Tạp chí Thông tin toán học - Tập 5 Số 3 Tháng 10 Năm 2001

Theo truyền thống, Hội nghị toán học toàn quốc được tổ chức định kỳ, khoảng 5-6 năm một lần. Đó là dịp gặp gỡ đông đảo nhất của những người làm toán trong cả nước nhằm trao đổi ý tưởng, kết quả, kinh nghiệm, và tăng cường hợp tác trong công tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng toán học. Đó cũng là dịp để cộng đồng toán học nhìn lại những gì đã làm trong giai đoạn đã qua và định hướng cho một giai đoạn phát triển mới. Hội nghị toán học toàn quốc còn là một địp tốt để tuyên truyền về ý nghĩa và vai trò của Toán học đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, bồi dưỡng niềm say mê khoa học ở thế hệ trẻ.

pdf28 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 22/10/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tạp chí Thông tin toán học - Tập 5 Số 3 Tháng 10 Năm 2001, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ đề "Giải 
tích phức hữu hạn và vô hạn chiều" là một 
hoạt động truyền thống đã đ−ợc tổ chức từ 
nhiều năm nay theo sáng kiến của giáo s− 
Joji Kajiwara và nhiều nhà toán học Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc khác. Cho 
đến nay Hội nghị đã đ−ợc tổ chức hàng 
năm luân phiên tại Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Trung Quốc. Hội nghị lần thứ 7 đ−ợc tổ 
chức tại Fukuoka (Nhật Bản) vào tháng 8-
1999 và Hội nghị lần thứ 8 đ−ợc tổ chức 
tại Shandong (Trung Quốc) vào tháng 8-
2000. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban tổ chức 
quốc tế đã đề nghị Việt Nam tham gia vào 
hoạt động này và tổ chức Hội nghị lần thứ 
9 tại Hà Nội. Đ−ợc sự ủng hộ nhiệt tình 
của các vị lãnh đạo Bộ GD và ĐT, 
ĐHBKHN, Viện toán học, ĐHKHTN 
 12
(ĐHQGHN), Hội nghị đã đ−ợc tiến hành 
tại ĐHBK HN từ ngày 8-12/8/2001 do 
ĐHBK HN phối hợp cùng Viện toán học 
và ĐHKHTN tổ chức. 
 Có 58 nhà toán học quốc tế (từ 
các n−ớc: ấn Độ, áo, Bỉ, Brunei, Đức, 
Hàn Quốc, Iran, Mexico, Mỹ, Nhật Bản, 
Pháp, Phần Lan, Thái Lan, Trung Quốc, 
Venesuela) và 70 nhà Toán học Việt Nam 
đã tham dự hội nghị. Tại hội nghị đã có 61 
báo cáo khoa học (trong đó có 20 báo cáo 
mời) đã đ−ợc trình bày. Nhiều nhà toán 
học hàng đầu thế giới về giải tích phức, 
giải tích Clifford và Quaternion, ph−ơng 
trình đạo hàm riêng, lý thuyết hàm số, giải 
tích số đã trình bày những báo cáo mời 
mang tính chất định h−ớng và tổng quát về 
sự phát triển của các lĩnh vực nói trên nh− 
các GS. Y.T.Siu, I.Kra, W.Tutschke, 
M.Morimoto,... 
 Hội nghị đã đ−ợc sự tài trợ hết sức 
có hiệu quả của các cơ quan và tổ chức 
sau đây: 
 - Quỹ phát triển và giáo dục, Hội toán 
học thế giới (qua uỷ ban CDE) 
 - Ch−ơng trình khoa học cơ bản. 
