Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giảng dạy hình thành các khái niệm Sinh học 6

Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm. Do đó kinh nghiệm là một việc làm hết sức cần thiết đòi hỏi sự sáng tạo nó giúp cho học sinh tích cực hoá học tập, hứng thú, linh hoạt trong việc chiếm lĩnh kiến thức và tư duy.

 Nội dung học tập của môn sinh học chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập sinh học.

 Sinh học là môn khoa học tự nhiên. Tri thức sinh học chủ yếu hình thành bằng các phương pháp : quan sát, mô tả, thí nghiệm. Vì việc xây dựng khái niệm từ tư duy trìu tượng đến thức tiễn khách quan là nét đặc trưng của bộ môn.

 Chương trình sinh học lớp 6 kiến thức gọn nhẹ, học sinh dễ tiếp thu, dễ tìm, dễ quan sát. Nhưng việc hình thành cho học sinh các khái niệm sinh học một cách đầy đủ, sâu sắc là vấn đề hết sức quan trọng.

 Việc hình thành và phát triển các khái niệm là một trong những vấn đề trung tâm. Đó chính là cốt lõi của nội dung dạy học, nó có tầm quan trọng rất lớn, không những về mặt trí dục mà cả về mặt đức dục và phát triển năng lực trí tuệ. Có thể nói thành phần kiến thức cơ bản nhất trong một giáo trình sinh học là hệ thống các khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau được hình thành và phát triển theo trình tự lô gíc. Nó phản ánh các dấu hiệu của sự vật hiện tượng có thể nhận biết bằng các giác quan.

 Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy học sinh nắm được dấu hiện bản chất của khái niệm, nhưng chưa phân biệt được dấu hiệu và bản chất, vẫn lẫn lộn giữa các khái niệm gần nhau. Việc lĩnh hội khoá niệm bên ngoài (biểu tượng cụ thể) chưa biết vận dụng để làm bài tập hoặc giải thích các hiện tượng thực tiễn. Do đó tôi mạnh dạn chọn kinh nghiệm " Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giảng dạy hình thành các khái niệm sinh học 6".

