Tạp chí Thông tin toán học - Tập 9 Số 1 Tháng 3 Năm 2005

Các nước đều rất quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán. Mục đích là cung cấp "nguyên liệu" để sản xuất ngày càng nhiều, không phải là các nhà Toán học chuyên nghiệp, mà là nhiều chuyên gia làm việc ở các līnh vực khác, được trang bị những hiểu biết toán học sâu sắc, vận dụng thành thạo các công cụ và phương pháp toán học. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều học sinh giỏi Toán tham gia IMO, đã đi vào và thành công ở các lĩnh vực Tin học, Kinh tế, Tài chính, Sinh học, Vật lý, Kỹ thuật. Đấy là một xu thế cần khuyến khích, đặc biệt là ở các nước còn nghèo như nước ta.

 

pdf33 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 22/10/2024 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tạp chí Thông tin toán học - Tập 9 Số 1 Tháng 3 Năm 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biểu của 96 
hội thành viên. Đại hội đã bầu Đoàn chủ 
tịch nhiệm kì 5 (2004-2009) gồm 29 thành 
viên do GS-VS Vũ Tuyên Hoàng làm chủ 
tịch và PGS-TS Hồ Uy Liêm làm PCT kiêm 
TTK. GS-TSKH Phạm Thế Long đ−ợc bầu 
vào Đoàn chủ tịch. Đây là lần đầu tiên Hội 
TH có đại diện ở Đoàn chủ tịch LHH. 
Chúc mừng 
1. GS-TSKH Hoàng Xuân Phú (Viện 
Toán học) đ−ợc bầu làm viện sĩ thông tấn 
Viện hàn lâm khoa học Heidelberg (CHLB 
Đức). N−ớc Đức không có viện hàn lâm 
chung, mà thành lập viện hàn lâm ở một số 
vùng. Đây là một trong những viện hàn 
lâm danh giá nhất của Đức. 
2. CN Trần Ngọc Nam (ĐHKHTN Hà Nội) 
đ−ợc trao Giải th−ởng “Công trình khoa 
học tiêu biểu trong năm” của Đại học quốc 
gia Hà Nội năm 2004 nhờ bài báo “A 
générateurs génériques pour l’algèbre 
polynomiale” đăng ở tạp chí có uy tín cao: 
Advances in Mathematics. Đây là một 
trong những giải th−ởng cao quí của 
ĐHQG Hà Nội, đ−ợc xét trao cho tất cả 
các ngành. Anh Nam hiện là nghiên cứu 
sinh của GS-TSKH Nguyễn Hữu Việt 
H−ng. Khi còn học đại học, anh đã cùng 
với GS H−ng giải quyết một giả thuyết 
khá thú vị trong Tôpô đại số. 
Giải th−ởng khoa học Viện Toán học 2005 
Nh− thông báo đã đ−a trong THÔNG TIN 
TOáN HọC Tập 1 Số 2 (1997), tr. 10, Giải 
th−ởng khoa học Viện Toán học đ−ợc trao 2 
năm một lần, vào các năm lẻ. Chúng tôi xin 
nhắc lại ở đây những nội dung chính: 
1. Mọi cán bộ nghiên cứu và giảng dạy 
toán học của Việt Nam, tuổi đời không 
quá 40 (sinh từ năm 1965 trở về sau) đều 
có quyền đăng kí xét th−ởng. 
2. Ng−ời đ−ợc Giải th−ởng sẽ đ−ợc trao một 
Giấy chứng nhận và 5.000.000 VNĐ. 
Hồ sơ đăng kí xét th−ởng gồm: 
1. Lí lịch khoa học. 
2. Danh mục công trình nghiên cứu đã 
công bố. 
3. Một số (không quá 5) công trình tiêu biểu. 
4. Một bản giới thiệu thành tích nghiên cứu 
khoa học của ng−ời đăng kí (do đơn vị 
công tác của ng−ời đó viết). 
 1. Hạn nhận hồ sơ: đến hết ngày 
31/7/2005. 
 2. Giải th−ởng sẽ đ−ợc công bố vào 
31/10/2005. 