 - Đề tài trọng điểm nhà n−ớc về "giải 
tích phức" 
 - Đề tài trọng điểm nhà n−ớc về 
"ph−ơng trình ĐH riêng" 
 - ĐHBK Hà Nội 
 - Viện toán học 
 - ĐHKH tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) 
 Ngoài ch−ơng trình khoa học, Hội 
nghị còn tổ chức cho các khách quốc tế đi 
tham quan Vịnh Hạ Long và một số danh 
lam thắng cảnh của Hà Nội. Nhiều khách 
quốc tế sau khi trở về n−ớc đã gửi th− cảm 
ơn Ban tổ chức về sự đón tiếp nồng nhiệt 
và nói lên những tình cảm, ấn t−ợng hết 
sức tốt đẹp về đất n−ớc, con ng−ời Việt 
Nam. Đã có một số nhà xuất bản có uy tín 
lớn trên thế giới nhận in tuyển tập các 
công trình khoa học của Hội nghị. 
 Các báo cáo viên có nguyện vọng 
in kết quả tại tuyển tập công trình khoa 
học của Hội nghị xin mời gửi bài theo 
Latex-file đến Ban tổ chức tr−ớc 
30/12/2001 
(Email: nhdien@thevinh.ncst.ac.vn 
hoặc lehung@netnam.org.vn) 
 Một số báo cáo khoa học có chất 
l−ợng cao sẽ đ−ợc hội đồng biên tập quốc 
tế duyệt và giới thiệu để đăng trong tuyển 
tập công trình khoa học của Hội nghị. 
 Ban tổ chức Hội nghị xin chân 
thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các 
cơ quan, đơn vị, đã tài trợ và cộng tác góp 
phần để Hội nghị thành công tốt đẹp.
Hội thảo khoa học 
Các vấn đề của ph−ơng trình đạo hàm riêng 
Ba vì, 20/10/2001 
 13
Hà Tiến Ngoạn (Viện Toán học) và Nguyễn Minh Tuấn (ĐHKHTN Hà Nội) 
Năm 2001 trong lĩnh vực chuyên 
ngành Giải tích và Ph−ơng trình đạo hàm 
riêng của n−ớc ta có bốn giáo s− lão thành 
tròn và xấp xỉ bẩy m−ơi tuổi. Đó là GS-TS, 
NGND Nguyễn Đình Trí, Khoa Toán ứng 
dụng ĐHBK Hà nội, GS-TSKH Nguyễn 
Minh Ch−ơng, Viện Toán học, GS-TSKH, 
NGƯT Nguyễn Thừa Hợp và GS-TSKH, 
NGƯT Phạm Ngọc Thao, Khoa Toán cơ 
tin học, ĐHKHTN Hà nội. 
Để có điều kiện ôn lại những kỷ niệm 
trong công tác, sinh hoạt và những đóng 
góp to lớn của các giáo s− trong lĩnh vực 
giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học 
trong suốt 45 năm qua, các xemina sau 
đây: 
- Ph−ơng trình đạo hàm riêng, Viện 
Toán học 
- Ph−ơng trình vật lý toán, ĐHBK + 
ĐHKHTN 
- Giải tích đại số, ĐHKHTN 
đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên 
ngành Giải tích về “Các vấn đề của 
ph−ơng trình đạo hàm riêng” vào ngày 
20/10/2001 vừa qua, d−ới sự tài trợ của Đề 
tài trọng điểm “Một số vấn đề của ph−ơng 
trình vi phân” thuộc Ch−ơng trình nghiên 
cứu Khoa học cơ bản của Nhà n−ớc. Hội 
thảo đã đ−ợc tiến hành tại Trung tâm thực 
nghiệm Sinh thái và Môi tr−ờng Ba vì của 
Đại học Quốc gia Hà nội, huyện Ba vì, Hà 
tây. 
Ngay từ chiều 19/10/2001 một số 
anh em có điều kiện về thời gian đã có 
mặt tại địa điểm Hội thảo, tham quan một 
địa điểm trong khu vực nơi có hàng ngàn 
con cò về đậu vào buổi chiều, đốt lửa trại 
và liên hoan văn nghệ. 
