Tiểu luận Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế có thể đưa đến một số mâu thuẫn với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Tuy nhiên hội nhập kinh tế là hợp quy luật và không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế mang lại những lợi ích hết sức lớn lao về nhiều mặt cho tất cả các nước. Những nước đi sau có thể tranh thủ các cơ hội do nó mang lại phục vụ cho sự phát triển đất nước nhằm giảm bớt khoảng cách với các nước phát triển. Và không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn. Nhận thức của con người đối với các sự vật phải thay đổi với những điều kiện lịch sử cụ thể thay đổi. Nhận thức về một nền kinh tế độc lập tự chủ ngày nay không thể vẫn là những nhận thức của những năm 50 và 60. Cần có nhận thức mới thích hợp với điều kiện mới. Chính những nhận thức mới này sẽ mở đường cho thực tiễn phát triển. Nhìn thẳng vào sự thật. Thực tiễn đang đòi hỏi phải có nhận thức mới, tư duy mới.
ới quá trình vận động và phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ. Mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò của mình, mà phải thông qua mâu thuẫn bên trong để phát huy tác dụng nhất định. Tuy nhiên, giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài có sự tác động qua lại với nhau. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kia. * Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi sinh ra cho đến khi sự vật kết thúc. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự vật. Mâu thuẫn cơ bản là cơ sở hình thành và chi phối các mâu thuẫn khác trong quá trình phát triển của sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất. Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại bao giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản, và trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thể làm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản. * Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của mọi sự vật. Nó có tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác tồn tại trong cùng sự vật ở giai đoạn đó. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu là biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu chính là từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu cũng có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật. * Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển đặc thù của nó ngày càng dịu đi. Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là thông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hoà bình. Như vậy, hiểu bản chất các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp là điều rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ồ ạt, kinh tế Việt Nam muốn không bị tụt hậu, muốn khởi sắc thì cần phải can đảm hoà mình vào trào lưu kinh tế chung toàn thế giới, đồng thời phải phát huy nội lực để tự đứng vững trước mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài. Phần ii Mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong tương lai xa hơn, hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam phải tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như AFTA, APEC, WTO,, phát triển các quan hệ thương mại và đầu tư rộng rãi với mọi quốc gia, đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng sự hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. Phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động một cách bình đẳng với các công ty Việt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam cũng được phép hoạt động bình đẳng tại các nước đối tác. Trong điều kiện đó việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ nên được hiểu như thế nào là thích hợp. Liệu có mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng kinh tế độc lập tự chủ? Trước hết, ta phải hiểu bản chất của nền kinh tế độc lập tự chủ. Có hai cách hiểu sau: Thứ nhất, nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội. Mô hình kinh tế độc lập tự chủ hướng nội là một nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo các nhu cầu của đất nước, càng nhiều càng tốt. Một cơ cấu hoàn chỉnh, hoặc tương đối hoàn chỉnh là quốc sách của mô hình này. Trong đó những ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là những ngành công nghiệp nền tảng gồm năng lượng, sản xuất các nguyên liệu cơ bản như sắt thép, hoá chất, lọc dầu, xi măng,được đặc biệt chú trọng từ đầu. Quan điểm cơ cấu ngành của nền kinh tế độc lập tự chủ theo mô hình này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tự đảm bảo các nhu cầu trong nước, dù phải chịu những bất lợi về hiệu quả, và hầu như không tính tới những lợi thế so sánh quốc tế. Ưu tiên hàng đầu là không phụ thuộc vào bên ngoài. Với những chính sách này đã gây ra những tác hại to lớn: Nó làm tăng giá các hàng hoá trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Duy trì bảo hộ tình trạng lạc hậu về công nghệ tổ chức quản lý; Chính sách bảo hộ cao đã làm méo mó môi trường đầu tư; Hạn chế việc mở rộng thị trường. Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội có một đặc trưng quan trọng nhất là tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong nước, để không bị lệ thuộc vào bên ngoài, từ hoạch định chiến lược chính sách đến các hàng hoá, dịch vụ, cũng không bị tác động từ bên ngoài bởi các chấn động về chính trị, an ninh, kinh tế, Thực tế thế giới cho thấy đã không có một quốc gia nào đi theo mô hình kinh tế này đạt được những thành công vững chắc, mà hầu hết đều đã hoặc là thất bại, hoặc là phải trả một cái giá rất đắt, hoặc là lâm vào khủng hoảng, suy thoái, trì trệ kéo dài. Vì vậy, buộc các quốc gia phải tìm kiếm một mô hình phát triển khác, một cách hiểu khác về tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Cách hiểu thứ hai là nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một nền kinh tế gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao, và tuỳ thuộc vào thị trường thế giới. Độc lập tự chủ trong mô hình này chấp nhận sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi trong quan hệ giữa các quốc gia. Sự tuỳ thuộc lẫn nhau này diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ hoạch định chính sách phát triển, thể chế kinh tế vĩ mô, đến cả sự hình thành các ngành kinh tế, các công ty. Mô hình kinh tế này đưa lại nhiều mặt tích cực, nhưng đồng thời cũng đưa lại nhiều mâu thuẫn, nhiều tiêu cực. Trước hết, nhận định mặt tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cho phép chúng ta tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế là một cơ hội để chúng ta phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lí xã hội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh công nghiệp. Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá kinh tế cũng đưa lại không ít mâu thuẫn. Cụ thể là: - Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều vốn đầu tư đổ vào thì nền kinh tế mới có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, mới có điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ nước ngoài bao giờ cũng gắn với những điều kiện nhất định, như điều kiện về mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng,Như vậy là nước nhận đầu tư đã phần nào bị chi phối, bị khống chế về kinh tế, chính trị bởi chủ đầu tư. Và từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn bên ngoài giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư, nước nhận đầu tư mất tính độc lập. Hơn nữa, nếu sử dụng không đúng nhu cầu của nền kinh tế hay sử dụng không có hiệu quả thì nền kinh tế không những không phát triển mà còn bị khủng hoảng, mất cân đối. Nghĩa là ảnh hưởng đến tính tự chủ về kinh tế của nước nhận đầu tư. - Toàn cầu hoá, tức hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ dần, các công ty được tự do cạnh tranh bình đẳng trên toàn thế giới. Lúc đó, ở những nước kém phát triển, do các công ty làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu nên dần dần sẽ bị phá sản, giải thể. Hàng hoá ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa, nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài. Dẫn đến nước yếu thế trong cạnh tranh sẽ bị mất quyền tự chủ. - Toàn cầu hoá, nghĩa là sẽ hình thành các thể chế kinh tế toàn cầu. Các quốc gia thành viên phải áp dụng và thi hành hệ thống luật pháp quốc tế, các quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển. Do đó, độc lập, tự chủ về kinh tế chỉ mang tính tương đối. -Những nước nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn do bị thiệt thòi vì những quy định bị áp đặt từ những nước lớn. Đồng thời, những nước nghèo và kém phát triển nếu không nhanh chóng tạo ra được một thiết chế kinh tế tương hợp với thiết chế kinh tế khu vực và toàn cầu, không có khả năng cạnh tranh và hội nhập thực sự thì chỉ đơn thuần trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các nước có kinh tế phát triển, thành nơi tiếp nhận các công nghệ lạc hậu hoặc thải loại, thành nơi mà các nước phát triển chuyển giao ô nhiễm dưới cái vỏ bọc chuyển nhượng hay viện trợ công nghệ, nghĩa là thay thế sự phụ thuộc này bằng một sự phụ thuộc khác. - Phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc là hệ quả tất yếu của nền sản xuất hàng hoá nói chung và của
File đính kèm:
- T049.doc