 Những ng−ời đã đăng kí tham dự Giải th−ởng 
vào các năm tr−ớc nh−ng ch−a đ−ợc trao giải 
th−ởng, nếu sinh từ năm 1965 trở về sau, vẫn 
có thể đăng kí tham dự Giải th−ởng 2005. 
Trong tr−ờng hợp đó, ng−ời đăng kí chỉ cần gửi 
th− khẳng định nguyện vọng đăng kí tham dự 
Giải th−ởng 2005 và những thông tin mới nhất 
(nếu có) về kết quả nghiên cứu. 
Hồ sơ xin gửi về địa chỉ 
 Ngô Việt Trung 
Viện Toán học 
18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 
Fax: (04)8343303 
E-mail: nvtrung@math..ac.vn 
 14
Nhìn ra thế giới 
Các tổ chức vì sự tiến bộ của phụ nữ 
trong Toán học trên thế giới 
Hội ủng hộ phụ nữ trong toán học của Mỹ 
 Hội ủng hộ phụ nữ trong Toán học của 
Mỹ, tên viết tắt là AWM (the Association 
for Women in Mathematics), là một tổ chức 
phi lợi nhuận, đ−ợc thành lập năm 1971, với 
sứ mệnh động viên, giúp đỡ phụ nữ Mỹ trong 
mọi hoạt động Toán học. Thoạt đầu Hội có 
tên là “The Association of Women in 
Mathematics”, nh−ng chỉ một thời gian ngắn 
sau đó, Hội đã đổi chữ “of” bằng chữ “for” 
nh− hiện nay. AWM hiện có trên 4.500 hội 
viên, gồm phần lớn là quý bà, và do sửa chữ 
“of” thành chữ “for” Hội đã có thêm khoảng 
350 hội viên là các quý ông, đại diện rộng rãi 
cho cộng đồng các nhà toán học nam ủng hộ 
phụ nữ trong Toán học. Chủ tịch Hội hiện 
nay là bà Carolyn Gordon, th− ký kiêm thủ 
quỹ là bà Mary Ann Horn. 
 Để thực hiện mục tiêu của mình, AWM 
có một số ch−ơng trình nhằm cổ vũ, giúp 
đỡ, đề cao năng lực của ng−ời phụ nữ trong 
nghiên cứu cũng nh− trong các hoạt động 
nghề nghiệp của toán học. Sau đây là một 
số ch−ơng trình và giải th−ởng, AWM hiện 
đang tiến hành: 
• Hội thảo các nữ sinh mới tốt nghiệp 
đại học và các nữ tiến sĩ mới bảo vệ. Bắt 
đầu từ năm 1988, AWM đã tổ chức một 
loạt các hội thảo nối tiếp ngay sau các cuộc 
họp toán học quan trọng, chẳng hạn “Cuộc 
gặp mặt tháng giêng hàng năm” của Hội 
Toán học Mỹ, hoặc “Meeting hàng năm” 
của Hội Toán công nghiệp và ứng dụng 
(SIAM), nhằm cung cấp thông tin, giới 
thiệu việc làm cho các nữ sinh mới tốt 
nghiệp đại học và các nữ tiến sĩ mới bảo vệ 
luận án, đang tìm việc làm. 
• Trợ cấp tiền đi lại để gặp ng−ời h−ớng 
dẫn cho các nhà nữ toán học trẻ. Ch−ơng 
trình tài trợ cho các nhà nghiên cứu trẻ là 
nữ, ch−a có thành đạt gì, tiền đi lại và chi 
phí ăn ở nhiều nhất là một tháng, để có 
điều kiện đi gặp gỡ, trao đổi với thầy. 
• Các Noether Lectures. Hàng năm 
AWM tổ chức các Bài giảng Noether để 
tôn vinh các nhà nữ toán học hiện đang có 
những đóng góp quan trọng cho Toán học. 
Xin xem thêm bài “Noether và các Noether 
Lecture”, cũng trong số này. 
