Tiếng Việt 6 - Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn không có quy tắc viết

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:

1.1. Kiến thức:

 - Nhận diện được các sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu biểu ở Yên Bái như : Lễ hội dân gian, diễn xướng nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết (còn gọi là văn hoá phi vật thể).

 - Biết được các nét chính về tính địa phương, dân tộc, giá trị truyền thống của một số sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương.

1.2. Kĩ năng:

 - Biết cách quan sát, tìm hiểu hoạt động chính của các sinh hoạt văn hoá dân gian.

 - Biết tham gia vào các sinh hoạt văn hoá dân gian một cách có văn hoá.

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Việt 6 - Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn không có quy tắc viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách sử dụng đúng lớp từ địa phương. Biết cách sưu tầm, hoạt động nhóm, thực hành và sử dụng các đồ dùng học tập. Có sự tích cực tìm hiểu, yêu quý, tự hào, phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá, văn học địa phương và góp phần sáng tạo các giá trị văn hoá, văn học địa phương.
	- Phương pháp học tập chính : Các hoạt động sưu tầm, làm việc theo nhóm, thực hành- vận dụng, sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học. 
3. Phương tiện hỗ trợ dạy học:
3.1. Tài liệu tham khảo:
	- Chương trình giáo dục Trung học cơ sở.
- Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
3.2. Thiết bị, đồ dùng dạy học: 
- Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
- Nếu không có máy chiếu thì dùng giấy Ao, bút dạ hoặc bảng phụ. 
4. Cách tổ chức: 
- GV: diễn giảng, đàm thoại nêu vấn đề về nội dung và phương pháp học tập.
- HS : nghe, hỏi những điều chưa rõ.
Bài 1. Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả
Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái
về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn không có quy tắc viết
(1 tiết)
bài 2: văn - tập làm văn
Sinh hoạt văn hoá dân gian của các dân tộc yên bái
(1 tiết)
1. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
1.1. Kiến thức:
	- Nhận diện được các sinh hoạt văn hoá dân gian tiêu biểu ở Yên Bái như : Lễ hội dân gian, diễn xướng nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết (còn gọi là văn hoá phi vật thể).	
	- Biết được các nét chính về tính địa phương, dân tộc, giá trị truyền thống của một số sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương.
1.2. Kĩ năng:
	- Biết cách quan sát, tìm hiểu hoạt động chính của các sinh hoạt văn hoá dân gian.
	- Biết tham gia vào các sinh hoạt văn hoá dân gian một cách có văn hoá.
1.3. Thái độ:
	- Trân trọng sinh hoạt văn hoá dân gian của các dân tộc ở địa phương.
	- Yêu quý, tự hào về truyền thống văn hoá dân gian của địa phương
2. Thông tin :
	Văn hóa dân gian là văn hóa do quần chúng nhân dân lao động sáng tạo ra, đã có từ lâu đời. Nội dung văn hóa dân gian rất phong phú, bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, phép tắc ứng xử, các sinh hoạt văn hóa dân gian, các đình, chùa, đền, miếu.... Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể, tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Trong bài học này chúng ta tìm hiểu về một số sinh hoạt văn hóa dân gian, chủ yếu là lễ hội dân gian ở địa phương.
2.1. Lễ hội dân gian: Lễ hội dân gian là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp, mang tính cộng đồng cao, diễn ra trong chu kì không gian - thời gian nhất định. Tất cả các lễ hội dân gian đều mang bản chất chung đó là tính thiêng, sự sùng bái, suy tôn những biểu tượng được thờ phụng, là nhu cầu trở về cội nguồn để khẳng định tính cộng đồng và bản sắc văn hoá. Lễ hội dân gian cổ truyền là nguồn cội của văn hóa dân tộc.
