Thân thế và sự nghiệp cụ Phạm Huy Quang 1846 – 1888
Ngày 24/01/2002 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra quyết định số 03/2002/QĐ-BGD-ĐT quy định số giờ dạy và học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở là 10 tiết. Sở GD-ĐT Thái Bình đã đưa lịch sử địa phương vào dạy học chính khoá trên lớp và dùng các giờ ngoại khoá tổ chức cho các em học sinh đi tham quan làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng ở địa phương. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập về tư liệu về sự hiểu biết của giáo viên.
Để khắc phục tình trạng đó 2/2005 Sở GD-ĐT Thái Bình có in và cho lưu hành nội bộ cuốn sách: Chương trình lịch sử địa phương dùng cho học sinh trường THCS trong tỉnh, cuốn sách đã hướng dẫn các giáo viên về chương trình và nội dung cũng như các tư liệu để đưa vào giảng dạy ở các khối lớp.
Trong cuốn sách đó ở phần in giành cho HS lớp 8 đó là phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân tỉnh Thái Bình (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX). Qua quá trình đọc và sưu tầm tài liệu của dòng học Phạm Huy xã Đông Sơn – Đông Hưng – Thái Bình và đặc biệt là trong Đại Nam thực lực quyển 7 có nói đến một cử nhân yêu nước đã từ bỏ bổng lộc vua ban để đứng về phía nhân dân giương cao ngọn cờ cần vương chống Pháp. Đó là cụ Phạm Huy Quang – quan ngự sử triều Nguyễn quê ở xã Đông Sơn – Đông Hưng – Thái Bình.
ông Sơn, các cụ các ông các bà thuộc dòng học Phạm Huy xã Đông Sơn và CBGV, học sinh trường THCS Thị trấn Đông Hưng. Với sự chuẩn bị chu đáo, sự giúp đỡ tận tình của địa phương xã Đông Sơn, của dòng họ Phạm Huy xã Đông Sơn buổi học đã thành công rực rỡ. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ Phạm Huy Quang đã để lại những bài học quý báu, là người con hiếu thảo, người học trò chăm ngoan, người dân yêu nước, một vị quan thanh liêm, một người thầy mẫu mực. Những bài học trên hữu ích cho tất cả mọi người. Bài viết của tôi không chỉ dùng cho buổi học ngoại khoá mà còn để giảng dạy tiết học nôị khoá theo chương trình lịch sử địa phương cho học sinh lớp 8 mà Sở GD-ĐT Thái Bình đã hướng dẫn. Tôi rất mong bạn bè đồng nghiệp, quý ban duyệt đề tài và góp ýcho tôi để bài viết được hoàn thiện hơn. II – Nội dung Cụ Phạm Huy Quang thủa nhỏ tên là Phạm Huy Ôn, sinh năm 1846 tại làng Phù Lưu, huyện Đông Quan (nay là xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Cụ sinh ra trong một gia đình hiếu học, có nhiều người đỗ đạt. Thân phụ cụ là cụ Phạm Huy Ru, thân mẫu là cụ Cao Thị Mỵ, anh cả là cụ Phạm Huy Quế đỗ cử nhân làm đến chức án sát. Anh thứ hai là cụ Phạm Huy Qũy đỗ tú tài. Cụ Phạm Huy Quang là con thứ ba trong gia đình có 4 anh em, 3 trai, 1 gái. Thủa nhỏ cụ Phạm Huy Quang theo học thầy đồ “Phạm” làng Cổ Dũng. Nhà thầy học nghèo, cụ thường xin bố mẹ tiền thóc để giúp thầy. Năm cụ 11 tuổi một điều không may xảy ra với cụ là cả bố và mẹ của cụ đều lần lượt qua đời, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn hơn nhưng anh em cụ rất đoàn kết nhất mực yêu thương nhau, cụ Phạm Huy Quang càng chăm chỉ học hành hơn và học rất giỏi. Năm 17 tuổi, cụ học ở Địa tập thành nam do tiến sỹ Doãn Khuê đỡ đầu. Sau đó, cụ còn theo học nhiều nhà khoa bảng khác như cụ phó bảng Phạm Thê Húc, cụ phó bảng Phạm Quý Đức. Sau cùng cụ sang Nam Định học do tiến sỹ Doãn Khuê trực tiếp giảng dạy. Từ ngày còn đi học cụ Phạm Huy Quang đã tỏ ra là người yêu chính nghĩa, ghét gian tà, trung thực và dũng cảm. Ở Nam Định, cụ đã cùng tú tài Lê Đường tổ chức các bạn học đập phá nhà thờ Trình Xuyên. Nhà thờ do tên Phạm Thuật, một tên cha cố phản động, gian ác chủ trì. Do hành động trên, cụ bị triều đình Tự Đức tước mất danh hiệu tú tài (lúc đó cụ đã thi đỗ tú tài) và bắt xung quân. Việc làm của Triều đình nhà Nguyễn trên đây đã gây ra làn sóng công phẫn trong các sĩ phu và học sinh Nam Định. Họ đã làm biểu dâng vua và cuối cùng Triều đình đã phục chức cho các cụ Lê Đường, Phạm Huy Quang. Được phục chức, cụ Phạm Huy Quang lại tiếp tục theo học ở Nam Định. Năm 1868, cụ Phạm Huy Quang thi đỗ cử nhân, đỗ thứ 5 trong khoa thi. Cụ được sung chức Hàn Lâm cung phụng kiêm chưởng ấn ở Viện Đô Sát, sau sang làm ngự sử Đông Đạo rồi Ngự sử Bắc Ninh và chức Hàn lâm điện bá. Hai năm làm Đông đạo Ngự sử (Quan thanh tra ở Bắc Kỳ) cụ đã điều tra và trừng trị nhiều tên quan lại tham nhũng, ức hiếp dân lành. Do tận trung và có trách nhiệm với công việc, cụ đã được thăng chức Hàn lâm điện bạ kiêm Ngự sử Đông đạo. Thời kỳ này do sự bóc lột hà khắc của bọn địa chủ phong kiến, sưu cao, thuế nặng, phu dịch liên miên nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Nhiều nơi dân nghèo đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại địa chủ phong kiến. Với tấm lòng thương dân, cụ Phạm Huy Quang đã đi sâu tìm hiểu phong trào. Cụ nhận thấy những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa đều là những người tốt, có học thức và trong đó có nhiều người là bạn học cũ của cụ. Những cuộc khởi nghĩa nông dân không phải là những hành động đạo tặc của lũ giặc cỏ mà là sự phản kháng của những người nghèo khổ, có hành động dũng cảm, vì nghĩa lớn. Đây là sự chuyển biến mới trong nhận thức, trong tư tưởng và tình cảm của cụ. Đó là cội nguồn, là nền tảng cho những hành động của cụ sau này. Cụ Phạm Huy Quang sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước đứng trước hoạ xâm lăng của Thực dân Pháp. Năm 1858 khi cụ 12 tuổi, Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta vốn có truyền thống chống giặc ngoại xâm muốn vùng lên đánh Pháp để giữ gìn độc lập dân tộc. Nhưng triều đình nhà Nguyễn hết sức ươn hèn, phân tán chia năm sẻ bảy, chỉ nghĩ đến lợi ích ích kỷ của dòng họ mình không dám đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh Pháp mà ngược lại từng bước đầu hàng Pháp. Đứng trước mối hoạ của đất nước, nhận thức rõ bản chất của triều đình nhà Nguyễn, ngay từ những năm còn làm Ngự sử Đông đạo, cụ Phạm Huy