• Giải th−ởng Alice T. Schafer. Giải 
th−ởng hàng năm, đ−ợc trao tặng cho một 
nữ sinh viên có thành tích học tập xuất sắc 
nhất môn toán trong tr−ờng đại học. 
Hội phụ nữ châu âu trong Toán học 
Hội “Phụ nữ châu Âu trong Toán học”, tên 
viết tắt là EWM (The European Women in 
Mathematics), là một tổ chức đa quốc gia của 
phụ nữ châu Âu, có mục đích thúc đẩy và 
động viên phụ nữ châu Âu trong Toán học. 
Hội viên của EWM là các tổ chức phụ nữ 
quốc gia. Mỗi quốc gia tự chọn cho mình 
một hình thức tổ chức thích hợp hoặc lấy 
luôn một tổ chức phụ nữ có sẵn để gia 
nhập EWM. Chẳng hạn ở Pháp, tr−ớc đây 
đã có tổ chức “Femmes et Mathématiques” 
(Phụ nữ và Toán học). Các bạn Pháp dùng 
ngay tổ chức này tham gia EWM. 
ý t−ởng thành lập EWM đã nảy sinh tại 
Hội nghị toán học thế giới ICM-1986, tổ 
chức tại Berkeley, khi một số nhà nữ toán 
học châu Âu cùng ngồi dự cuộc thảo luận 
bàn tròn do “Hội ủng hộ phụ nữ trong toán 
học” của Mỹ tổ chức. Các nhà nữ toán học 
châu Âu đã quyết định cũng sẽ tổ chức tại 
châu Âu các cuộc thảo luận bàn tròn t−ơng 
tự, gọi tắt là các “Meeting châu Âu” . Và 
 15
thế là “Hội phụ nữ châu Âu trong Toán 
học” đ−ợc thành lập, có trụ sở tại Helsinki, 
Phần-lan, để lo tổ chức các “Meeting châu 
Âu”. Đến nay đã có 11 cuộc “Meeting 
châu Âu” lần l−ợt đ−ợc tổ chức tại: Paris 
(1986), Copenhagen (1987), Warwick, England 
(1988), Lisbon (1990), Marseilles (1991), Warsaw 
(1993), Madrid (1995), Trieste, Italy (1997), 
Loccum, Germany (1999), Malta (2001), Marseilles 
(2003). Cuộc “Meeting” kế tiếp của EWM 
sẽ đ−ợc tổ chức tại Nga vào năm 2005. 
Các n−ớc sau đây là thành viên của EWM: 
Azerbaijan, Belorussia, Bungari, Czech, Đan 
mạch, Estonia, Phần lan, Pháp, Đức, Anh , Hy 
lạp, Y, Latvia, Lithuania, Malta, Morocco, Hà 
Lan, Nauy, Ba Lan, Rumani, Nga, Serbia và 
Montenegro, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy 
sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine. 
Một số tổ chức khác 
vì sự tiến bộ của phụ nữ trong toán học 
• Hội ủng hộ phụ nữ trong toán học của 
Canada (Canadian Associations for 
Women in Mathematics). 
• Phụ nữ và Toán học (Femmes et 
Mathématiques) của Pháp. 
• Phụ nữ và giảng dạy toán học (Women 
and Mathematics Education) của Mỹ. 
• AWSE, Hội phụ nữ Nga trong khoa học 
và giáo dục. 
• Kvinnor Och Matematik (Network 
Women and Mathematics) của Thụy Điển. 
• Commission on Women in Mathematics 
in Africa của châu Phi. 
Tin Toán học Thế giới 
Nữ GS B. L. Keyfitz, ng−òi Mỹ gốc 
Canada, đ−ợc cử làm Viện tr−ởng Viện 
Toán học Fields (Canada) 
Bà Barbara Lee Keyfitz, nữ GS về Toán tại 
ĐH Houston (Mỹ), ng−ời Mỹ gốc Canada, 
vừa đ−ợc cử làm Viện tr−ởng Viện Toán 
học Fields, Canada, bắt đầu từ 1 tháng 7 
năm 2004 với nhiệm kỳ 3 năm. Lĩnh vực 
nghiên cứu của Bà là giải tích các ph−ơng 
trình đạo hàm riêng, các luật bảo toàn 
hyperbolic, và các ứng dụng của chúng. 
