Tham luận rèn luyện kỹ năng tự học môn tiếng anh

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo luôn đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm học, bên cạnh đó nhiều giải pháp khả thi củng đã được triển khai đến các đối tượng của ngành giáo dục: Từ năm 2002 BGD&ĐT đã có chủ trương cải cách sách giáo khoa Lớp 6 đở bậc THCS cho tất cả các môn học, bao gồm cả môn tiếng Anh, song song đó là sự cải tiến mạnh mẽ về phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng kịp thời việc đổi mới cả về cách dạy và học theo tình hình mới. Củng từ đó, việc dạy học – học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông nói chung, ở bậc THCS nói riêng đã chuyển sang một giai đoạn mới theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. Nổi bậc trong sự thay đổi quan điểm dạy học tiếng Anh là chuyển sang phương pháp dạy học giao tiếp.

Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp “lấy người học làm trung tâm” là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện nhằm phát triển và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp, chứ không phải là việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Để làm được điều đó, người giáo viên phải thật khéo léo và uyển chuyển trong lựa chọn phương pháp soạn giảng phù hợp theo chuẩn kiến thức, đổi mới cách ra đề kiểm tra, biết cách hướng dẫn học sinh tự học sao cho hiệu quả.

 Chúng ta phải công nhận rằng vai trò “tự học” là một nhân tố không thể thiếu trong sự thành công của người học. Tự học được xem như là một ‘ phần mềm’ vận hành song song cùng ‘phần cứng’ là chương trình học và tài liệu học để tạo nên một tổng quan cơ bản của giáo dục (việc dạy và học) mà trong đó chất lượng đào tạo là thước đo đánh giá kết quả làm việc của thầy và trò. Việc tự học của học sinh là một trong những yếu tố quyết định làm nên hiệu quả đào tạo. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ qua vai trò của người thầy, một kĩ sư tâm hồn có vai trò tổ chức, giúp đỡ cho học sinh khai thác có hiệu quả những gì các em cần đạt được.