Quang đã liên kết với nhiều văn thân yêu nước như cụ Nguyễn Cao (Quê ở Bắc Ninh), cụ Ngô Quang Huy, cụ Lã Xuân Oai, cụ Phạm Thận Các cụ đã tiến hành tổ chức những đội nghĩa dũng ở vùng Bắc Ninh để chuẩn bị chống Pháp. Năm 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất và âm mưu mở rộng ra các vùng Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình hòng buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhượng cả 6 tỉnh Nam Kỳ cho chúng ở Bắc Ninh, các cụ Nguyễn Cao, Phạm Huy Quang và Phạm Thận đã đưa đội quân nghĩa dũng của mình về Hà Nội đánh Pháp. Ba lần quân Pháp tiến đánh Gia Lâm đều bị đội nghĩa dũng của các cụ Nguyễn Cao, Phạm Huy Quang, Phạm Thận đánh bại. Quân Pháp ở Hà Nội bị lâm vào thế bí. Lẽ ra, triều đình Nguyễn phải lợi dụng tình thế phát động nhân dân Bắc Kỳ đánh Pháp nhưng triều đình đã không làm như vậy. Triều đình đã cắt 6 tỉnh Nam kỳ dâng cho Pháp, cầu hoà với Pháp (thực chất là đầu hàng Pháp) cho quân Pháp bị vây hãm ở Hà Nội rút ra biển về Sài Gòn an toàn. Nguy hiểm hơn, triều đình đã buộc hai đạo quân ở Sơn Tây của Tôn Thất Thuyết và Lưu Vĩnh Phúc, đạo quân ở Bắc Ninh của các cụ Nguyễn Cao, Phạm Huy Quang, Phạm Thận phải bãi binh. Sau sự kiện trên, Triều đình nhà Nguyễn âm mưu triệu cụ Phạm Huy Quang về kinh đô để dùng danh lợi mua chuộc cụ. Nhưng cụ đã khước từ xin về quê để mở trường dạy học. Trong sớ tâu vua, cụ Phạm Huy Quang nói rõ ý đồ của cụ. Đại ý như sau: “Trước nhân dân, kẻ sỹ phu là người thầy, người đầy tớ chứ không phải vì lộc, vì nhàn. Kẻ hạ thần nay xin từ quan không vì nhàn bởi trong mình có bệnh mà vì muốn góp phần nâng việc học cho dân vì vậy thần xin từ quan không phải vì nhàn vì lộc mà sách nhiều triều đình.” Được Tự Đức phê chuẩn năm 1875 cụ Phạm Huy Quang về quê làng Phù Lưu để mở trường dạy học. Trong chương trình cụ Phạm Huy Quang không chỉ dạy Văn chương đạo lý thánh hiền như trước mà cụ còn cho môn sinh học thêm binh thư, xạ kị mở thêm các lớp luyện tập võ nghệ. Trường học của cụ đã được nhiều quan lại văn thân yêu nước đến thăm như các cụ Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Cao. Và các cụ đã góp ý kiến với cụ Phạm Huy Quang mở thêm các lớp dạy võ dũng, nghĩa dũng, học thêm việc sử dụng súng kiểu mới, lập xưởng rèn để chế tạo vũ khí. Rõ ràng trường học của cụ Phạm Huy Quang là tiền thân của căn cứ kháng chiến chống Pháp sau này. Từ căn cứ phù lưu, cụ Phạm Huy Quang đã cùng anh em, chú bác, bạn bè và môn sinh phát triển nhiều cơ sở sản xuất vũ khí, xây dựng đồn luỹ, chiêu mộ quân sỹ, lập nghĩa dũng đoàn chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp ở các vùng Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Năm 1883, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2. Nhân dân ta đã nổi dậy chống Pháp ở khắp mọi nơi. Trong triều đình nhà Nguyễn phái chủ chiến và phái chủ hoà cũng mâu thuẫn với nhau gay gắt. Năm 1885, phái chủ chiến do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu bị thất bại, Pháp và bọn chủ hoà đã đưa Đồng Khánh lên ngôi. Đồng Khánh xuống dụ bắt các quan có tư tưởng chống Pháp phải trở lại triều đình. Một số quan lại là văn thân yêu nước trước đây, nay nhân chỉ dụ của vua trở lại theo Pháp chống phá phong trào. Điển hình trong số đó là Vũ Văn Báo, Báo đã đem tình hình nghĩa quân chống Pháp ở Nam Định báo cáo cho công sứ Pháp và giúp bọn Pháp bắt các cụ Vũ Hữu Lợi, Nguyễn Đức Huy là những người lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Nam Định vì thế Báo được phong làm tổng đốc. Với cương vị tổng đốc, Báo đã hai lần mượn uy thế của triều đình buộc cụ Phạm Huy Quang phải về tỉnh nhận việc, thực chất là về cấu kết với Báo giúp bọn Pháp đàn áp phong trào. Cụ Phạm Huy Quang không những đã khước từ Báo mà còn làm thơ đả kích Báo cũng như triều đình Nguyễn. Trong một bài thơi gửi Báo, cụ viết: “Ông tài săn quét dọn non sông Khéo tiếp Tây dưong, thạo tiệc tùng Theo kiệu vua đi không để ý Cúi đầu Pháp đến giỏi khom lưng Bạn thân đem tiếp bằng gươm giáo Nghĩa hữu âm mưu cáo trục phong Lãnh lũ voi điên không hổ mặt Tấm vong mai sẽ áp giải ông” Biết không thể mua chuộc được cụ Phạm Huy Quang, Vũ Văn Báo đã cùng công sứ Pháp đem quân đánh sang Thái Bình hòng tiêu diệt lực lượng của cụ Phạm Huy Quang. Trước đó cụ Phạm Huy Quang đã cho xây dựng nhiều đồn trại như đồn Zét, đồn Đọ, đồn Dù, đồn Vũ hạ, phủ bo, phủ gạch để chống lại quân Pháp và quân triều đình. Cuộc chiến đấu đã diễn ra rất quyết liệt xung quanh những đồn ải trên. Nhiều lần quân Pháp và quân Báo đã thất bại nặng nề phải rút về Nam Định để củng cố lực lượng. Nhưng rồi, cuối cùng do lực lượng quá chênh lệch, một số căn cứ và đồn ải của nghĩa quân bị phá vỡ. Để củng cố lực lượng và phối hợp chiến đấu, một lần cụ Phạm Huy Quang từ đồn Đo về Phủ Gạch cụ đã bị giặc đánh lừa và bị bắt. Chúng đưa cụ về Châu Giang- Đông Quan. Qua nhiều lần tra khảo chúng đã không khai thác được gì ở cụ nên chúng đã đem cụ ra bắn ở ngoài đồn Châu Giang. Cụ hy sinh năm 1888 lúc ông 42 tuổi. Cụ Phạm Huy Quang hy sinh, đồn Do tan vỡ. Căn cứ của nghĩa quân dời về chùa Thuyền quan (Thái Ninh) và một bộ phận về Tràng Lã (Phụ Dực). Người đảm nhiệm việc quan lúc này là cụ Lãnh Nhân, cụ Mai Quý Khanh, cụ Phạm Huy Dũng và ông cả Tiến (con cụ Phạm Huy Quang). Phong trào tồn tại thêm một vài năm nữa mới chấm dứt. Tóm lại, cuộc đời và sự nghiệm của cụ Phạm Huy Quang đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu: Lúc còn nhỏ cụ là một người con ngoan hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đoàn kết yêu thương anh chị em. Khi đi học, cụ là người học trò hết lòng kính trọng thầy, thông minh tham học hỏi, vượt khó vươn lên trở thành người học trò giỏi sau nay có ích cho dân đúng như thầy doãn khuê đã từng tự hào về cụ: “Tam thiên lý nan đổ sĩ bồi Bách chúng nhân bất cập Phạm quân” Nghĩa là: “Ngàn dặm khó đầy được học trò ta. Trăm vạn người ít a
File đính kèm:
- Thân thế và sự nghiệp Phạm Huy Quang.doc