Viện Toán học Fields là Viện toán học 
quốc gia của Canada. 
Kỷ lục về số nguyên tố lớn nhất lại vừa 
bị phá 
Đề án “Tìm kiếm số nguyên tố Mersenne lớn 
trên Internet”, tên viết tắt quốc tế là GIMPS 
(The Great Internet Mersenne Prime Search), 
vừa lập một kỷ lục mới: tìm đ−ợc số nguyên 
tố Mersenne (số nguyên tố có dạng 2p – 1, 
với p là số nguyên tố) thứ 41 trên máy tính 
của Josh Findley. Đó là số 2 24.036.583 - 1. Số 
nguyên tố Mersenne thứ 41 có trên 7 triệu 
con số và hiện giữ kỷ lục là số nguyên tố lớn 
nhất mà ta biết đ−ợc cho đến thời điểm hiện 
nay. Đề án GIMPS là một đề án tính toán 
phân tán, sử dụng các thời gian “nhàn rỗi” 
của các máy tính nối mạng, để tìm kiếm các 
số nguyên tố. Đề án bắt đầu từ năm 1996 và 
hiện đã có trên 60.000 ng−ời trên khắp thế 
giới tình nguyện tham gia. GIMPS đã tìm 
đ−ợc 7 trong số 41 số nguyên tố Mersenne 
mà chúng ta biết cho đến thời điểm hiện tại. 
GS Shiing-Shen-Chern, Giải th−ởng 
Shaw-2004, vừa từ trần 
GS Shiing-Shen-Chern, một trong số các 
Nhà hình học xuất sắc của thế kỷ XX, vừa 
từ trần tại Tianjin, Trung quốc, ngày 3 
tháng 12, năm 2004, ở tuổi 93. Giáo s− S.-
S.-Chern là một trong những ng−ời sáng 
lập ra Hình học vi phân toàn cục. Năm 
m−ơi năm tr−ớc đây, với cái nhìn toàn cục, 
nhấn mạnh các quan hệ với tôpô, Ông đã 
 16
tạo ra một cuộc cách mạng trong Hình 
học. Ông còn đ−ợc biết đến là ng−ời sáng 
lập và là viện tr−ởng đầu tiên của Viện 
Nghiên cứu các khoa học về Toán (MSRI) 
của Đại học Berkeley và một thời gian 
ngắn sau đó, Ông sáng lập ra Viện Toán 
học Nankai, Trung quốc, và làm việc ở cả 
hai Viện. Khoảng 5 năm tr−ớc đây Ông đã 
chuyển về định c− hẳn ở Trung quốc. Ông 
vừa đ−ợc nhận Giải th−ởng Shaw-2004 về 
Toán (về giải th−ởng Shaw, xin xem thêm 
TTTH Tập 8, số 4, tr. 19) 
Các giải th−ởng hàng năm của 
Hội Toán học Nhật Bản 
Hội Toán học Nhật Bản (MSJ) vừa công bố 
danh sách những ng−ời đ−ợc giải th−ởng của 
Hội Toán học Nhật Bản năm 2004, gồm : 
• Giải th−ởng Mùa Thu: Là giải th−ởng 
dành cho các nhà toán học có các công 
trình xuất sắc trong vòng 5 năm gần đây. 
Năm nay giải th−ởng Mùa Thu đã đ−ợc 
trao cho S. Ariki, Viện nghiên cứu các 
Khoa học Toán học, Kyoto, về các công 
trình trong lý thuyết biểu diễn môđun của 
các đại số Hecke và các đại số l−ợng tử. 
• Giải th−ởng Hình học: Đ−ợc trao cho 
K. Hirachi, ĐH Tokyo, và S. Matsumoto, 
ĐH Nihon. Công trình của Hirachi về Lý 
thuyết parabolic của các hạch Bergman 
trong các miền giả lồi mạnh.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_9_so_1_thang_3_nam_2005.pdf
Giáo án liên quan