Tham luận về đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn tiếng anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại

Đổi mới chương trình giáo dục là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình. Trong đó việc đổi mới cách thức ra đề và chấm bài các môn theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

Việc đổi mới cách thức ra đề và chấm bài các môn theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho toàn ngành nhiều năm qua đã thực sự tạo ra những chuyển biến khá khả quan và cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động dạy và học ở các trường THCS.

Trường THCS Tân Bình làm gì đây trước những yêu cầu đổi mới nêu trên? Hơn ai hết, là một giáo viên, tôi nhận rõ trách nhiệm của mình. Cần phải có biện pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đổi mới

cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại mới có hiệu quả. Vì vậy, tôi xin được tham gia trình bày tham luận với chủ đề ” Về đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại”

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn tiếng anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Việc đổi mới cách thức ra đề và chấm bài các môn theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho toàn ngành nhiều năm qua đã thực sự tạo ra những chuyển biến khá khả quan và cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động dạy và học ở các trường THCS.
Trường THCS Tân Bình làm gì đây trước những yêu cầu đổi mới nêu trên? Hơn ai hết, là một giáo viên, tôi nhận rõ trách nhiệm của mình. Cần phải có biện pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đổi mới
cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại mới có hiệu quả. Vì vậy, tôi xin được tham gia trình bày tham luận với chủ đề ” Về đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại”
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi:
Giáo viên bộ môn Tiếng Anh được tập huấn khá kỹ về cách ra đề kiểm tra 15’, 45’, thi học kì.
 Giáo viên bộ môn Tiếng Anh được hướng dẫn khá kỹ về cách thành lập ma trận kiểm tra 45’ ( kiểm tra định kí) .
Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề, thao giảng, dự giờ, góp ý để giáo viên học tập rút kinh nghiệm. Đặc biệt là các cột điểm ở sổ ghi điểm-Ban giám hiệu luôn quan tâm sát xao phải đầy đủ, đúng cột điểm qui đinh,...
2. Khó khăn:
2.1.Một số giáo viên do hạn chế về năng lực nên:
Việc xác đinh các mức độ về kiến thức, kỹ năng trong khâu ra đề và lập ma trận
còn nhiều lúng túng.
Kỹ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ dễ đến khó chưa thạo lắm.
Đề trắc nghiệm thì phải mắc nhiều thời gian, dài, khó mà đáp ứng được kiểu ra đề này (nhất là ở Tiếng Anh 6 bài kiểm tra 45’ lần 1)
2.2. Thực hiện việc ra đề theo hướng đánh giá, xếp loại lúc đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chuẩn bị đề kiểm tra, phương tiện thiết bị để in ấn( máy vi tính, máy in, máy photo) ở một số trường chưa được trang bị.
2.3.Ra một đề kiểm tra phải đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều thời gian, công sức,trí tuệ, phải so đi tính lại câu nào trắc nghiệm khách quan khó, câu nào trắc nghiệm khách quan dễ, đề kiểm tra phải phân luồng được học sinh.
2.4. Ở địa phương trường học, học sinh nghèo chiếm khá cao do đó việc huy động kinh phí làm đề kiểm tra trắc nghiệm trên giấy in sẳn cũng gặp không ít khó khăn.
III. THỰC TẾ VỀ ĐỔI MỚI CÁCH THỨC RA ĐỀ VÀ CHẤM BÀI MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI Ở TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH CÁC NĂM QUA:
Trong quá trình dạy và học áp dụng đổi mới cách thức ra đề và chấm bài các môn theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại nhận ra vai trò, ý nghĩa là hết sức quan trọng.