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giảng dạy hình thành các khái niệm Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập.
	Tự bộc lộ khả năng nhận thức, tự bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận.
	Nêu thắc mắc khi tiến hành thí nghiệm và cùng các bạn trong luận đi đến cái đúng.
	3. Với nội dung học tập:
	Giáo viên vẫn phải lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, đi sâu vào trọng tâm của bài.
	Học sinh cần có vở bài tập sinh học để thống kê kết quả thí nghiệm, hoặc những gì quan sát khi làm bài tập.
	4. Phương pháp :
	Cần đặc biệt chú trọng phương pháp mới " Tích cực hoá học sinh trong hoạt động tư suy".
	Nắm vững khái niệm là quá trình hoạt động tư duy tích cực (khía quát hoá, trừu tượng hoá, phân tích tổng hợp, so sánh) để phân biệt các dấu hiệu của khoá niệm tách ra dấu hiệu bản chất nhất tránh nhầm lẫn các khái niệm gần nhau
	Sử dụng phương pháp thành công khi học sinh biết biến tri thức tiếp thu được thành tài sản riêng của mình, biết sát nhập và gắn nó vào vốn kiến thức của bản thân.
	D. Nội dung chuyên đề nghiên cứu:
	Tôi vận dụng giảng dạy phương pháp " Tích cực học tập của học sinh" khi dạy các khái niệm vơ bản trong chương IV - Lá. Cụ thể tiết 25 bài" Quang hợp" và chương VI - Hoa và sinh sản hữu tính, cụ thể tiết 33 bài" Các loại hoa".
	E. Những công việc cụ thể đã làm
	Tiết 25 :	Quang hợp (tiếp)
	1. Xác định mục tiêu bài học:
	1. Vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng phân tích thí nghiệm, biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
	2. Từ đó phát biểu được khía niệm đơn giản ề quang hợp.
	3. Viết được sơ đò tóm tắt hiện tượng quang hợp.
	II . Tài liệu và phương tiện cần thiết:
	Giáo viên: Thực hiện thí nghiệm " không có khí cac bon níc, lá cây không chế tạo được tinh bột"
	- Dung dịch I
	Lá cây đin cách thuỷ trong dung dịch cồn.
	- Đĩa nhỏ
	- Chuẩn bị biểu diễn thí nghiệm trên lớp.
	Học sinh : Ôn kiến thức về sự hút nước của rễ, sự vận chuyển các chất trong thân. Cấu tạo trong của lá kiến thức ở bài tiết 24.
	III. Hoạt động trên lớp:
	A. Kiểm tra bài cũ:
	? Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Vì sao phải trồng cây ở những nơi có đủ ánh sáng?
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	Giáo viên nêu tình huống có vấn đề. Từ kiến thức bài trước.
	Gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi.
	? Lá cây chế tạo ra tinh bột trong điều kiện nào?
	Hình thành sơ đồ:
	 ánh sáng
	?	Lá cây	tinh bột
	 Chất diệp lục
	Vậy: Câu hỏi đặt ra cây phải sử dụng nguyên liệu gì vào quá trình chế tạo tinh bột.
	? Ngoài tạo ra tinh bột còn sản phẩm nào khác?
	? Đây là quá trình nào?
	Các em tìm hiểu thí nghiệm.
	2/ Phát triển bài:
	Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu mục thông tin trả lời: đồng thời nhớ lại kiến thức cũ.
	? Cây hút nước, muối khoáng nhờ bộ phần nào?
	Giáo viên hình thành sơ đồ
	ánh sáng
	Cây cần nước +? -------------->Tinh bột
	Chất diệp lục
	? Lá cấu tạo như thế nào? Lỗ khí nào ở đâu?
	? Cây cần chất khí nào vào quá trình chế tạo tinh bột? Các em tìm hiểu thí nghiệm.
	Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục bệnh cho biết.
	Bước 1: Cần chuẩn bị thí nghiệm như thế nào?
	+ Giáo viên đưa dụng cụ thí nghiệm cho 1 học sinh lên xác định gồm:
	- 2 chương thuỷu tinh A và B
	? Tại saop phải dùng chuông thuỷ tinh hoặc túi ni lông trong suốt?
	- 2 chậu cây đã được đặt vào chỗ tối hai ngày.
	? Tại sao phải đặt cây vào chỗ tối hai ngày? Có tác dụng gì?
	- 1 cốc nước vôi trong.
	Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.
	? Học sinh nêu quá trình tiến hành thí nghiệm.
	? Học sinh khác lên bố trí thí nghiệm trên bàn giáo viên?
	? tại sao đặt cốc nước vôi trong vào chuông A có tác dụng gì?
	Học sinh thảo luận theo định hướng của giáo viên. Ghi vào phiếu học tập số 1( giáo viên chuẩn bị cho học sinh mỗi bàn 1 phiếu). Yêu cầu 1 và 2.
Cây trong chuông B
Cây trong chuông A
Phiếu số 1
Bố trí thí nghiệm
- Có thêm cốc nước vôi trong
Điều kiện thí nghiệm
- Không khí trong chuông A
không có khí các ban níc
Không khí trong chuông có khí các bon níc
Kết quả thí nghiệm
Lá cây trong chuông A 
không chế tạo được tinh bột
Lá cây trong chuông B
Chế tạo được tinh bột
	Giáo viên cho học sinh quan sát kết quả thử tinh bột của hai lá cây trong hai chuông. Học sinh quan sát, so sánh thảo luận câu hỏi.
	? lá cây ở chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
	Học sinh thống nhất ý kiến điền vào yêu cầu của 3 phiếu 1.
	Học sinh trả lời câu hỏi.
