đáp giữa các chàng trai cô gái tuổi đôi mươi hay để kết thúc mỗi câu chuyện cổ tích mà các cụ già kể cho con cháu nghe mang tính chất khuyên răng dạy bảo. Ca dao, dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răn, dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. 
a. Về sự ảnh hưởng quan niệm hiếu hạnh: 
Là người Việt Nam không thể không hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hưởng của đạo Phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang qua ca dao dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam: 
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hay: 
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín giữa ghi lòng con ơi.
Mến cảnh Chùa chiền, Phật tượng, nhưng hiếu hạnh của người con vẫn đặt lên trên vì công ơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng dục sinh thành, biết bao nhọ nhằn, gian khổ đối với con. Do đó: 
Vô Chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đành.
Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện Phật trời gia hộ cho hai đấng từ thân: 
Đêm đêm khấn nguyện Phật trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Thực ra, hiếu tâm tức thị Phật tâm, hiếu hạnh vô phi Phật hạnh, làm tròn bổn phận của người con đối với cha mẹ chính là một trong những pháp tu của nhà Phật: 
Tu đâu mà bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Hoặc: 
Đi về lập miếu thờ vua
Lập trang thờ mẹ, lập Chùa thờ cha.
b. Về sự ảnh hưởng quan niệm Nhân quả: 
Người Việt Nam thường nhắn nhủ nhau chớ có vì danh lợi phù hoa, làm ác hại người để rồi chuốc lấy đau khổ. Hãy ăn ở cho lương thiện rồi thế nào cũng gặp điều tốt lành, may mắn và hạnh phúc: 
Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau.
Các bậc cha mẹ lại càng tu nhân tích đức cho con cháu về sau được nhờ: 
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi Chùa, về quan niệm hiếu hạnh, quan niệm Nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bình dân mà còn chiếm nhiều trong loại hình thơ ca, văn vần, văn xuôi, nói chung là văn chương bác học trong nền văn học Việt Nam. 
2.2.3. Ảnh hưởng Phật giáo qua các tác phẩm văn học: 
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của Phật giáo. Ở đây chúng ta không đề cập đến dòng văn học chính thống của Phật giáo, tức là tác phẩm do các Thiền sư sáng tác trong quá trình tu tập của mình, mà chỉ nói đến các thơ văn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của triết lý Phật giáo mà thôi. Cái ảnh hưởng đó có ngay từ khi Phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán còn thịnh hành, nhưng để thấy rõ ràng hơn, ta chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của Phật giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm, chữ Việt thành thạo nghĩa là bắt đầu từ thế kỷ thứ 18 trở về sau. 
Tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là Cung O

File đính kèm:

  • docNhư Thúy Vân.doc