	1) Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới hướng ra đề:
Bám sát mục tiêu môn học.
Đảm bảo phải vứa sức học sinh và phân luồng học sinh ( Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém)
Đảm bảo đầy đủ tỉ lệ các mức độ kiến thức ở các kỹ năng: Nghe( Listening)- Nói (Speaking)- Đọc (Reading)- Viết (Writing)- Ngữ pháp ( Grammar).
Phải coi trọng đánh giá toàn diện các mặt: kiến thức, thái độ và kết quả vận dụng các kỹ năng.
Nội dung ra đề phải gần gũi và liên hệ thực tế. 
2) Việc thực hiện cụ thể ở bộ môn Tiếng Anh:	
2.1. Kiểm tra vấn đáp (Oral examination)
Không cần phải trả bài nhiều học sinh trong 1 tiết và nhất thiết phải trả bài cũ 5’ mà giào viên nên sử dụng mọi thời điểm trong tiết dạy để kiểm tra được nhiều đối tượng học sinh.
Khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi kiến thức đã học hoặc kiến thức đang học.
Khi kiểm tra vấn đáp giáo viên xác định rõ nội dung, yêu cầu và xác định từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi
Câu hỏi cho học sinh trung bình, yếu, kém ( tái hiện, nhắc lại bài đã học)
Câu hỏi cho học sinh khá, giỏi ( thông hiểu, vận dụng)
Trong lúc kiểm tra vấn đáp giáo viên không chỉ chú trọng đến kiến thức mà đòi hỏi rèn luyện năng lực: nghe- nói- trả lời chính xác. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học sinh ở những lỗi như phát âm ( pronunciation), trọng âm ( stress), ...
2.2. Kiểm tra viết ( Written examination)
Giáo viên phải thông báo cho học sinh trước của bài kiểm tra định kì (45’), đề kiểm tra thi học kì (60’)
Kiểu đề là câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan:
Giáo viên nhất thiết phải:
Xác định mục đích và nôi dung kiến thức kiểm tra ( làm rõ thể loại, kiến thức kỹ năng và thái độ sẽ kiểm tra)
Xác định rõ hình thức và thời gian.
Xây dựng đề kiểm tra cụ thể ở từng kỹ năng ngôn ngữ cần đạt:
A. Nghe hiểu (Listening): Học sinh có khả năng nghe hiểu và nắm bắt những thông tin ở mức độ đơn giản với các chủ đề, chủ điểm trong chương trình SGK Tiếng Anh THCS và thông qua các loại hình bài tập nghe như sau:
-Filling the missing words/ information.
-T/F statements.
-Matching items.
-Comprehension questions.
-Multiple choice.
B. Đọc hiểu ( Reading): Học sinh có khả năng hiểu được sự phù hợp của cấu trúc và từ vựng cũng như các bố cục hành văn của bài viết để đọc hiểu nội dung chính xác các văn bản trên cơ sở dữ liệu và chủ điểm đã học trong chương trình SGK Tiếng Anh THCS và thông qua các loại hình bài tập đọc hiểu như sau:
-T/F statements.
-Gap-fill.
-Comprehension questions.
-Matching items.
-multiple choice.
C. Kiến thức ngôn ngữ ( Language Focus): Học sinh nắm vững các nội dung về ngôn ngữ như ngữ âm, từ loại và ngữ pháp cơ bản trong chương trình THCS và thông qua các loại hình bài tập ngữ pháp như sau:
-Tenses.
-Active- Passive Forms.
-Reported speech(commands, requests, advises, statements, wh-questions, yes/ no questions)
-Conditions (Type 1,2)
-Wishes 
-Tag-questions.
-Preposition of time/ place.
-Phrasal verbs.
-Connections.
-Comparison
-Adverbs of time/ place/ frequency/ manner.
-Gerunds.
-Modals verbs ( may, might, must, can, should, ought to, have to,...)
-Adverbs Clauses of Reason/ Result/ Purpose/ Concession.
-Relative Clauses.
-......
D. Viết câu và sử dụng Tiếng Anh ( Writing): Học sinh có khả năng viết câu đơn giản bằng Tiếng Anh theo nội dung chương trình, viết các đoạn văn mô tả hoặc báo cáo về các hoạt động cá nhân của những người thân trong gia đình hoặc bạn bè trong khuôn khổ ngôn ngữ và chủ điểm của chương trình với các loại hình bài tập viết như sau:
- Viết các đoạn văn mô tả....với từ gợi ý.
-Viết báo cáo về các hoạt động cá nhân của những người thân trong gia đình.......với các từ gợi ý.