	? Từ đó rút ra kết luận gì?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện sơ đồ
	ánh sáng
	Cây sử dụng nước : Khí các bon níc	Tinh bột + khí ô xy
	Chất diệp lục
	- Yêu cầu các nhóm tự điều chỉnh, sửa vào phiếu họpc tập, nếu chưa hoàn chỉnh.
	Từ tìm hiểu, nghiên cứu thí nghiệm giáo viên dùng câu hỏi giúp học sinh biết vận dụng kiến thực tìm hiểu được hình thành khái niệm đơn giản về quá trình quang hợp.
	? Cây sử dụng nước lấy từ đâu ? (rễ hút từ đất)
	? Khí các bon níc cây sử dụng từ đâu ? ( Từ không khí)
	? Cần có điều kiện gì ? (ánh sáng và chất diệp lục)
	? Tạo ra sản phẩm gì ? (Tinh bột và khí ô xy)
	- Học sinh thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập số 2
	Từ đó hình thành khái niệm quang hợp:
Phiếu số 2
+ Lá cây sử dụng :..
+ Trong điều kiện.
+ Chế tạo ra.
	Đó chính là quá trình quang hợp
	? Gọi hai học sinh phát biểu khái niệm quang hợp?
	IV. Luyện tập vận dụng khái niệm.
	Nắm vững khái niệm về quang hợp các em biết vận dụng vào trồng trọt, đảm bảo các biện pháp khoa học góp phần tăng năng suất cây trồng.
	Các em hiểu được rõ hơn ý nghĩa vai trò của cây xanh đối với môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.
	Đồng thời thấy được vai trò to lớn của cây xanh đối với sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói riêng.
	Từ đó các em có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Tích cực tham gia phong trào " Xanh - Sạch - Đẹp" và bảo vệ môi trường.
 Tiết 33:	Các loại hoa
	I. Xác định mục tiêu bài học:
	1. Phân biệt được hai loại hoa: lưỡng tính và đơn tính:
	. Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
	II. Tài liệu và phương tiện cần thiết:
	+ Giáo viên: Mẫu vật 1 số hoa lưỡng tính như hoa bưởi, hoa huệu, hoa bìm bìm, dâm bụt
	Hoa đơn tính như: Hoa bí đỏ, hoa mướp, hoa dưa
	Hoa đơn độc : Hoa hồng, hoa sen, hoa sung
	Hoa mọc thành cụm: Hoa loa kèm, hoa hệu, hoa cúc
	Có thể sử dụng thêm tư liệu một số tranh ảnh về các loại hoa phân thành nhóm.
	Để phong phú giáo viên có thể làm mẫu hoa ép.
	Học sinh: Mỗi bàn từ 3 đến 4 loại hoa, mỗi loại sưu tầm thêm tranh ảnh các loại hoa.
	III. Hoạt động trên trên lớp:
	A. Kiểm tra bài cũ:
	? Cho 2 loại hoa em hãy quan sát kỹ phân biệt và so sánh các bộ phận của hai loại hoa đó?
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	+ Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, tạo ra tình huống ó vấn đề, để tăng sức hấp dẫn, kích thích tư duy của học sinh.
	? Thế giới xung quanh ta có bao nhiêu loài hoa.
	? Hoa nào đẹp nhất trong các loài hoa đó?
	? Các loài hoa đó giống và khác nhau ở điểm nào?
	? Chúng được xếp vào những loài hoa nào?
	Các em sẽ tìm hiểu.
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Phát triển bài:
	Hoạt động 1: Phân chia các loại hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
	- Yêu cầu học sinh tự quan sát hoạt động theo nhóm thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập số 1.
Phiếu số 1
Thứ tự
Tên hoa
Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị
Nhụy
1
Hoadưa chuột
2
Hoa dưa chột
3
Hoa cải
4
Hoa bưởi
5
Hoa liễu
6
Hoa liễu
	Học sinh báo cáo kết quả quan sát.
	Toàn lớp thống nhất ý kiến điều chỉnh phiếu học tập.
	Từ dấu hiệu chung, giáo viên nêu câu hỏi học sinh thảo luận.
	Giáo viên ? Phân nhóm hoa ta căn cứ vào đặc điểm chủ yếu nào?
	Giáo viên giúp học sinh hình thánh khái niệm hoa lưỡng tính, hoa đơn tính qua bài tập, yêu cầu học sinh độc lập điền vào chỗ chấm.
	1. Hoa có đủ nhị và nhụy gọi là.Ví dụ..
	2. Hoa thiếu nhị và nhuỵ gòi là..Ví dụ..
	+ Hoa chỉ có nhị gọi là.
	+ Hoa chỉ có nhụy gọi là.
	Giáo viên mở rộng: Câu đu đủ có 3 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. Nhưng hoa này có thể mọc trên cùng một cây, có thể trên một cây chỉ hoa lưỡng tính và hoa cái (gọi là cây đu đủ cái), hoặc trên một cây chỉ có hoa lưỡng tính và hoa đực (là cây đu đủ đực) song nó vẫn có quả.
	Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa đực và cách xếp hoa trên cây:
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hân tích các loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc tần, hoa ngô, hoa súng (hoa sen), hoa cải, hoa bưởi.
	Kết hợp với quan sát tranh các loại hoa, căn cứ vào cách sắp xếp hoa trên cây các em làm việc theo nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
	? Có thể dựa vào cách xếp hoa ta chia các loại hoa đó làm mấy nhóm?
	? Em có thể gọi tên mỗi nhóm?
	Các em thống nhất ý kiến ghi vào phiếu số 2.
Phiếu số 2
STT
Các loại hoa
Nhóm 1
Nhóm 2
1
Hoa bưởi
2
Hoa sen
3
Hoa 

File đính kèm:

  • docsang kienhay.doc
Giáo án liên quan