Tiểu luận Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Qua nội dung ngắn gọn của bài tiểu luận, chắc hẳn cũng cho chúng ta thấy phần nào thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Mặc dù bước vào đổi mới từ năm 1986, cho đến nay, sau 15 năm đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhưng đứng trước sự phát triển của nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cố gắng phấn đấu phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là về kinh tế. ĂngGhen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”.
Kinh tế thị trường - với mặt trái của nó là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để giảm bớt những tiêu cực, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường, thì sự quản lý của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, sự điều tiết của Nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động.
Nhà nước tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội.
thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả. có trật tự, kỉ cương trong môi trường cạnh tranh lạnh mạnh, công khai minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, tổ chức và vận hành an toàn, hiệu quả thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, thị trường lao động. Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân, từ đó nâng cao đời sống xã hội. Và điều cuối cùng là việc đổi mới chế độ sở hữu, đó là mấu chốt quan trọng nhất trong việc cân bằng mối quan hệ giữa LLSX và QHSX. . Hiện nay ở nước ta, một số hình thức sở hữu đã được hình thành, một số hình thức khác đang được khôi phục hoặc mới bắt đầu hình thành. Chế độ nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế là hoàn toàn có cơ sở khách quan. Đó là những thay đổi diễn ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế. Trình độ phát triển LLSX và xã hội hoá sản xuất trong các khu vực kinh tế quốc dân không giống nhau. Có những khoảng cách đáng kể trong phát triển kỹ thuật ở các xí nghiệp, các ngành, các vùng khác nhau. Chính vì vậy mà cần điều chỉnh lại cơ cấu QHSH. Trong việc đổi mới các quan hệ sở hữu, xác lập nhiều hình thức sở hữu, cần phải xem xét, đánh giá đúng, tăng cường vai trò chủ đạo của các hình thức sở hữu nhà nước, bằng cách cải tổ khu vực này: những xí nghiệp nào cần được duy trì, những xí nghiệp nào cần được giải thể và việc giải thể đó ra sao, là những vấn đề hết sức phức tạp. Chính vì thế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng đòi hỏi phải có sự điều hành hợp lý của Nhà nước. 2. Cơ chế thị trường và những mâu thuẫn xunh quanh nó Thị trường là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, do vậy kinh tế hàng hoá càng phát triển thì thị trường càng được mở rộng, ngược lại, thị trường càng được mở rộng thì càng thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đó là mối quan hệ biện chứng gắn bó hữu cơ với nhau. Và xunh quanh mối quan hệ biện chứng đó là những mâu thuẫn khách quan, tồn tại trong cơ chế thị trường. Các bộ phận hợp thành cơ ché thị trường là : Giá cả thị trường: là thứ giá cả hình thành trên thị trường bởi sự tác động của các lực thị trường. Trên mỗi thị trường, mỗi hàng hoá, dịch vụ đều có một giá nhất định và toàn bộ những giá cả đó tạo thành hệ thống giá cả thị trường Cầu hàng hoá: là số lượng hàng hoá mà người mua mong muốn mua và có khả năng mua theo mức giá nhất định. Như vậy, để có cầu hàng hoá phải có ba điều kiện: mong muốn mua, có khẳ năng mua và mức giá. Cung hàng hoá: là số lượng mà người sản xuất hàng hoá mong muốn sản xuất và có khả năng bán trên thị trường với giá nhất định. Để có cung hàng hoá cũng phải có ba điều kiện: mong nuốn sản xuất, có khả năng sản xuất và mức giá. Khi cung hàng hóa nào đó trên thị trường vừa bằng cầu về hàng hoá đó, thì mức giá cả là bình quân. Cạnh tranh trên thị trường: cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau theo ba hướng; giá cả, chất lượng và dịch vụ tương ứng. Cạnh trang giữa những người mua với nhau. cạnh tranh giữa một bên là người bán và một bên là người mua. Trên thị trường không bao giừo có chuyện “đơn phương độc mã” mà là “buôn có bạn, bán có phường”. Bốn bộ phận hợp thành cơ chế thị trường kể trên có quan hệ mật thiết với nhau, như là những khâu trong một guồng máy. Giá cả là cái nhân của thị trường, cung – cầu là trung tâm và cạnh tranh là linh hồn, là sức sống của thị trường. Trong nền KTTT, tồn tại một số loại thị trường sau đây: Thị trường độc quyền đơn phương; là loại thị trường chỉ có một người, nói đúng hơn là một chủ thể bán ( người sản xuất duy nhất ) không có sản phẩm nào khác có thể thay thế. Đó là hình thái thị trường độc quyền của một chủ thể duy nhất bán hàng hay còn gọi là độc quyền tự nhiên. Ơ các nước trên thế giới cũng như nước ta, hình thái thị trường này chỉ tồn tại trong một số ngành sản xuất nhất định như : điện nước, bưu điện, hàng không ... Trong hình thái thị trường này, nhu cầu về sản phẩm ít co dãn, nên người bán có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán trên thị trường và tự quyết định giá cả. Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước phải tham gia quản lý vĩ mô đối với loại thị trường này bằng những biện pháp chống độc quyền như : thuế, kiểm soát giá cả, kiểm soát tồn kho hàng hoá, quy định luật lệ cấm liên kết để hình thành độc quyền, bảo vệ tự do cạnh tranh. Thị trường độc quyền đa phương: là loại thị trường, trong đó số người bán vừa đủ để cho những hoạt động của một người có ảnh hưởng đến lượng cung và giá cả của những doanh nghiệp khác ( ví dụ : sản phẩm xi măng, sắt thép ...). Do tên thị trường độc quyền đa phương còn có cạnh tranh, nên giá cả cũng luôn biến đổi Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường, trong đó, có nhiều người bán hàng cùng một sản phẩm, nhưng sản phẩm của mỗi người có ít nhiều khác nhau về chất lượng, mẫu mã và giá cả ( ví dụ thị trường sản phẩm ngành dệt, thị trường sản phẩm ngành giày dép...). Thực tế trong nền KTTT, thì cạnh tranh mang tính mâu thuẫn, nó vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa là yếu tố kìm hãm, sự phá sản, tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và các bộ phận dân cư, và nhất là không thể tránh khỏi những tệ nạn xã hội do mặt trái của KTTT gây ra. Thực tế cho thấy, sản phẩm hàng ngoại tràn lan trên thị trường Việt nam, lấn áp hoàn toàn hàng hoá trong nước. Nguyên nhân chủ yếu, đó là do sức cạnh tranh của nước ta còn yếu, tâm lý người dân muốn dùng hàng ngoại. Mặc dù hàng ngoại bán trên thị trường có thể đắt hơn so với giá trị thực của nó, song những người mua hàng luôn có suy nghĩ rằng giữa hàng ngoại và hàng trong nước luôn có sự khác nhau cả về chất lượng lẫn mẫu mã của sản phẩm. Một số doanh nghiệp nhà nước bị phá sản, phải đóng cửa vì không đủ sức để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Hàng hoá trong nước không được ưa chuộng, do mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm không thể cạnh tranh được với hàng ngoại được sản xuất với dây truyền công nghệ hiện đại. 3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội Trong hoạt động kinh tế, lợi ích là mục tiêu hàng đầu, vì vậy để thực hiện tăng trưởng kinh tế cần phải coi trọng mọi lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể vầ lợi ích xã hội. Trong nền KTTT, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội chẳng những không bị mất đi mà còn có những diễn biến phức tạp hơn. Trước hết là phải nói đến ưu điểm của nền KTTT, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy năng lực, trí tuệ, thị trường được tạo ra là một thị trường tự do, tự do giao dịch... KTTT có sự quản lý của nhà nước, một mặt nó đảm bảo tính ổn định của thị trường, mặt khác nó lại tạo điều kiện tốt cho hoạt động tham nhũng, buôn lậu... của một số người lạm dụng chức trách của mình. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nếu không được giải quyết đúng đắn sẽ biểu hiện thành những hiện tượng bất công bằng xã hội. Trong mối quan hệ này, nếu lợi ích cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển xã hội. Còn ngược lại, nếu các nhân có lợi, nhưng lợi ích xã hội bị vi phạm, thì nạn nhân của sự bất công lại là cộng đồng xã hội. Ví dụ: Vì lợi ích cá nhân mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta có thể phá hoại môi trường sống, có thể làm những việc phi pháp, phi đạo đức, phi nhân tính, để có lợi cho bản thân, làm thất thoát tài sản của nhà nước... Trong trường hợp này hậu quả do cá nhân đó tạo ra làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội. Chúng ta cần biệt lợi ích chính đáng với lợi ích ích kỉ cá nhân. Lợi ích chính đánh của cá nhân là động lực phát triển của xã hội, là cái mà xã hội phải tôn trọng và phát huy, còn lợi ích ích kỉ của cá nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, là nguyên nhân dân đến sự thoái hoá, biến chất, trộm cắp, tham nhũng của một số cá nhân trong bộ máy của nhà nước. Nếu xã hội không có những biện pháp tích cực và có hiệu quả thì những tệ nạn này chẳng những không giảm đi, mà trái lại càng gia tăng, vì cùng với sự phát triển kinh tế, của cải xã hội, phúc lợi tập thể sẽ tăng lên và những thứ này lại được giao cho cá nhân trực tiếp quản lý. Thực tế cho thấy rằng ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng. Sở dĩ có tình trạng trên là do nguyên nhân chủ quan trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng: Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Tình trạng tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị qyuết của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho đường lối của Đảng khó đi vào cuộc sống. Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành còn bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc và chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật và Điều lệ của Đảng còn chưa được xử lý thật kiên quyết. Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành. Cải cách hành chínhtiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy nhà nước còn công kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà, không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương hành động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội và là giảm động lực phát triển. Một số người và cơ quan do lợi ích cá nhân, cục bộ không muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước... Trên đây là những tiêu cực của một số cá nhân có chức quyền và lạm dụng nó để tiến hành mưu lợi riêng cho mình, gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế quốc dân. Còn đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh bất chấp pháp luật để chạy theo lợi nhuận. Hiện tượng làm hàng giả, hàng lậu vẫn tiếp tục phát
File đính kèm:
- T060.DOC