 Trong phạm vi bài tham luận này tôi xin đề cập đến vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh.Thông qua tham luận này tôi mong muốn được trao đổi cùng quý đồng nghiệp một số giải pháp cho học sinh, giáo viên củng như các cấp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học tiếng Anh trong nhà trường THCS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận rèn luyện kỹ năng tự học môn tiếng anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 như là một ‘ phần mềm’ vận hành song song cùng ‘phần cứng’ là chương trình học và tài liệu học để tạo nên một tổng quan cơ bản của giáo dục (việc dạy và học) mà trong đó chất lượng đào tạo là thước đo đánh giá kết quả làm việc của thầy và trò. Việc tự học của học sinh là một trong những yếu tố quyết định làm nên hiệu quả đào tạo. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ qua vai trò của người thầy, một kĩ sư tâm hồn có vai trò tổ chức, giúp đỡ cho học sinh khai thác có hiệu quả những gì các em cần đạt được.
	Trong phạm vi bài tham luận này tôi xin đề cập đến vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh.Thông qua tham luận này tôi mong muốn được trao đổi cùng quý đồng nghiệp một số giải pháp cho học sinh, giáo viên củng như các cấp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học tiếng Anh trong nhà trường THCS.
II.THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS ĐÔNG BÌNH- HUYỆN BÌNH MINH – TỈNH VĨNH LONG:
	1. Thuận lợi:
- Nhà trường có đủ giáo viên cho việc phân công dạy tiếng Anh ở các khối lớp ( 5 GV/ 25 lớp)
- Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt, nhiệt tình trong công tác, có kinh nghiệm giảng dạy. 
- Giáo viên được tập huấn chuyên môn thường xuyên về phương pháp dạy học tích cực, chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá…
- Đây là một trong những bộ môn mũi nhọn của trường trong các phong trào thi học sinh giỏi, thi Olympic trên mạng internet, thi tuyển sinh lớp 10 nên được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên từ ban lãnh đạo nhà trường.
- Học sinh đa số yêu thích môn học, có cố gắng vượt khó và đa số có thói quen học tập theo đặc thù môn học .
- Trường vừa được đầu tư xây mới có không gian rộng, yên tĩnh, thoáng mát góp phần tạo nên môi trường học tập tích cực cho học sinh…
2. Khó khăn:
- Việc đổi mới cách soạn giảng của giáo viên còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều sáng tạo và đột phá trong giảng dạy.
- Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế.
- Việc thiếu phòng chức năng và một số trang thiết bị cần thiết đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học, bên cạnh đó việc thiếu phòng học nên việc tổ chức bồi giỏi nâng kém gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ học sinh không đồng đều, có sự phân hóa lớn giữa học sinh trong lớp và cả học sinh cùng khối lớp.
- Tỉ lệ học sinh người dân tộc Khmer khá đông cũng góp phần kéo giảm chất lượng bộ môn vì khả năng tiếp thu chậm, do tiếng Anh là ngôn ngữ thứ ba của các em.
- Đa số học sinh là con em nông dân lao động và ở nông thôn nên chưa có điều kiện tiếp cận với các phương tiện học tập hiện đại, hoặc tham gia vào các lớp học thêm.
- Phương pháp và khả năng tự học của nhiều em chưa phù hợp. Một số học sinh quá yếu có tâm lý bị hụt hẫng nên đâm ra lười học, hoặc chỉ mang tính chất đối phó…
III. GIẢI PHÁP:
Đối với giáo viên:
Hướng dẫn kĩ một số qui tắc, phương pháp học tập theo đặc thù bộ môn. Hướng dẫn các em cách khai thác tốt sách giáo khoa (cả kênh chữ và kênh hình.)
Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ điển để đọc và học từ mới.
Soạn bài và giảng dạy theo phương pháp tích cực, lựa chọn phương pháp phù hợp, có sáng tạo và áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng học sinh. Nắm vững chương trình và nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để xác định kiến thức cơ bản giúp giáo viên lúc giảng dạy xoáy sâu trọng tâm bài, tránh dạy lan man, áp đặt.
Luôn khuyến khích, động viên hay khen ngợi kịp thời những học sinh có tiến bộ.
Thực hiện đánh giá, cho điểm theo hướng cải tiến.
- Tổ chức môi trường học tập cá thể hóa, tự tìm tòi hoc hỏi, tự chiếm lĩnh kiến thức hoặc các hình thức cặp, nhóm hợp tác.
Thường xuyên chú ý đến học sinh yếu, học sinh có năng khiếu để kịp thời nâng kém hoặc bồi giỏi.
Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để khai thác tối đa nội bài học, giúp các em phát huy tư duy và nắm kiến thức cơ bản tốt hơn.
Giao việc cho học sinh một cách phù hợp , vừa sức cho cả khi học trên lớp hay bài làm về nhà và có hướng dẫn rõ ràng…
2. Đối với học sinh:
a) Trên lớp:
- Phải thường xuyên chú ý nghe giảng, nắm được cách học của bộ môn và của từng kĩ năng, của từng hoạt động.
- Tạo thói quen tự học và khả năng phối hợp với bạn trong khi học.
- Biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
- Thường xuyên phát biểu xây dựng bài.
- Biết đặt câu hỏi với giáo viên khi chưa hiểu bài, thắc mắc hoặc giải đáp các thắc mắc với bạn về kiến thức trọng tâm của bài học.
- Trang bị đủ các dụng cụ học tập thiết yếu như: sách giáo khoa, sách bài tập, viết, tập… đặc biệt là từ điển.
b) Ở nhà:
- Tự xây dựng cho bản thân cách học tập tối ưu nhất, phân bố thời gian học một cách hợp lí.
- Lập kế hoạch cá nhân nhằm đảm bảo việc học có logic và hiệu quả: học mớià luyện tập à ôn tập để kiểm tra hoặc thi.