-Viết thư than phiền, khiếu nại,... với các từ gợi ý.
-Viết đoạn văn ngắn kể lại một chiến tham quan, dã ngoại,...
Các loại hình bài tập viết câu:
-Word form.
-Find and correct the mistakes.
-Sentence transformation.
-Sentence building.
Giáo viên xây dựng ma trận cho từng kỹ năng ngôn ngữ( Matrix of the test 45’)
Chủ Đề
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Listening
4
2.0
1
0.5
5(2.5ms)
Reading
3
1.5
2
1.0
5(2.5ms)
Language
Focus
6
1.5
4
1.0
10(2.5ms)
Writing
3
1.5
2
1.0
5(2.5ms)
Tổng 
16 6.5
7 2.5
 2 1.0
25
Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở thời gian dành cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu câu hỏi trắc nghiệm thì độ chính xác phải cao và tuyệt đối.
Đảm bảo đề kiểm tra phải phân luồng được học sinh.
3) Xác định rõ kiểu đề, hình thức ra đề cho từng loại bài kiểm tra.
3.1.Loại bài kiểm tra 15’ thì mỗi lần kiểm tra là một kỹ năng: Nghe( Listening) - Đọc (Reading)- Viết (Writing)- Ngữ pháp ( Grammar).
-> Giáo viên ra đề phải phù hợp với điều kiện nhà trường, học sinh và yêu cầu mà đề kiểm tra đánh giá được học sinh
3.2. Loại bài kiểm tra 45’ và kiểm tra học kì là kiểu đề kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận 
4) Khâu chấm điểm, trả bài kiểm theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại.
4.1. Chấm điểm đối với kiểm tra vấn đáp (Oral examination):
 Giáo viên phải ghi ngày tháng năm vào vở của học sinh khi kiểm tra xong.
Ý kiến của giáo viên ( good or bad ).
Giáo viên ghi điểm và kí tên.
4.2. Chấm điểm đối với kiểm tra định kì/ kiểm tra viết (Written examination):
Giáo viên bộ môn chấm bài phải bám sát thang điểm, để hạn chế tối đa yếu tố chủ quan, cảm tính. Đặc biệt trong mỗi bài kiểm tra giáo viên ghi lời phê ( lời nhận xét “Good or bad”) về ưu điểm hay khuyết điểm và thái độ làm bài kiểm tra của học sinh.
Trả bài và sửa bài theo đúng qui định, qui chế. Giáo viên nên đọc điểm của học sinh, tuyên dương các học sinh điểm khá, giỏi trước lớp nhằm khích lệ tinh thần và khuyên các học sinh điểm yếu kém cần cố gắng hơn trong lần kiểm tra tới.
Bài kiểm tra phải được lưu giữ thường xuyên ở cả học sinh lẫn giáo viên.
Thống kê kết quả :
Năm học
Khối
 Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2009-2010
6
 103
17
16.5%
33
32%
43
42%
10
9.5%
9
 87
15
17%
30
35%
15
40%
7
8%
2010-2011
6
 112
25
22%
45
40%
37
33%
5
5%
9
 92
20
22%
37
40%
32
35%
3
3%
IV. KẾT LUẬN:
Việc đổi mới sách giáo khoa, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp
dạy và học, đổi mới phương tiện thiết bị dạy và học, đổi mới công tác quản lí thì không thể thiếu được đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại. Bởi vì, việc đổi mới cách thức ra đề và chấm bài chính là động lực để đổi mới phương pháp dạy học.
Thực tế về việc đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn Tiếng Anh theo
hướng đổi mới đánh giá, xếp loại ở trường THCS Tân Bình các năm qua đã nâng cao được chất lượng giáo dục, phát huy được vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh và cũng phát huy được vai trò trách nhiệm của người dạy. 
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Cần tiếp tục có chương trình tập huấn cho giáo viên việc ra đề kiểm tra và kỹ
năng xây dựng ma trận ở môn Tiếng Anh một cách thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt là kỹ năng xây dựng các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc có chuyên đề bồi dưỡng phương pháp ra đề.
Ngành giáo dục cần trang bị đầy đủ cho các trường các thiết bị, phương tiện
phục vụ khâu làm đề, in ấn, photo đề kiểm tra ( Vì kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận

File đính kèm:

  • doctham luan tieng anh 3.doc
Giáo án liên quan