Tiểu luận Quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay

Những thành tựu sau 20 năm đổi mới đã phần nào cho thấy đường lối của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tăng thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bị xoá bỏ, tuy nhiên cơ chế mới vẫn chưa hoàn toàn ưu việt, vẫn có sự quan liêu và đặc biệt là nạn tham nhũng xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Nó gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Vì thế trong giai đoạn mới, chúng ta cần phải cải tổ mạnh mẽ hơn nữa trong cơ chế quản lý.

- Giai đoạn tới là giai đoạn của nền kinh tế tri thức, tuy nhiên đội ngũ cán bộ của chúng ta còn nhiều yếu kém, nhiều người có trình độ không cao nhưng lại giữ những chức vụ quan trọng, vì vậy khi tiếp cận nền kinh tế tri thức sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Công tác đào tạo đội ngũ tri thức trẻ có năng lực cao là điều rất quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở nước ta. Đảng và Nhà nước cần chú trọng đến công tác này.

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
ã Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước 
Là thành phần nắm giữ một khối lượng lớn tài sản cố định và vốn lưu động, với gần 3 triệu lao động tạo ra khoảng 35 - 40% tổng sản phẩm xã hội và đóng góp trên 50% ngân sách Nhà nước. Trong nhiều ngành công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chiếm khoảng từ 70 - 100% sản lượng. Tuy nhiên các xí nghiệp quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh yếu kém và không có hiệu quả thua lỗ hoặc không có lãi. Vì vậy đổi mới các xí nghiệp quốc doanh (sau này gọi là doanh nghiệp Nhà nước) là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình đổi mới và được thực hiện từng bước với các biện pháp:
+ Từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước đi đôi với xoá bỏ chế độ Nhà nước bao cấp tài chính, cung ứng và bao cấp giá vật tư và định giá đối với hầu hết các sản phẩm do DNNN sản xuất và tiêu thụ. Chế độ quốc doanh cũng được bãi bỏ thay vào đó là chế độ thuế.
+ Sắp xếp lại DNNN theo hướng giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, sát nhập các doanh nghiệp có liên quan với nhau về công nghệ và thị trường. Tổ chức lại công ty và các liên hiệp công nghiệp được thành lập trước đây thành lập các Tổng công ty mới, trong đó Nhà nước bổ nhiệm Hội đồng quản trị để điều hành và chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động của Tổng công ty.
+ Chuyển sang các hình thức sở hữu khác, cổ phần hoá DNNN bắt đầu thực hiện thí điểm từ năm 1992, đến năm 1996 mới có 10 doanh nghiệp đựơc cổ phần hoá.Từ năm 1998 đến năm đến nay Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hoá, ngoài ra Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp chuyển đổi DNNN sang các hình thức sở hữu và kinh doanh khác như: giao, bán, khoán, kinh doanh đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
+ Sắp xếp đổi mới phát triển DNNN vẫn được nghiên cứu và tiếp tục thực hiện theo hướng đa dạng hoá sở hữu, hoàn thiện thể chế làm cho DNNN có quyền tự chủ và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao. Năm 2003, chính phủ bắt đầu thực hiện chuyển đổi DNNN, kể cả các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
ã Đổi mới kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác chủ yếu dưới các hình thức: Tổ hợp tái tập đoàn sản xuất, hợp tác xã được hình thành trong quá trình cải tạo XHCN đối với những người sản xuất nhỏ cá thể trong nông nghiệp thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Trong kinh tế hợp tác sở hữu tập thể kiểu chung chung, không phân định rõ trách nhiệm thêm vào đó là những yếu kém trong quản lý, nên đã bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Nhiều hợp tác xã tồn tại trên hình thức. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế hợp tác chuyển theo các hướng sau:
+ Giải thể các tập đoàn sản xuất hoặc các hợp tác xã làm ăn kém, thua lỗ kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức.
+ Giao khoán hoặc nhượng bán tư liệu sản xuất cho xã viên để họ trực tiếp quản lý, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình. Hợp tác xã chỉ làm một số khâu dịch vụ đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Đối với các đất đai trong hợp tác xã nông, lâm nghiệp Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu nhưng giao cho các hộ gia đình nông dân quản lý, sử dụng với 5 quyền cơ bản: Thừa kế, cho thuê chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp (theo luật đất đai ban hành năm 1993).
+ Chuyển các hợp tác xã còn hoạt động kinh doanh thành các hợp tác xã cổ phần, hoạt động theo luật hợp tác xã (ban hành năm 1997).
ã Phát triển kinh tế cá thể, tư nhân và các loại hình sở hữu hỗn hợp.
Trước khi đổi mới khu vực kinh tế tư nhân và cá thể vẫn còn tồn tại ở nước ta, chiếm tới 29,1% trong tổng sản phẩm xã hội. Nhưng chủ trương của Nhà nước là hạn chế, cải tạo nên khu vực này từng bước được khôi phục và phát triển theo chủ trương cải cách của Nhà nước.
Với chủ trương giao ruộng đất cho xã hội hợp tác xã nông nghiệp thì ở nông thôn, các hộ gia đình đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ hoàn toàn. Sự tan rã của các tập đoàn sản xuất và các hợp tác xã đã thúc đẩy sự phục hồi rất nhanh của kinh tế cá thể.
Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân được tự do kinh doanh theo pháp luật không hạn chế qui mô vốn là số lao động sử dụng. Sau đó hệ thống luật pháp tiếp tục được hoàn chỉnh và nhiều chính sách mới được ban hành nhằm khuýến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.
Các hình thức sở hữu, kinh doanh hỗn hợp mới ra đời. Đặc biệt từ năm 1988, khi Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài thì các liên doanh với nước ngoài phát triển dưới nhiều dạng khác nhau, như là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài riêng năm 2000 đã có 1063 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2787 doanh nghiệp hỗn hợp.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trên cơ sở đó phân công lao động xã hội.
Phân công lao động là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hoá vì vậy để phát triển kinh tế hàng hoá phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội mà sự phân công lao động xã hội do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội còn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại.
ã Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa hoàn thiện vì vậy, quá trình công nghiệp hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế.
Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiệnd đại phát triển rất nhanh chóng: những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và thách thức, nền kinh tế của chúng ta đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động, sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững.
ã Tác dụng của công nghiệp hoá.
Trước hết nó có tác dụng thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện công nghiệp hoá là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Công nghiệp hoá là cơ sở để củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hoá tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
ã Đặc điểm của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Thứ nhất, công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải gắn liền với hiện đại hoá sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra được cách mạng và khoa học công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiệnd dại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước , mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ ba, công nghiệp hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay có sự khác biệt, nó không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước mà nó đòihỏi phải vận dụng các qui luật khách quan mà trước hết là các qui luật thị trường.
Thứ tư, công nghiệp hoá trong điều kiện "chiến lược" kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ của quốc tế. Tuy nhiên nó cũng gây không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải đảm bảo xây dựng nước ta một nền kinh tế độc lập tự chủ.
ã Những nội dung cơ bản của CNH - HĐH ở Việt Nam
Phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá hợp lý và hiệu quả cao. Cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lý kho nó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Nông nghiệp phải giảm dần về tỉ trọng, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải tăng về tỉ trọng
+ Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
+ Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành các địa phương, các thành phần kinh tế.
+ Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là cơ cấu.
Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nội dung công nghiệp hoá ở nước ta, mà cụ thể hơn nội dung của công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt:
+ Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại

File đính kèm:

  • docT103.doc
Giáo án liên quan