Trong lễ hội dân gian có phần lễ và phần hội. Phần lễ là yếu tố chính, phần hội là yếu tố phái sinh. Lễ được hình thành bởi nhân vật được thờ phụng, hệ thống nghi lễ, nghi thức thờ cúng mang tính thiêng. Hội được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, giải trí. Có thể chỉ ra một số điểm khác giữa phần lễ và phần hội như sau:
- Thời gian : Phần lễ được tổ chức trước phần hội.
- Không gian: Nơi tổ chức phần lễ có thể trong nhà(đền, đình, chùa) hoặc ngoài trời; nơi tổ chức phần hội thường ở ngoài trời là nơi rộng rãi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.
	- Người tiến hành: Phần lễ gồm có ông chủ lễ và những người hành lễ thực hiện; phần hội tất cả mọi người đều cùng tham gia.
	 - Đặc điểm: Phần lễ trang trọng, tôn nghiêm, thành kính; phần hội vui vẻ, hồn nhiên.
	 - Mục đích, ý nghĩa: “Lễ” là để tế lễ, cầu xin thần linh và những người được thờ kính phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, may mắn, mạnh khỏe, bình an…; “Hội” là để vui chơi, thi tài, thể hiện sự đoàn kết cộng đồng…
ở Yên Bái có một số lễ hội như : Lễ hội "Lồng tồng"của người Tày,Thái, Mường; Lễ hội "Xên bản, Xên mường" của người Thái; Lễ hội "Tết nhảy" của người Dao; Lễ hội "Đón mẹ lúa" của người Khơ Mú; Lễ hội "Gầu Tào" của người Mông; Lễ hội "Giã cốm" của người Tày; Lễ hội "Hái hoa ban" của người Thái; Lễ hội "Cầu mùa" của người Dao Đỏ; Hội "Đu" của người Mường; Lễ hội "Đền Đại Cại" của người Kinh, Tày; Lễ hội "Đền Mẫu Thác Bà"; Lễ hội Đền Đông Cuông; Lễ hội Đền Tuần Quán.
 Lễ hội đền Đông Cuông
Lễ hội chùa Am Lễ hội đền Tuần Quán
1. Lễ hội xuống đồng (lễ hạ điền): Là một sinh hoạt văn hoá xã hội, lễ hội nông nghiệp, nghi lễ cầu mùa. Trong thời kì trứng nước của khoa học kĩ thuật ngoài việc nỗ lực cầy cấy, chăm bón cho cây lúa người nông dân còn tin rằng có một lực lượng siêu nhiên khác (thần nông, thần lúa…) tác động đến sự thành bại của mùa màng. Vì thế muốn có vụ mùa bội thu cần phải có lễ cầu xin sự phù trợ của thần linh. Đó là căn nguyên của hàng loạt nghi lễ cầu mùa, trong đó có hội xuống đồng trên khắp nước Việt, của nhiều dân tộc khi bắt đầu vụ mùa. Tuy nhiên ở từng dân tộc, thời gian tổ chức và thể thức tiến hành có những điểm khác nhau.
ở đồng bằng, trung du tuỳ từng làng đồng chiêm chính hay đồng mùa chính mà hội xuống đồng được tổ chức vào thời điểm tháng 11 hoặc tháng 6 âm lịch. 
Phần lễ: Thường vào buổi sáng mọi người tề tựu ở đình làng làm lễ tế thành hoàng làng và cáo yết thần nông.
Phần hội: Mọi người tập trung tại một thửa ruộng đã chọn trước để mở hội. Giữa ruộng cắm một cây tre tươi có đủ cành lá (cây nêu) trên ngọn buộc một đụn lúa nhiều bông, chắc hạt tượng trưng cho ước vọng sinh sôi, phồn thực. Hội được mở đầu bằng nghi thức cấy lúa chúa đồng. Chúa đồng là người có uy tín trong làng, khoẻ mạnh, phúc hậu, gia đình hoà thuận, không có tang, thạo nghề cấy hái, am hiểu đồng đất. Dân làng tin những đức tính tốt đó sẽ nhập vào cây lúa. Cúi đầu lễ thần nông, thổ địa, chúa đồng xuống ruộng cấy mạ vòng quanh cây nêu. Trên bờ dân làng hò reo, đánh trống (tượng trưng cho tiếng sấm) té nước (tượng trưng cho mưa), ném bùn đất giả làm thiên tai vào chúa đồng. Sau khi chúa đồng cấy được khoảng rộng, dân làng ùa xuống cấy tiếp, sau đó mới trở về cấy ruộng nhà mình. 
ở các dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường) lễ hội xuống đồng gọi là lễ hội Lồng tồng (lùng tùng) có những nét khác với người Kinh. Người Tày tổ chức lễ hội xuống đồng (hội lồng tồng) vào dịp đầu xuân (đầu tháng giêng âm lịch).
