Tiểu luận Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Bạch Xa Huyện Hàm Yên – Tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

 Cùng với nhân loại, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự hình thành nền tri thức, xã hội thông tin. Sự phát triển với tốc độ như vũ bão của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho chúng ta những thời cơ và cả những thách thức. Giáo dục - đào tạo phải làm gì để hoàn thành sứ mệnh: “Là chìa khoá mở của tiến vào tương lai” là “Chìa khoá” để tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa ta với các nước phát triển và các nước trong khu vực.

 Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo, coi “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

 Cùng với đất nước trong h¬n 20 năm đổi mới, giáo dục - đào tạo đã có nhiều cố gắng và đã có những thành tựu đáng trân trọng, tạo được một số nhân tố cần thiết để phát triển trong tương lai; tuy vậy vẫn còn trong tình trạng yếu kém, khó khăn về nhiều mặt. Thực tế ấy đòi hỏi Ngành giáo dục đào tạo phải có ngay những giải pháp đủ mạnh, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội, của đất nước Đối với giáo dục phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng. Dạy học là hoạt động đặc trưng của hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tăng cường chất lượng giáo dục tức là tăng cường chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý giáo dục đồng nghĩa với việc tăng cường chất lượng quản lý dạy học.

 Trường THCS B¹ch Xa - HuyÖn Hµm Yªn – TØnh Tuyªn Quang cũng như các trường THCS trong tỉnh nói chung hiện đang bộc lộ những yếu kém trong chất lượng dạy học. Việc học tập, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, phần lớn vẫn hướng học sinh vào việc ghi nhớ máy móc Một bộ phận giáo viên chuyên môn yếu, đa số vẫn dạy chay, vẫn còn sử dụng những phương tiện dạy học và giáo dục lạc hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, độc lập và vận dụng kiến thức vào thực tế. Học sinh (Phần đông các em ở ngoài trường công lập) còn lười, ỉ lại, thiếu tự tin, nề nếp cũng như phương pháp bộc lộ rất hạn chế. Tỷ lệ học sinh yếu kém, “Ngồi nhầm lớp” là rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong chất lượng dạy học; tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính là công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường.

 Với những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, là một cán bộ quản lý giáo dục -một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - tôi nhận thấy rõ những hạn chế và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý để góp phần nâng cao chất lượng gi¸o dôc. Vì vậy, tôi quyết định chọn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng gi¸o dôc ở trường THCS B¹ch Xa HuyÖn Hµm Yªn – TØnh Tuyªn Quang trong giai đoạn hiện nay”.

 

