Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiết 2)

a. Kiến thức.

- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại

- Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại

- Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn,

- Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởn đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo về kim loại

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
21/11/2011
Ngày giảng:
Lớp 9A:
25/11/2011
Lớp 9B:
23/11/2011
Tiết 27. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ 
KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức.
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại
- Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại
- Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn,
- Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởn đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo về kim loại
b. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế để tìm ra kiến thức
c. Thái độ.
- HS yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Giáo viên:
- Một số đồ dùng bị gỉ, bảng phụ 
b, Học sinh: Chuẩn bị trước bài
3. Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: (10')
?/ Nêu nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang?
?/ Nêu nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất thép?
b, Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV - HS 
Nội dung
GV: Cho HS quan sát một số đồ dùng bị gỉ và yêu cầu HS đưa ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại
GV: Giải thích sự ăn mòn kim loại sau đó cho HS đọc SGK
I/ Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
* Khái niệm: Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi kà sự ăn mòn kim loại
5'
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đã làm trước ở nhà, nêu nhận xét
?/ Từ các thí nghiệm trên, em hãy rút ra kết luận?
GV thuyết trình: Thực nghiệm cho thấy: ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
VD: Thanh sắt để trong bếp bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát
HS: Nghe và ghi bài
II/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
1/ ảnh hưởng của các chất trong môi trường
* Hiện tượng: 
- ống nghiệm 1: (đinh sắt trong không khí khô) không bị ăn mòn
- ống nghiệm 2: (đinh sắt trong nước có hoà tan khí oxi) đinh sắt bị ăn mòn chậm
- ống nghiệm 3: (đinh sắt trong dung dịch muối ăn) bị ăn mòn nhanh
- ống nghiệm 4: (đinh sắt trong nước cất) không bị ăn mòn
* Kết luận: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra chậm hay nhanh phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc
2/ ảnh hưởng của nhiệt độ
HS: Nghe và ghi bài
15'
?/ Tại sao phải bảo vệ kim loại để tránh các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nêu các biện pháp bảo vệ kim loại mà em biết trong thực tế.
GV: Các biên pháp mà HS nêu có thể chia làm 2 biện pháp chính:
1. Ngăn không cho kim loại tác dụng hoặc tiếp xúc với môi trường
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn 
GV: Cho HS liên hệ thực tế gia đình đã làm gì để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn
GV: Cho HS đọc phần “em có biết” về quy trình bảo vệ một số máy móc
III/ Làm thế nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
* Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:
1/ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường
VD: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ, ... lên bề mặt kim loại
- Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ
- Rửa sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ lao động và tra dầu mỡ
2/ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
VD: Cho thêm vào thép một số kim loại như: Crôm, Niken, ... 
15'
c, Luyện tập, củng cố:
- Đưa vào nội dung bài
d, Hướng dẫn về nhà: 
- BTVN: 2,4,5 (67).
---------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docT 27 Su an mon kim loai Da duoc tham dinh.doc
Giáo án liên quan