Phần lễ: Khi trời hửng sáng, mọi người rước mâm lễ ra nơi làm lễ, thường là một khu ruộng lớn. Mâm lễ gồm có gà luộc, cơm nếp, trứng gà, các loại bánh, các loại hạt giống lúa, ngô, lạc, đỗ...hoa quả và rượu trắng. Thày cả (người cúng chính của buổi lễ) làm lễ tạ ơn người có công khai phá mảnh đất đầu tiên, cầu thần nông, thổ địa cho mùa màng bội thu, nhà nhà yên lành, mọi người mạnh khỏe. Phần quan trọng của buổi lễ là cầu mưa và lễ cày ruộng. Trong lời cầu thường có câu: “Cầu cho nắng hạn lui đi, cho mưa tụ về, để cho ngô lúa ngập bờ, hạt dày, hạt mẩy, gánh gãy đòn, gãy gánh...”. Tiếp đến là lễ cày ruộng. Chọn một người ưu tú nhất bản cày một đường cày tượng trưng (có nơi cày 5 đường tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tiếp theo là phần cấy lúa và gieo hạt.
Phần hội: Thường tổ chức trò chơi tung còn. Trên cây còn treo 3 vòng tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân (trời, đất, con người). Theo quan niệm của đồng bào nếu còn được ném thủng trước giờ chính ngọ thì năm đó mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài tung còn, đồng bào còn tổ chức các trò chơi khác như kéo co, thi nấu ăn, thi diễn xướng nghệ thuật dân gian...
Người Mường khi tổ chức lễ hội cầu mùa cũng làm lễ cầu thần. Lễ xong, thịt và xôi được chia cho mọi người. Chủ lễ xin âm dương, ai trúng sẽ cắm cây nêu ở thửa ruộng nhà mình để lấy ngày tốt, vía tốt cho cả mường, hôm sau dân mường mới bắt đầu cấy.
 	Hội xuống đồng tuy phần lớn chỉ mang tính nghi lễ, tượng trưng, đơn giản nhưng nó là lễ hội trình nghề. Sự tổ chức lễ hội xuống đồng ở từng dân tộc có điểm khác nhau nhưng đều có một mong ước chung đó là mưa thuận gió hoà, con người mạnh khoẻ, mùa màng bội thu. Tính cộng đồng được phát huy, khiến con người chung sức cho một mục đích chung. Đây là một nghi lễ nông nghiệp đẹp cần được khôi phục, phát huy.
 Lễ lồng tồng của người Tày
2. Lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái: Lễ hội này được tổ chức vào dịp rằm tháng giêng, gồm hai phần:
Phần lễ: Cúng thần linh mường và cúng vong hồn bản thường vào buổi sáng, dân bản mổ hai con trâu (một đen, một trắng). Chuẩn bị xong các lễ vật, ông mo bước vào vị trí ba sàn cúng và làm lễ cúng. Cúng xong tất cả vào tiệc, uống khoảng hai tuần rượu, một người hát bài: “Tành bản đa mường” (xây dựng mường bản), rồi tất cả cùng vào vòng xoè.
Phần hội: Thường vào buổi chiều cùng ngày, tổ chức các trò chơi: tung còn, bắn nỏ, đua ngựa và “Tó mắc lẹ”. Trò chơi này chỉ dành cho phụ nữ đã có gia đình. Họ dùng hạt mắc lẹ - một loại quả có hình dài, cong như cái liềm, hạt to bằng miệng chén, màu đen, hình dẹt - làm đồ chơi. Đầu tiên, đào đất cắm hạt mắc lẹ, dựng thành hàng rồi sau đó đứng cách xa chừng 10 m, dùng thanh tre bật cho hạt mắc lẹ bắn trúng vào hàng mắc lẹ cắm dưới đất, ai bắn trúng đích làm nhiều hạt mắc lẹ đổ xuống thì được nhiều điểm hơn.
3. Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông: 
Phần lễ: Lễ cúng thần núi, trả ơn thần núi, tổ chức vào ngày mồng một tết Mông. Dân bản chọn một cây gỗ to, thẳng, mọc độc lập, khi hạ cây gỗ xuống không để cho cây gỗ chạm đất, sau đó khiêng về dựa vào cạnh cửa chính, rồi chọn một vị trí thích hợp, bằng phẳng chôn cây gỗ xuống, treo lên ngọn cây một tấm vải đỏ, tượng trưng cho lá cờ, đặt cạnh cây gỗ một cái bàn đan bằng tre. Lễ vật gồm có một chum rượu, chén uống rượu tiện bằng các ống nứa. Khi mọi người tới đông đủ, chủ lễ bắt đầu buổi lễ bằng bài hát. Nội dung bài hát kể khổ và nỗi buồn hiếm muộn con cái, quá trình xin thần núi, được thần núi ban ơn, cảm ơn thần núi. 
Phần hội: Dân bản chọn một bãi đất rộng để tổ chức các trò chơi và thi tài bằng các trò chơi: Đua ngựa, bắn nỏ, đẩy gậy, chọi quay, ném pao, múa khèn, múa ô, thổi sáo, hát dân ca…Trò chơi có thể kéo dài từ một

File đính kèm:

  • docbai 2 lop 6.doc