Tích lũy chuyên môn Lịch sử - Võ Tánh

Khi nhắc đến Võ Tánh,một danh tướng có tài ,có đức, với lòng trung thành với Nhà Nguyễn ;thì không thể quên Ngô Tùng Châu,một vị Quan Văn người "bạn" Võ Tánh ;hai vị này: "Văn Võ song tòan" một lòng trung thành với Nguyễn Ánh;cuối cùng cả hai đều bỏ mình ở thành Qui nhơn .

Nếu nói đến tính khí khái, bất khuất của Ngô Tùng Châu&Võ Tánh mà quên đi viên dõng tướng Trần Quang Diệu của Nhà Tây Sơn của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ thật là một điều thiếu sót . Khi Võ Tánh chỉ lầu bát giác ở thành qui Nhơn ,nói rằng đây là chốn dung thân ! Ngô Tùng Châu cười hàm ý ;thành Qui Nhơn cũng là "nhiệm sở" cuối cùng của Ông ! Cuối cùng cả hai tuẩn tiết ;Võ Tánh dùng lửa còn Ngô Tùng Châu dùng độc dược để nói lên cái tinh thần trung hiếu với Nhà Nguyễn.

Dù là Văn Quan hay Võ Quan khi giữ Thành ,Thành mất thì Tướng phải mất theo ! Nhưng cái hay của Võ Tánh không dừng lại ở điểm này,mà trước khi dùng lửa tuẩn tiết để tỏ lòng trung liệt;người đã không quên đến quân lính và người dân trong thành đã viết thơ và yêu cầu danh tướng Nhà Tây Sơn :"Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Cái hay ,cái cao cả của Võ Tánh ,tướng thua trận chính là điểm này .

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích lũy chuyên môn Lịch sử - Võ Tánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ Tánh 
Khi nhắc đến Võ Tánh,một danh tướng có tài ,có đức, với lòng trung thành với Nhà Nguyễn ;thì không thể quên Ngô Tùng Châu,một vị Quan Văn người "bạn" Võ Tánh ;hai vị này: "Văn Võ song tòan" một lòng trung thành với Nguyễn Ánh;cuối cùng cả hai đều bỏ mình ở thành Qui nhơn .
Nếu nói đến tính khí khái, bất khuất của Ngô Tùng Châu&Võ Tánh mà quên đi viên dõng tướng Trần Quang Diệu của Nhà Tây Sơn của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ thật là một điều thiếu sót . Khi Võ Tánh chỉ lầu bát giác ở thành qui Nhơn ,nói rằng đây là chốn dung thân ! Ngô Tùng Châu cười hàm ý ;thành Qui Nhơn cũng là "nhiệm sở" cuối cùng của Ông ! Cuối cùng cả hai tuẩn tiết ;Võ Tánh dùng lửa còn Ngô Tùng Châu dùng độc dược để nói lên cái tinh thần trung hiếu với Nhà Nguyễn.
Dù là Văn Quan hay Võ Quan khi giữ Thành ,Thành mất thì Tướng phải mất theo ! Nhưng cái hay của Võ Tánh không dừng lại ở điểm này,mà trước khi dùng lửa tuẩn tiết để tỏ lòng trung liệt;người đã không quên đến quân lính và người dân trong thành đã viết thơ và yêu cầu danh tướng Nhà Tây Sơn :"Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Cái hay ,cái cao cả của Võ Tánh ,tướng thua trận chính là điểm này .
Trần Quang Diệu ;danh tướng của Vua Quang Trung ,là tướng thắng trận cũng trong sáng và cao đẹp vô ngần : vô cùng xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của Võ Tánh, đối với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn đều không làm tội hay giết hại một ai. 
....tiếc rằng ;những đức tính này không được các vị có chức có quyền noi theo : như Vua Gia Long sau khi lên ngôi đã đối xử "không đẹp" với Vua Quang Trung ,với các Tướng,Binh lính và những người cộng tác với triều đại Tây Sơn . 
Nếu học hỏi được lòng trung dũng của VÕ TÁNH - NGÔ TÙNG CHÂU hay Lòng Vị Tha của TRẦN QUANG DIỆU thì thế hệ mai sau của nước nhà sẽ nhân nghĩa hơn ;vị tha và từ bi hơn ....tiếc thay ...vẫn còn !!!
Võ Tánh là một danh tướng đời nhà Nguyễn. Vì không chịu thần phục nhà Tây Sơn, ông cùng với người anh là Võ Nhà phất cờ khởi nghïa tại thôn Vườn Trầu (Gia Định), rồi kéo quân chiếm giữ cả vùng Gò Công. Nghïa quân có đến hàng vạn người, còn được gọi là đạo quân "Kiến Hạ". Theo về với Nguyễn Vương từ năm 1788, ông được phong làm Tiên Phong Dinh Khâm Sai Chưởng Cơ. Từ buổi đầu Võ Tánh đã giúp cho Nguyễn Vương lập nhiều công trận. Ông đã từng đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ, đọat thành Diên Khánh vào năm 1790. Năm 1793, Võ Tánh được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng Quân Hộ Giá. Khi trấn thủ thành Diên Khánh, Võ Tánh dùng mưu đuổi quân Tây Sơn đến vây thành (1794). Sau đó ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân .
Năm 1797, ông theo Nguyễn Vương ra đánh Quảng Nam. Thừa thắng, ông vượt qua sông Mỹ Khê (Quãng Ngãi) đánh bại Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp. Năm 1799, ông lại theo Nguyễn Vương ra Quy Nhơn lần nữa. Vào cửa bể Thị Nại, Võ Tánh và Chưởng Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức thắng quân Tây Sơn tại Thị Giả, rồi tại cầu Tân An, giết được Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Thiệt. Đô Đốc Lê Chất xin hàng, xin làm thuộc tướng của Võ Tánh. Ông chận đánh quân của Thái Phó Tây Sơn là Lê Văn Đng tại làng Kha Đạo, bắt được 6000 quân Tây Sơn và 50 thớt voi. Các tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh và Nguyễn Đại Phát phải mở cửa thành Qui Nhơn xin hàng. Thành Qui Nhơn được đổi tên là thành Bình Định. 
Khi quân Nguyễn Vương rút về Gia Định, giao thành cho Hữu Quân Võ Tánh và Lễ Bộ Tham Tri Ngô Tùng Châu ở lại lo việc phòng thủ. Chẳng bao lâu, Đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu đến vây thành. Nguyễn Vương đưa binh ra giải cứu không nổi, cuộc bao vây măi kéo dài đến 14 tháng. Lâu ngày, trong thành binh sï thiếu lương thực rất nguy ngập. Có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây thoát nguy, nhưng ông cương quyết ở lại và tuyên bố: "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này cọ̀n mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng?" 
Ông liền cho người trao cho Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu một bức thư, đại ý nói: "Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Ông sai thuộc hạ lấy rơm cũi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ng̣òi tự hỏa thiêu. Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.
Võ Tánh tuẩn tiết vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức nhằm ngày 7 tháng 7 năm 1801. 
Khi chiếm được thành, Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu vô cùng xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của Võ Tánh, đối với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn đều không làm tội hay giết hại một ai. Trước cái chết anh dũng của Võ Tánh, người dân Bình Định đã lưu truyền câu hát dưới đây: 
Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm!

File đính kèm:

  • docTIEU SU TUONG VO TANH.doc
Giáo án liên quan