Giáo án Sinh học 9 - Tiết 4

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

-Ôn lại nội dung lai phép lai phân tích

- Học sinh ứng dụng của các phép lai phân tích để giải bài tập lai một cặp tính trạng.

2. Kĩ năng:

- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai và kỹ năng làm bài tập lai một cắp tính trạng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của Giáo viên.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh.

2. Chuẩn bị của Học sinh. SGK,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9C /9/2014
9B /9/2014
9A /9/2014
TIẾT 4 : BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
-Ôn lại nội dung lai phép lai phân tích
- Học sinh ứng dụng của các phép lai phân tích để giải bài tập lai một cặp tính trạng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai và kỹ năng làm bài tập lai một cắp tính trạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của Giáo viên.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh.
2. Chuẩn bị của Học sinh. SGK, …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:.
?Nội dung quy luật phân li: (lai 1 cặp tính trạng)?
TL: Khi hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. Kiểu hình biểu hiện ở F1 là kiểu hình trội, biểu hiện ở F2 là kiểu hình lặn.
Khi cho F1 tự thụ phấn, kết quả ở F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Ôn tập phần kiến thức
- GV nêu câu hỏi ôn tập ở nhà
- HS nghi chép
Câu 1: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những điểm nào?
Câu 2: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Câu 3: Trình bày các thuật ngữ và khái niệm: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, cặp gen tương ứng, nhân tố di truyền, giống (hay dòng) thuần chủng.
Câu 4: Nêu khái niệm: Kiểu hình, kiểu gen, tính trạng trội, tính trạng lặn, thể đồng hợp, thể dị hợp.
Câu 5: Phát biểu nội dung quy luật phân li. Nêu ý nghĩa của quy luật phân li.
Câu 6: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
Câu 7: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Câu 1: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những nội dung sau:
- Chọn ra những dòng thuần chủng.
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
Câu 2: Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
Câu 3: - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: Cây đậu Hà Lan có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng,…
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Cặp gen tương ứng là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: Nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa.
- Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 4: - Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng, đặc tính của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang nghiên cứu. Ví dụ: Đậu Hà Lan có kiểu hình thân cao, hạt trơn hay thân thấp, hạt nhăn.
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói đến kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm như: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quy định hoa trắng.
- Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau như: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau như Aa.
Câu 5: - Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của bố mẹ.
- Ý nghĩa của quy luật phân li:
 + Xác định tương quan trội – lặn để tập trung nhiều gen trội quý vào cùng một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
 + Tránh sự phân li tính trạng trong đó xuất
 Câu 6: hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới năng xuất.
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Câu 7: Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả của phép lai là:
- Đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
- Phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2: Bài tập lai một cặp tính trạng
- GV nêu các dạng bài tập lai một cặp tính trang: 
- HS ghi chép
- GV nêu phương pháp giải bài tập.
- HS lắng nghe và ghi chép.
Bài tập 1: b/ Thí dụ: ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào?
Bài tập 2: ở người, màu mắt nâu là trội so với màu mắt xanh. Trong một gia đình bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ minh hoạ.
Bài tập 1: Ở cà chua, cây cao là trội so với cây thấp. Cho cây cao thuần chủng lai với cây thấp, kết quả kiểu hình F1 và F2 như thế nào ? Viết sơ đồ lai.
Bài tập 2: Ở bí, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả dài. Cho bí quả tròn chưa xác định kiểu gen lai với quả dài. Kết quả F1 thu được 50% quả tròn : 50% quả dài. Xác định kiểu gen tính trạng quả tròn đem lai.
Các dạng bài tập:
1. Xác định kết quả ở F1, F2.
2. Dựa vào kiểu hình để xác định kiểu gen của bố mẹ.
3. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ.
Phương pháp giải bài tập:
B1: Xác định trội-lặn.
B2: Quy ước gen
B3: Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả.
Giải
Bước 1: Quy ước gen:
+ Gen A quy định lông đen
+ Gen a quy định lông trắng
Bước 2:
Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa
Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
Bước 3: 
Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra
Bước 4:
* Trường hợp 1:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A , a
F1 Aa
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% lông đen
* Trường hợp 2:
P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A: a , a
F1 Aa: aa
Kiểu gen 50% Aa: 50% aa
Kiểu hình 50% lông đen: 50% lông trắng.
Giải
Quy ước:	
Gen A quy định màu mắt nâu
Gen a quy định màu mắt xanh
Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và 1 giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo được giao tử a.
Theo đề bài bố và mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a. Suy ra, bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa.
Sơ đồ lai minh hoạ:
P: Aa (mắt nâu) x Aa(mắt nâu)
GP: A: a , A: a
F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa
 Kiểu hình 3 mắt nâu: 1 mắt xanh.
Trả lời:
	- Quy ước:
	+ Gen A quy định tính trạng cây cao.
	+ Gen a quy định tính trạng cây thấp.
	- Sơ đồ lai:
	P: AA x aa
	Gp: A a
	F1: Aa (100% cây cao)
	F1 x F1 : Aa x Aa
	GF1 : A, a A, a
	F2: KG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
	KH: 75% cây cao : 25% cây thấp.
Trả lời:
	- Quy ước: 
	+ Gen A quy định tính trạng quả tròn.
	+ Gen a quy định tính trạng quả dài.
	- Xác định P: do F1 thu được 50% quả tròn : 50% quả dài nên kiểu gen quả tròn là dị hợp Aa.
	- Sơ đồ lai:
	P: Aa x aa
	Gp: A, a a
	F1: Aa : aa (50% quả tròn : 50% quả dài).
3. Củng cố, luyện tập:
Bài tập: Sau đây là kết quả gi từ 3 phép lai khác nhau:
- Phép lai 1: Bố? x mẹ?
 F1 thu được 280 hạt tròn và 92 hạt dài
- Phép lai 2: Bố hạt tròn? x mẹ?
 F1 thu được 175 hạt tròn và 172 hạt dài
- Phép lai 3: Bố? x mẹ hạt dài?
 F1 thu được toàn hạt tròn
a/ Có nhận xét gì về đặc điểm di truyền của cặp tính trạng về dạng hạt nêu trên.
b/ Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai trên.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập vào vở.
- Nghiên cứu bài 4: Lai hai cặp tính trạng.
5. Rút kinh nghiệm sau bài dạy :
Thời gian cho toàn bài, từng phần :.................................................................................
Nội dung, kiến thức :.......................................................................................................
Phương pháp :.................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxTIET 4 BAI TAP SINH HOC 9 KY SON.docx