Tới dự Hội thảo chức mừng các 
Giáo s− có GS-TSKH Nguyễn Văn Mậu, 
Hiệu tr−ởng Tr−ờng ĐHKHTN Hà nội, 
PGS-TS Trần Huy Hổ, Phó Hiệu tr−ởng 
Tr−ờng ĐHKHTN Hà nội, TSKH Nguyễn 
Đình Công, Phó Viện tr−ởng Viện Toán 
học, GS-TSKH Nguyễn Duy Tiến, Bí th− 
chi bộ Khoa Toán cơ tin học, ĐHKHTN, 
TS Nguyễn Cảnh L−ơng, Chủ nhiệm Khoa 
Toán ứng dụng ĐHBK Hà nội, PGS-TS 
Nguyễn Đăng Phất, Khoa Toán tin ĐHSP 
Hà nội cùng hơn 60 đồng nghiệp là cán bộ 
giảng dạy và cán bộ nghiên cứu công tác 
 14
tại các tr−ờng đại học và viện nghiên cứu, 
trong đó có nhiều học trò của các Giáo s−. 
PGS-TSKH Lê Hùng Sơn khai mạc 
Hội thảo nhiệt liệt chúc mừng các Giáo s−, 
những ng−ời thầy, ng−ời anh của nhiều thế 
hệ những ng−ời làm Toán giải tích và 
Ph−ơng trình đạo hàm riêng của n−ớc ta. 
Sau đó, PGS-TS Trần Huy Hổ đã giới 
thiệu quá trình học tập, đào tạo và công 
tác của bốn Giáo s−. Sau đây là một số nét 
chính về các Giáo s−. 
1. GS-TS, NGND Nguyễn Đình 
Trí sinh ngày 10-1-1931 tại Lý Nhân, Hà 
Nam. Tr−ớc khi là sinh viên khoa Toán 
ĐHSP Hà Nội, thời kỳ còn đang học phổ 
thông, đã đ−ợc nhà n−ớc bổ nhiệm làm 
giáo viên cấp hai. Tháng 7-1956 tốt 
nghiệp đại học. Từ 1956 là cán bộ giảng 
dạy ĐHBK Hà Nội. Năm 1961 là NCS tại 
tr−ờng Đại học Tổng hợp Lômôlôxốp, 
Liên xô cũ và bảo vệ luận án TS năm 
1956. Các chức vụ chính: Tổ tr−ởng bộ 
môn Toán (1966-1968), Chủ nhiệm khoa 
Toán lý (1968-1977), Phó Hiệu tr−ởng 
Tr−ờng ĐHBK Hà Nội (1977-1994), Chủ 
tịch Hội Toán học Việt Nam (1989-1995). 
Các chức danh và danh hiệu: PGS (1980), 
GS (1984), Nhà Giáo Nhân dân (1988). 
Các vấn đề nghiên cứu chính của GS là 
Giải tích và Lý thuyết bài toán biên tự do 
trong PTĐHR. GS tham gia chủ trì nhiều 
hội nghị khoa học trong n−ớc và quốc tế. 
Cùng GS Nguyễn Thừa Hợp, GS đã chủ trì 
Xemina Ph−ơng trình toán lý từ năm 1966, 
hoạt động liên tục suốt 35 năm qua. Trong 
suốt 50 năm giảng dạy GS luôn là một 
mẫu mực về phong cách s− phạm. GS đã 
chủ trì biên soạn Bộ giáo trình Toán cao 
cấp dùng cho các Tr−ờng ĐH kỹ thuật, là 
ng−ời đầu tiên ở n−ớc ta biên soạn giáo 
trình Ph−ơng trình Vật lý toán, xuất bản 
cách đây gần 30 năm. Nhiều năm liền GS 
là uỷ viên Hội đồng học hàm chuyên 
ngành Toán-Tin, là tr−ởng tiểu ban Toán 
trong các kỳ thi tuyển NCS của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. D−ới sự h−ớng dẫn của 
GS một số luận án TS đã bảo vệ. Các khen 
th−ởng: danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn 
quốc, Huân ch−ơng Lao động hạng I, 
Huân ch−ơng KC hạng II, Huy ch−ơng vì 
sự nghiệp GD, Huy ch−ơng vì thế hệ trẻ. 