doc30 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Bạch Xa Huyện Hàm Yên – Tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập phân tích các thông tin về chỉ thị, nghị quyết, thành tích cũng như kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm học trước của nhà trường.
+ Dự báo, chuẩn đoán về thực trạng của nhà trường, và tình hình xã hội để từ đó dự báo các chỉ tiêu, các hoạt động của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch sơ bộ bao gồm việc xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, các điều kiện cần thiết cho kế hoạch.
+ Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ xây dựng kế hoạch chính thức. Cho thảo luận tập thể rồi trình duyệt cấp trên và đưa kế hoạch vào thực hiện.
- Cải tiến quá trình xây dựng kế hoạch tại cơ sở:
 Trong thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch của nhà trường còn thực hiện chưa đúng quy trình, chủ yếu là do Hiệu trưởng làm do đó chưa tập hợp được trí tuệ của tập thể, chưa đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường. Vì vậy trong thời gian tới lãnh đạo nhà trường cần cải tiến theo hướng:
+ Hiệu trưởng thành lập một nhóm xây dựng kế hoạch do hiệu trưởng phụ trách để giúp mình trong việc xây dựng kế hoạch.
+ Nhóm xây dựng kế hoạch cần bao gồm các thành viên có năng lực và kinh nghiệm làm kế hoạch, có vị trí và điều kiện làm kế hoạch. Thực hiện việc tập hợp thông tin, phân tích tình hình về mọi mặt nhằm đánh giá đúng thực trạng của nhà trường. Xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu của kế hoạch.
+ Phổ biến cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch của nhà trường và các bộ phận đến các cá nhân, tập hợp các kế hoạch của các bộ phận và cùng với hiệu trưởng hình thành kế hoạch sơ bộ chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ - giáo viên - nhân viên nhà trường (Trường ngoài công lập không dùng cụm từ “Đại hội công chức”).
- Xây dựng kế hoạch nói chung trong nhà trường phải đảm bảo về cơ bản các yếu tố sau:
+ Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện khách quan (Điều kiện phụ huynh, đặc điểm địa phương); phù hợp với điều kiện chủ quan (Năng lực đội ngũ, chất lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất) và phải hợp lý về mặt tổ chức; phù hợp với cá nhân.
+ Trong kế hoạch người lãnh đạo phải chỉ ra được các tiền đề đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện có chất lượng và hiệu quả. Muốn vậy khi tiến hành xây dựng kế hoạch cần phân tích kĩ các thuận lợi, khó khăn về điều kiện khách quan, chủ quan, so sánh với các tiêu chí đánh giá của ngành để lựa chọn mục đích đúng tầm, phù hợp với đơn vị.
+ Xây dựng kế hoạch cần phải xác định được những vấn đề ưu tiên thực hiện: Như ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Thực hiện tốt kế hoạch hoá trong quản lý dạy học:
 Tại nhà trường, bên cạnh việc thực hiện xây dựng kế hoạch, người quản lý cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá: Làm những điều đã vạch ra trong kế hoạch được cụ thể, phát triển một cách có kế hoạch. Đặc biệt muốn nâng cao chất lượng dạy học thì phải đảm bảo việc đẩy mạnh chất lượng thực hiện kế hoạch hoá trong quản lý dạy học. Vì vậy cần:
+ Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cho từng tuần, từng tháng.
+ Ra được các quyết định làm cho hoạt động dạy học diễn ra thuận lợi theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu đề ra.
+ Đôn đốc, động viên khích lệ giáo viên và học sinh nhất là khi thực hiện chương trình phân ban, dạy tự chọn, khi thiếu thiết bị dạy học
+ Đảm bảo việc theo dõi, giám sát, điều chỉnh sửa chữa một cách kịp thời.
+ Thường xuyên đảm bảo công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Trong từng tuần, từng tháng phải xác định được mức độ đạt được so với kế hoạch tác nghiệp.
3.2 Nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên:
 Thực hiện chỉ thị 40 của Ban bí thư Trung ương về “Xây dựng nâng cao chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG về phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 2005-2010”.
 Thực tế cho thấy “Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”, chất lượng của đội ngũ nhà trường là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học của đơn vị. Là một trường THCS (Thuộc mô hình dân lập), lại “Thừa hưởng” hậu quả của một đội ngũ giáo viên của 1 trường có nguy cơ phải giải tán vì nội bộ mất đoàn kết, phần lớn yếu về năng lực chuyên môn, thiếu kinh nghiệm (Vì số đông là giáo viên mới ra trường), đây quả là một “Gánh nặng” đối với người quản lý trong chiến lược xây dựng đội ngũ. Thực tế đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải có một chiến lược lâu dài cho việc phát triển đội ngũ. Đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng. 
