Thành Nhà Mạc: Sự ra đời và quá trình gia cố

TQĐT - Năm 1883 thành Tuyên Quang được phân bổ số lượng lớn vũ khí gồm 2 đại luân xa bằng đồng, 4 súng tích sơn bằng đồng và 16 súng hồng y bằng gang để tăng sức phòng thủ. Đồng thời với việc tăng cường vũ khí, việc tu bổ, gia cố thành cũng được triều đình đặc biệt chú trọng với hai đợt lớn vào năm 1832 và 1884.

Năm 1832, vua Minh Mệnh chuẩn tấu của tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Lê Đại Cương cho xây lại thành và mở rộng thêm bốn mặt. Xung quanh thành có hệ thống đồn ngoại vi như đồn Cao Tụ, đồn Xã Tắc, đồn Xuân Lôi. Công việc đang tiến hành thì quan quân triều đình phải đối phó với cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân nên phải bỏ dở. Triều đình sai Lê Văn Đức thay làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đem quân đánh dẹp Nông Văn Vân. Lê Văn Đức tập kết binh mã tại thành Tuyên Quang, theo đường sông lên Nà Hang tiến đánh Nông Văn Vân. Năm 1834 khởi nghĩa Nông Văn Vân bị dập tắt.

 Từ đấy nhà Nguyễn càng chú ý việc gia cố thành Tuyên Quang. Năm 1884, vua Thiệu Trị cách chức Thự Bố chính Tuyên Quang Lê Nguyên Giám, thủ án sát Vũ Danh Trì, vì sau 2 năm nhậm chức không tiến hành tu sửa thành. Thiệu Trị bổ Thị lang bộ Hộ là Hồ Hựu làm Thự Bố chính và thị lang Bộ Hình Lê Dục Đức làm Thự án sát Tuyên Quang. Đồng thời giao Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Đăng Giai trù tính nhân vật lực để tu bổ thành, phái 2.000 biền binh ở Sơn Tây đến ứng dịch.

 Công việc xây lại thành được Đại Nam thực lục chép: Thành tỉnh Tuyên Quang nguyên đặt ở chân núi, dưới có đá chằng chịt, thợ làm rất khó, trải 3 tháng mới xong. Khi tu sửa, dạng phương thành được giữ nguyên. Bên trong tường có một con đường nhỏ để tiếp đạn dược lên thành.

Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi tu sửa thì thành có chu vi 274 trượng, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 4 thước, sâu 5 thước, mở 3 cửa, xây bằng đá o¬ng, ba mặt là hào (gồm mặt phía trước, phía sau, bên phải); sâu từ 5 thước đến 1 trượng không đều nhau (vì có nhiều đá ngầm nên không thể đào sâu được). Mùa hè và mùa thu hào có nhiều nước; mùa xuân và mùa đông thì khô cạn. Bên trái thành hướng ra sông. Phía trước, phía sau đều có cửa 2 lớp. Trước cửa trong đắp lũy cao 6 thước. Ngoài thành có La thành bằng đất bao quanh phía trước, phía sau và bên phải, chu vi 642 thước, cao 3 thước.

 Tường thành bên trái khống chế bờ sông Lô, bên ngoài trồng tre vầu. Huyện lỵ Hàm Yên và dân cư các phố đều ở bờ sông bên trái. Trong thành có hành cung nguy nga trên núi đất. Ở chân núi Thổ Sơn có kho thuốc súng, phía Nam có hồ rộng khoảng 2 mẫu, nước rất sâu. Dinh quan, trại lính dựng xung quanh hồ. Phía Tây thành có đầm Loa rộng khoảng 70 - 80 thước, nước khá sâu.

Từ khi xây dựng cho đến đầu thế kỷ XX thành nhà Mạc luôn là một vị trí quan trọng, được sử dụng vào mục đích quân sự. Đó cũng là ngôi thành có thời gian tồn tại dài nhất ở Tuyên Quang.

