Tiết 2: Ôn tập đầu năm

I/ Mục tiêu

1, Kiến thức

- Hệ thống toàn bộ kiến thức Hoá học lớp 10 một cách khái quát, cơ bản nhất.

- Chú ý khắc sâu kiến thức trọng tâm Hoá học lớp 10.

2, Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy về các khái niệm trừu tượng, nắm vững kiến thức chương halogen, kiến thức về tốc độ phản ứng và CBHH.

- Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng các phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng giải các bài tập tính toán.

3, Thái độ

- Học sinh có ý thức chủ động tư duy nhớ lại kiến thức đã học và hiểu tầm quan trọng của việc ôn tập trước khi vào chương trình Hoá học 11.

II/ Chuẩn bị

- Gv hệ thống kiến thức Hoá học 10.

- Hs ôn tập kiến thức cơ bản Hoá học 10.

III/ Phương pháp

Vấn đáp, thảo luận nhóm.

IV/ Các hoạt động dạy và học:

1. Khởi động (5’)

Mục tiêu: - Kiểm tra quá trình chuẩn bị của HS theo yêu cầu của GV.

GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo quá trình chuẩn bị bài theo yêu cầu của tiết dạy.

HS: Các nhóm cử đại diện báo cáo

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 2: Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2
Ngày soạn: 16/8/2009
Ngày dạy: 21/8/2009
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hệ thống toàn bộ kiến thức Hoá học lớp 10 một cách khái quát, cơ bản nhất.
- Chú ý khắc sâu kiến thức trọng tâm Hoá học lớp 10.
2, Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy về các khái niệm trừu tượng, nắm vững kiến thức chương halogen, kiến thức về tốc độ phản ứng và CBHH.
- Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng các phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng giải các bài tập tính toán.
3, Thái độ
- Học sinh có ý thức chủ động tư duy nhớ lại kiến thức đã học và hiểu tầm quan trọng của việc ôn tập trước khi vào chương trình Hoá học 11.
II/ Chuẩn bị
- Gv hệ thống kiến thức Hoá học 10.
- Hs ôn tập kiến thức cơ bản Hoá học 10.
III/ Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (5’)
Mục tiêu: - Kiểm tra quá trình chuẩn bị của HS theo yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo quá trình chuẩn bị bài theo yêu cầu của tiết dạy.
HS: Các nhóm cử đại diện báo cáo.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 5(10’)
Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về chương halogen.
- Yêu cầu HS nắm được kiến thức cơ bản về chương halogen.
GV: Trong chương trình Hoá 10 đã học những nguyên tố phi kim nào?
HS: trả lời.
GV: yêu cầu hs nêu đặc điểm nhóm halogen, từ đó nêu 1 số tính chất hoá 
học đặc trưng (có ví dụ minh họa kèm theo) và cách nhận biết các ion halogenua.
HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời.
GV: yêu cầu hs nêu đặc điểm chung của oxi và lưu huỳnh, từ đó nêu 1 số tính chất hoá học đặc trưng (có ví dụ minh họa kèm theo).
- HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Hoạt động 6(10’)
Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về chương tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
GV: giúp học sinh ôn lại kiến thức cơ bản về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Chủ yếu lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
V/ Phi kim
1, Nhóm halogen 
- Nhóm halogen gồm: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iôt (I).
- Nhóm halogen là nhóm VIIA, có 7e ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1e nên chúng thể hiện tính oxi hoá mạnh.
- Các halogen tồn tại ở trạng thái phân tử, kí hiệu: X2
-Tính chất hoá học:
+ tác dụng với kim loại tạo muối halogenua
+ tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua
+ tác dụng với H2O tạo axit halogen hiđric 
- Nhận biết ion X- dùng dung dịch AgNO3
 Ag+ + F- → không tác dụng
 Ag+ + Cl- → AgCl↓ (màu trắng)
 Ag+ + Br- → AgBr↓ (màu vàng nhạt)
 Ag+ + I- → AgI↓ (màu vàng)
2, Oxi – Lưu huỳnh
- Oxi, lưu huỳnh thuộc nhóm VIA, có 6e ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 2e nên thể hiện tính oxi hoá mạnh.
- Oxi có tính oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh.
- Tính chất hoá học:
+ tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
+ tác dụng với phi kim (oxi không tác dụng với halogen)
+ tác dụng với hiđro
+ oxi có thể tác dụng với hợp chất vô cơ, hữu cơ
VI/ Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
1, Tốc độ phản ứng
- Các yếu tố: nồng độ, áp suất, nhiệt độ và diện tích bề mặt đều tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
- Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: tốc độ khuấy trộn, môi trường, tia bức xạ,
2, Cân bằng hoá học
- Các yếu tố: nồng độ, áp suất và nhiệt độ đều ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.
- Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơsatơliê:
SGK lớp 10.
V. Tổng kết
- Ôn tập các kiến thức trọng tâm Hoá học 10 và 1 số nội dung bổ trợ cho các kiến thức đó.
- Hs tự làm các bài tập theo từng chủ đề đã ôn tập (bài tập ở SGK, sách bài tập,).
- Hs nghiên cứu trước bài 1 ở sách giáo khoa Hoá học 11.
Duyệt của nhóm CM Duyệt của tổ CM Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docTiet211.doc
Giáo án liên quan