- Với lợi thế của trường ngoài công lập, để có một đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu cần phải chủ động trong khâu tuyển dụng đội ngũ. Vì vậy, HĐQT-BGH cần căn cứ vào yêu cầu của nhà trường để tuyển giáo viên. Tuy nhiên, vì thực tế đội ngũ giáo viên của trường phần đông là giáo viên trẻ, mới ra trường nên nếu hàng năm cứ tuyển theo giáo viên mới cho đủ số lượng thì chất lượng đội ngũ trước mắt là không bảo đảm. Do đó phối hợp với tuyển giáo viên mới, nhà trường có kế hoạch mời thêm đội ngũ các giáo viên thỉnh giảng (Những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm của các trường công lập trên địa bàn như giáo viên trường THCS Hòn Gai, THCS Ngô Quyền, THCS Vũ Văn Hiếu). Giải pháp này vừa giải quyết được số lượng, cơ cấu vừa nâng cao được chất lượng. 
- Để có một đội ngũ chuẩn về chất lượng cần tăng cường tổ chức chỉ đạo tăng cường ở các khâu như: 
+ Xây dựng yêu cầu, tiêu chuẩn chuẩn mực về đội ngũ. Phấn đấu năm 2009, nhà trường sẽ có 100% giáo viên có trình độ chuẩn. Và năm 2012 có 10% giáo viên có trình độ thạc sĩ.
+ Đẩy mạnh việc bồi dưỡng giáo viên:
Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo. Làm cho giáo viên ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học, xác định đây là điều sống còn của nhà trường. Xây dựng một đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất, sống nhân hậu, hết lòng yêu thương và giúp đỡ đồng nghiệp. Phấn đấu sống giản dị, gương mẫu, thực sự là những “Tấm gương sáng” cho học trò noi theo. Đối với trường THCS Trµng §µ - ThÞ x• Tuyªn Quang, công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hiểu biết pháp luật và tinh thần đoàn kết là một yêu cầu hệ trọng cần được đặc biệt quan tâm tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên liên tục.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo hướng đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên. Phối hợp giữu khâu “Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng”. Nhà trường đảm bảo 100% giáo viên nhà trường được tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục Quảng Ninh tổ chức. Mở rộng hình thức giao lưu trên địa bàn bằng việc mở rộng các chuyên đề, mời các giáo viên giỏi ở các trường bạn về dạy mẫu. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực thiết kế giáo án, năng lực ra đề kiểm tra, chấm thi, làm thi và nhất là việc sử dụng thiết bị, thiết bị hiện đại phục vụ cho chương trình đổi mới cho sách giáo khoa hiện nay.
+ Song song với các biện pháp trên, lãnh đạo nhà trường cần tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất để giáo viên nhà trường đạt được các mục tiêu sau đây:
Một là tăng sự chuẩn bị của giáo viên trong khâu đọc tài liệu, chương trình, sách giáo khoa.
Hai là tăng cường khâu trao đổi của giáo viên theo nhóm chuyên môn, theo khối lớp.
Ba là tăng cường đánh giá giáo viên qua nhóm, qua báo cáo, qua sản phẩm.
Bốn là tăng hoạt động của giáo viên theo hướng tăng thời gian tự làm việc, tăng hoạt động theo nhóm.
Năm là tăng sản phẩm sau tập huấn như soạn bài, bài kiểm tra, tư liệu.
Sáu là tăng thực hành: Kết hợp nghe giảng, thảo luận, viết thu hoạch.
Bảy là tăng hiệu quả công việc.
+ Cùng với việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nhà trường còn đặc biệt chú trọng tới tiêu chuẩn và việc bồi dưỡng cho giáo viên năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Người quản lý cần coi đây là một trong những biện pháp có tính đột phá nhằm góp phần đổi mới cơ bản phương pháp dạy học của giáo viên. Từ năm học 2008-2009, nhà trường sẽ về dạy ở cơ sở mới, trong một khu trường được xây dựng theo hướng hiện đại. Chắc chắn đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
3.3 Tăng cường tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học:
 3.3.1 Đối với giáo viên: 
 Nghị quyết Trung ương khoá Ⅱ khoá Ⅷ đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo”. Có thể nói, đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chất lượng giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTG ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp mang tính quyết định chất lượng dạy học ở các trường THCS.
 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, năm học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Sau đây là bảng khảo sát về mức độ hiểu biết và kĩ năng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trường THCS Trµng §µ - ThÞ x· Tuyªn Quang năm học 2006-2007:
STT
 Mức 
 độ Phương 
 pháp
Hiểu
Rất hiểu
Thành thạo
Rất thành thạo
1
Thuyết trình
19,5
80,5
26,5
73,5
2
Nêu và giải quyết vấn đề
20,5
40,5
30,5
32,5
3
Gợi mở, vấn đáp
20,5
45,5
20,5
46,5
4
Thảo luận nhóm
60
18,5
39
25
5
Trực quan
25,5
19,5
22,5
16,5
 Để đổi mới phương pháp dạy học lãnh đạo nhà trường trước hết quan tâm đến việc đổi mới nhận thức lý luận và thực tiễn của giáo viên, giúp họ hiểu đúng bản chất của đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học là gì. Thông qua tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng lý luận, mời trực tiếp các chuyên viên của Sở giáo dục hoặc đội ngũ cốt cán được bồi dưỡng trực tiếp qua các lớp tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Sở giáo dục Quảng Ninh cử đi để hướng dẫn đội ngũ giáo viên nhà trường. Cung cấp đầy đủ các văn bản, giáo trình, 

File đính kèm:

  • docBiện pháp nâng cao.doc