 

doc1 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành Nhà Mạc: Sự ra đời và quá trình gia cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành Nhà Mạc: Sự ra đời và quá trình gia cố
TQĐT - Năm 1883 thành Tuyên Quang được phân bổ số lượng lớn vũ khí gồm 2 đại luân xa bằng đồng, 4 súng tích sơn bằng đồng và 16 súng hồng y bằng gang để tăng sức phòng thủ. Đồng thời với việc tăng cường vũ khí, việc tu bổ, gia cố thành cũng được triều đình đặc biệt chú trọng với hai đợt lớn vào năm 1832 và 1884.
Năm 1832, vua Minh Mệnh chuẩn tấu của tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Lê Đại Cương cho xây lại thành và mở rộng thêm bốn mặt. Xung quanh thành có hệ thống đồn ngoại vi như đồn Cao Tụ, đồn Xã Tắc, đồn Xuân Lôi. Công việc đang tiến hành thì quan quân triều đình phải đối phó với cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân nên phải bỏ dở. Triều đình sai Lê Văn Đức thay làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đem quân đánh dẹp Nông Văn Vân. Lê Văn Đức tập kết binh mã tại thành Tuyên Quang, theo đường sông lên Nà Hang tiến đánh Nông Văn Vân. Năm 1834 khởi nghĩa Nông Văn Vân bị dập tắt.  
 Từ đấy nhà Nguyễn càng chú ý việc gia cố thành Tuyên Quang. Năm 1884, vua Thiệu Trị cách chức Thự Bố chính Tuyên Quang Lê Nguyên Giám, thủ án sát Vũ Danh Trì, vì sau 2 năm nhậm chức không tiến hành tu sửa thành. Thiệu Trị bổ Thị lang bộ Hộ là Hồ Hựu làm Thự Bố chính và thị lang Bộ Hình Lê Dục Đức làm Thự án sát Tuyên Quang. Đồng thời giao Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Đăng Giai trù tính nhân vật lực để tu bổ thành, phái 2.000 biền binh ở Sơn Tây đến ứng dịch. 
 Công việc xây lại thành được Đại Nam thực lục chép: Thành  tỉnh Tuyên Quang nguyên đặt ở chân núi, dưới có đá chằng chịt, thợ làm rất khó, trải 3 tháng mới xong. Khi tu sửa, dạng phương thành được giữ nguyên. Bên trong tường có một con đường nhỏ để tiếp đạn dược lên thành.
Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi tu sửa thì thành có chu vi 274 trượng, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 4 thước, sâu 5 thước, mở 3 cửa, xây bằng đá ong, ba mặt là hào (gồm mặt phía trước, phía sau, bên phải); sâu từ 5 thước đến 1 trượng không đều nhau (vì có nhiều đá ngầm nên không thể đào sâu được). Mùa hè và mùa thu hào có nhiều nước; mùa xuân và mùa đông thì khô cạn. Bên trái thành hướng ra sông. Phía trước, phía sau đều có cửa 2 lớp. Trước cửa trong đắp lũy cao 6 thước. Ngoài thành có La thành bằng đất bao quanh phía trước, phía sau và bên phải, chu vi 642 thước, cao 3 thước. 
 Tường thành bên trái khống chế bờ sông Lô, bên ngoài trồng tre vầu. Huyện lỵ Hàm Yên và dân cư các phố đều ở bờ sông bên trái. Trong thành có hành cung nguy nga trên núi đất. Ở chân núi Thổ Sơn có kho thuốc súng, phía Nam có hồ rộng khoảng 2 mẫu, nước rất sâu. Dinh quan, trại lính dựng xung quanh hồ. Phía Tây thành có đầm Loa rộng khoảng 70 - 80 thước, nước khá sâu.
Từ khi xây dựng cho đến đầu thế kỷ XX thành nhà Mạc luôn là một vị trí quan trọng, được sử dụng vào mục đích quân sự. Đó cũng là ngôi thành có thời gian tồn tại dài nhất ở Tuyên Quang.  
 Phạm Thanh Bình CV Phòng GD&ĐT Na Hang sưu tầm

File đính kèm:

  • docThanh Nha Mac Tuyen Quang.doc