- Tập thói quen thường xuyên luyện tập tiếng Anh: làm bài tập, đọc bài text, hội thoại, nói tiếng Anh với bạn hay người thân, học tiếng Anh qua Internet…
- Thường xuyên xây dựng tinh thần học tập tích cực, kiên nhẫn, áp dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được thành công.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.
	1. Xây dựng thái độ học tập:
	Đây là một trong điều kiện đầu tiên và hết sức cần thiết để giúp học sinh có được thói quen tự học. Việc xây dựng thái độ học tập cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bốn đối tượng: giáo viên bộ môn – học sinh - giáo viên chủ nhiệm – và phụ huynh học sinh. Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ chính trong việc hướng dẫn cách học cho học sinh, dạy cách em cách học bộ môn mình có hiệu quả, đồng thời là người giao việc cho các em và là người đánh giá kết quả học tập, giúp các em phát huy sở trường, năng khiếu hoặc là người trực tiếp giúp đỡ những học sinh yếu.
	2. Thay đổi tích cực trong đầu tư soạn giảng:
	Trong mỗi môn học, mỗi bài học thì giáo viên đều có hướng đầu tư vào soạn giảng khác nhau. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ nếu giáo viên không thay đổi cách nhìn theo hướng tích cực trong soạn giảng thì việc sử dụng phương pháp mới của chúng ta sẽ gặp khó khăn, giáo viên chúng ta sẽ dễ giẫm lên lối mòn tư duy, không có sáng tạo mới từ đó dễ dẫn đến nhàm chán cho học sinh và đôi khi cho cả chính người dạy.
	Đối với giáo viên môn tiếng Anh thì đổi mới phương pháp soạn bài và giảng dạy theo hướng tích cực thì cần có sự đầu tư nhiều về thời gian và công sức. Bởi trong thực tế ở cùng một nội dung tiết dạy giáo viên sẽ có nhiều phương pháp lựa chọn khác nhau trong soạn bài: từ kĩ thuật vào bài, dạy và kiểm tra từ mới cho đến phương pháp thực hành luyện tập, củng cố bài, hay những thủ thuật riêng lẽ, phương pháp đặc thù trong giảng dạy các kĩ năng ngôn ngữ. Do đó, giáo viên khi soạn bài cần khéo léo vận dụng phương pháp đồng thời phải có sáng tạo để không nhàm chán. Chính vì thế, người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới có thể hoàn thành mục tiêu dạy học theo quan điểm giao tiếp, sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả theo phương châm “đơn giản hơn – nhẹ nhàng hơn – hiệu quả hơn”.
	3. Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá:
	Trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì việc tự học của học sinh vô cùng quan trọng, để điều khiển quá trình tự học sao cho có hiệu quả nhất thì việc kiểm tra đánh giá của giáo viên đỏi hỏi phải thật khéo léo, đa dạng góp phần tích cực làm chuyển biến quá trình tự học của học sinh.Tuy vậy, trong thực tế giảng dạy hiện nay việc áp dụng phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở tất cả các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng còn gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá.
Thực tế cho thấy thi như thế nào thì học như thế đó. Hình thức kiểm tra đánh giá sẽ quy định cách thức học của học sinh. Do đó trong giảng dạy thường giáo viên chỉ chú trọng vào những gì học sinh thi mà ít quan tâm đến năng lực thực sự của học sinh. Ví dụ trong kĩ năng nói thường là không thi nên dễ bị lãng quên, thậm chí có học sinh không thể nói được những câu đơn giản hay đọc một đoạn văn ngắn.
Ngoài việc thực hiện theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá đã được tập huấn thì trong bài này tôi xin nêu lên một vài giải pháp kiểm tra đánh giá mà bản thân tôi và các giáo viên khác cũng đã thực hiện như sau: ( chủ yếu áp dụng cho việc kiểm tra thường xuyên).
a. Kiểm tra nói: Giáo viên có thể cho điểm học sinh khi các em phát biểu nêu một vấn đề mới đúng, khi nhắc lại kiến thức cũ chính xác, hoàn thành tốt việc luyện tập nói trên lớp, trong lúc đóng vai hay đọc bài…
b. Kiểm tra viết: ngoài việc thực hiện các bài kiểm tra viết theo qui định chúng ta có thể đánh giá, cho điểm học sinh khi các em viết lại từ mới, viết bài theo nhóm hoặc các bài làm về nhà.
Ngoài các hình thức kiểm tra nêu trên chúng ta có thể dành một cột điểm kiểm tra quá trình học dành cho những học sinh tích cực trong phát biểu xây dựng bài hay làm bài tập về nhà đều đặn và có nhiều đóng góp tích cực cho bộ môn. 
4. Nâng kém cho học sinh yếu:
Giáo viên có thể nâng kém cho học sinh yếu ngay trong lúc dạy bằng cách đặt các câu hỏi vừa sức, tạo các bài tập riêng phù hợp cho các em, giúp các em tự biết cách khai thác nội dung bài học cũng như biết cách phối hợp với bạn để hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Ngoài ra giao việc về nhà củng giúp ích cho các em trong việc tự luyện tập và ứng dụng các kiến thức vừa học, nhưng cần chú ý tính vừa sức, phù hợp theo khả năng và trình độ đồng thời có sự kiểm tra đôn đốc thực hiện.
(cho ví dụ cách làm của cá nhân)
5. Tạo động lực thúc đẩy:
Giáo viên có thể tạo động lực giật dậy tinh thần học sinh, tạo ra sự phấn chấn và vui vẽ trong học tập bằng cách tổ chức các trò chơi học tập như: Guessing game, lucky stars, hangman … hoặc các trò chơi phiên bản khác như: chiếc nón kì diệu, ai là triệu phú, đuổi hình bắt chữ…được vận dụng khéo léo linh hoạt góp phần tạo niềm vui và cảm hứng trong học tập giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng thổi mái.
Những trường có đủ điều kiện có thể tổ chức ngoại khóa, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, các trò ch

File đính kèm:

  • doctham luan tieng anh 2.doc
Giáo án liên quan