Tích hợp môn giáo dục công dân và môn địa lý, môn ngữ văn vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 10” Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”
1. Mục tiêu dạy học.
a. Kiến thức
* Môn giáo dục công dân.
- Giáo dục công dân lớp 7, bài 15 “ Bảo vệ di sản văn hóa”
+ Khái niệm di sản văn bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa
- Giáo dục công dân lớp 8 bài 5 “ Pháp luật và kỉ luật”
+ Hiểu được định nghĩa về pháp luật một cách đơn giản nhất.
+ Hiểu rõ về vai trò của pháp luật
- Giáo dục công dân lớp 9 bài 5 “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
+ Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Môn địa lý.
- HS nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đại La
* Môn ngữ văn.
- HS nắm được tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung của “Chiếu dời đô”
- Khát vọng của nhân dân ta về một nước độc lập , thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”.
- Sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp lý lẽ và tình cảm
b. Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
c. Thái độ.
- Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
Tư tưởng. - Giáo dục lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân. - Giáo dục cho HS bước đầu hiểu rằng: Pháp luật và quân đội là cơ sở bước đầu cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Giáo dục cho HS bảo vệ các di sản văn hóa Phương tiện dạy và học. Chuẩn bị của GV. - Máy chiếu, loa - Tài liệu có liên quan Chuẩn bị của HS. - SGK lịch sử 7. - Tài liệu về Lý Công Uẩn, hoàng thành Thăng Long Tiến trình dạy và học. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ( không kiểm tra) Bài mới. GV đưa ra hình ảnh của Lý Công Uẩn cho HS quan sát. ? Theo em đây là tượng đài của vị vua nào trong lịch sử dân tộc nước ta. HS: Lý Thái Tổ. Vào đầu thế kỉ XI nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đât nước. Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước ta. Vậy nước ta dưới thời Lý có những thay đổi như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV- HS Nội dung GV: Sau khi Lê Hoàn mất thái tử Long Vệt lên ngôi vua được 3 ngày, Long Đĩnh tự lập làm vua. Long Đĩnh là ông vua càng rỡ, dâm đãng, rất tàn bạo như cho người vào cũi thả trôi sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt người. ? Trước hành động của Long Đĩnh em có nhận xét gì? HS: Là một ông vua tàn bạo. GV: Những việc làm của Long Đĩnh khiến cho trong triều ai cũng căm giận. Nội bộ nhà Tiền Lê vô cùng rối ren và lục đục. Đây là nguyên nhân làm nhà Tiền Lê sụp đổ. ? Khi Long Đĩnh chết, triều đình tôn ai lên làm vua. HS: Lý Công Uẩn. ? Vì sao Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. HS: Ông là người có học, có đức, có uy tín nên được triều đình nhà Lê quý trọng. ? Sau khi lên ngôi vua Lý Công Uẩn đã làm gì. HS: Đặt niên hiệu là Thuận Thiên Dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là thành Thăng Long. GV: Chỉ bản đồ giới thiệu về Hoa Lư và Đại La. Hình ảnh bản “Chiếu dời đô” bằng chữ Hán. Video chiếu dời đô và bản dịch “Chiếu dời đô” ? Văn bản “ Chiếu dời đô” được viết theo thể loại nào? HS: Thể chiếu. ? Em hãy nêu đặc điểm chung của thể chiếu ? HS: Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân, công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. - Chiếu được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi ? Qua việc tìm hiểu bài, em hãy nêu bố cục của văn bản? HS: Bố cục : 3 đoạn - Đoạn 1 : từ đầu đến phong tục phồn thịnh à nêu sử sách làm tiền đề. - Đoạn 2 : Thế mà đến không thể không dời đổi à soi sử sách vào tình hình thực tế. Đoạn 3 : còn lạià nguyên nhân chọn thành Đại La làm kinh đô. ? Trong đoạn mở đầu, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về vấn đề gì? HS: - Tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu. ? Vậy các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô với nguyện vọng gì? HS: - Nguyện vọng : + mưu toan nghiệp lớn + tính kế lâu dài cho con cháu + xây dựng vương triều phồn thịnh + thuận theo mệnh trời (phù hợp với quy luật khách quan) + thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân) ? Việc dời đô của các vị vua đó mang lại kết quả gì không? HS: Kết quả của việc dời đô: - đất nước vững bền - phong tục phồn thịnh ? Lí Thái Tổ đã nêu ra những lần dời đô của hai triều Thương, Chu nhằm dụng ý gì? HS: Thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng. - Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. GV: Vua Lí Thái Tổ viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô, nhằm thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng. Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. ? Hai nhà Đinh, Lê có học theo cách dời đô của người xưa không? HS: 2 triều không dời đô. ? Hai nhà Đinh, Lê có học theo cách dời đô của người xưa không? HS: Không đồng tình. - Dựa vào lời nói : “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý mình, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây.” ? Theo suy luận của tác giả, hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành tại Hoa Lư đã phạm những sai lầm gì và hậu quả ra sao? HS: - Sai lầm : + khinh thường mệnh trời + không noi theo dấu cũ của Thương, Chu - Hậu quả: + triều đại không lâu bền + Số vận ngắn ngủi + nhân dân khổ sở + vạn vật không thích nghi GV chốt : Hai triều Đinh, Lê tồn tại rất ngắn ngủi. Chính từ thực tế này cũng giúp cho quần thần của ông hiểu rằng, triều đình nhà Lí phải dời đô vì Hoa Lư không còn thích hợp nếu muốn đất nước phát triển. ? Em có nhận xét gì về vùng đất Hoa Lư? Tại sao hai triều Đinh, Lê lại không dời đô? HS: - Hoa Lư là nơi núi non hiểm trở, sông bao quanh là một chiến hào vững chắc - Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng yên đô thành tại Hoa Lư chứng tỏ thế và lực chưa đủ mạnh. - Hoa Lư có mặt thuận lợi là để phòng thủ, là trung tâm chính trị, nhưng không thể phát triển kinh tế, văn hóa. ? Từ kết quả tốt đẹp các vua nhà Thương, nhà Chu đạt được, nhìn vào thực tế của hai triều Đinh, Lê – Lí Công Uẩn đã bộc lộ nỗi lòng của mình ntn? HS: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. ? Từ việc bộc lộ tình cảm chân thành của mình, Lí Công Uẩn thể hiện điều gì? HS: GV: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, tự cường. Quyết tâm dời đô của vua Lí Thái Tổ vì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp. Lớp thảo luận trong 2 phút. ? Trong cái nhìn của Lí Công Uẩn, thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? HS thảo luận nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương - Vị trí địa lí : ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. - Về chính trị, văn hóa : là đầu mối giao lưu, “chốn tụ hội của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. GV chốt ý : Với một trí tuệ mẫn tiệp, với tầm nhìn xa trông rộng, Lí Thái Tổ đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh mà không một nơi nào trên quốc gia Đại Việt … - Việc tác giả sử dụng các câu văn biền ngẫu. Từng cặp câu cân xứng với nhau: + Ở vào nơi trung tâm trời đất // được cái thế rồng cuộn hổ ngồi + Đã đúng ngôi nam bắc đông tây // lại tiện hướng nhìn sông dựa núi + Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt // muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi à Tạo cho lời văn sự nhịp nhàng, cân đối, mạch lạc. ? Quyết định dời đô về một vùng đất nhiều lợi thế như thành Đại La giúp em hiểu gì về đức vua Lí Công Uẩn? HS: Ông là người sáng suốt, luôn trăn trở cho vận nước. - Là một người làm việc dựa trên những lợi ích chung của dân tộc. - Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí. GV chốt : - Ông là người sáng suốt, luôn lo lắng cho cuộc sống, an nguy của muôn dân.Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí. ? Tại sao khi kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì? HS: - Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo nên sự đồng cảm giữa vua với thần dân. ? Có ý kiến cho rằng “Việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”, em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? HS: - Em đồng ý với ý kiến trên - Vì : + Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ. + Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường. GV: Tháng 7-1010 Lý Công Uẩn cùng toàn bộ triều đình theo thuyền rồng tiến về Đại La ? Nêu những hiểu biết của em về khu Hoàng thành Thăng Long dưới triều Lý? HS: GV: Giới thiệu về kinh thành Thăng Long đặc biệt là khu Hoàng Thành. Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 18 Hoàng Diệu được phát hiện và khai quật từ năm 2003. Ngày 1-8-2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới => phát triển du lịch nhân văn. Video 3D về Hoàng Thành xưa ? Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại? HS: ? Khu Hoàng thành Thăng Long được xếp vào loại di sản văn hóa nào? HS: ? theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó ? HS: Giảng: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương. GV: Yêu cầu HS đọc SGK từ năm 1054 tới hương xã. Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền nhà Lý. ? Ai là người đứng đầu nhà nước. ? Quyền hành nhà vua như thế nào. ? giúp việc cho vua có những ai. ? Bộ máy chính quyền ở địa phương tổ chức như thế nào. ? Em hãy so sánh với tổ chức bộ máy nhà Tiền Lê. HS: Tổ chức nhà Lý chặt chẽ hơn đặc biệt là ở địa phương => nhà Lý rất gần gũi với nhân dân. Chuyển ý: Để một đất nước ổn định và phát triển cần phải có pháp luật và quân đội ? Nhà Lý đã làm gì để bảo vệ chính quyền từ trung ương đến địa phương. HS: Ban hành pháp luật. ? Thế nào là pháp luật? HS: ? Nêu vai trò của luật pháp trong xã hội? HS: HS: Đọc một số quy định trong bộ luật hình thư GV và HS cùng phân tích. ? Bộ luật này bảo vệ ai?. ? Bảo vệ cái gì ? HS: Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội sản xuất nông nghiệp. ? Em hãy nêu tác dụng của bộ luật hình thư. HS: Bảo đảm sự công bằng cho mọi người. Bộ luật hình thư ra đời khi nước ta lúc đó chưa có luật là cần thiết và có tác dụng lớn. GV: Muốn giữ được an ninh xã hội cần có pháp luật, xã hội càng phát triển đòi hỏi luật pháp càng hoàn thiện. Luật hình thư là bộ luật đầu tiên của nước ta. Cùng với sự phát triển của đất nước thì pháp luật của nước ta dần được củng cố và hoàn thiện hơn qua các triều đại. Nhà Trần có hình luật, nhà Lê có quốc triều hình luật. Hiện nay pháp luật nước ta hoàn chỉnh hơn gồm các nghành: luật hiến pháp, luật hành chính, luật đất đai, luật ngân hàng, luật lao động. So với ngày nay lu
File đính kèm:
- Bai 10 Nha Ly day manh cong cuoc xay dung dat nuoc.doc