2. GS-TSKH Nguyễn Minh 
Ch−ơng sinh ngày 16-8-1931 tại Bình 
Định, tốt nghiệp ĐHSP năm 1956, bảo vệ 
luận án TS năm 1968 và luận án TSKH 
năm 1983 tại Tr−ờng Đại học Tổng hợp 
Lômôlôxốp, Liên xô cũ. Học hàm: PGS 
(1984), GS (1991). Sau khi tốt nghiệp ĐH 
dạy tại tr−ờng Văn hoá Bộ tổng t− lệnh Bộ 
Quốc phòng. Từ 1960 đến1980 là cán bộ 
giảng dạy Khoa Toán tr−ờng ĐHSP Hà 
Nội, là Phó Chủ nhiệm Khoa Toán (1979-
1980). Từ năm 1984 là cán bộ nghiên cứu 
tại Viện Toán học, tr−ởng phòng Giải tích 
số từ 1992 đến 1997, có thời gian là Phó 
Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện. GS 
đã đ−ợc mời tới làm việc tại một số tr−ờng 
đại học và trung tâm khoa học của nhiều 
n−ớc trên thế giới. Các vấn đề nghiên cứu 
chính của GS khá rộng rãi bao gồm: 
Ph−ơng trình đạo hàm riêng, Giải tích số, 
Giải tích ngẫu nhiên, Giải tích sóng nhỏ, 
Lý thuyết p-adic. GS là tác giả của nhiều 
bài báo khoa học, chủ biên và đồng tác giả 
của 4 sách chuyên khảo: Giải xấp xỉ 
ph−ơng trình toán tử (1992), Lý thuyết 
ph−ơng trình đạo hàm riêng (1996), 
Ph−ơng trình đạo hàm riêng (2000), Giải 
tích số (2001) và dịch 4 quyển chuyên 
ngành. GS h−ớng dẫn nhiều NCS đã bảo 
vệ, tham gia Ban biên tập tạp chí Acta 
Mathematica Vietnamica, là tr−ởng tiểu 
ban Toán trong kỳ thi tuyển cao học của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các khen th−ởng: 
Huân ch−ơng KC hạng nhì, Huy ch−ơng 
vì sự nghiệp KHCN, Giải th−ởng Khoa 
học Tr−ờng Đại học SP Hà nội, nhiều 
bằng khen của Quân đội. 
3. GS-TSKH, NGƯT Nguyễn 
Thừa Hợp sinh ngày 24-12-1932 tại Hà 
Nội. Tốt nghiệp ĐH năm 1956, Tiến sỹ 
 15
năm 1975, Tiến sỹ Khoa học 1991 tại Hà 
Nội. Học hàm: PGS (1980), GS (1991). Từ 
1966 đến nay là cán bộ giảng dạy tại Khoa 
Toán cơ tin học ĐHKHTN, nguyên Chủ 
nhiệm Bộ môn Giải tích khoa Toán, 
ĐHTH Hà nội. Giáo s− đã thực tập tại 
Liên xô (1964-1966), chuyên gia giáo dục 
tại Madagaska (1980-1981), Algerie 
(1987-1990). H−ớng nghiên cứu của GS là 
Giải tích và Ph−ơng trình ĐHR. Giáo 
trình đã xuất bản: Ph−ơng trình đạo hàm 
riêng (tập 1 và 2), đồng thời giáo trình 
Giải tích đang đ−ợc biên soạn. Các danh 
hiệu và khen th−ởng: Nhà giáo −u tú, 
Huân ch−ơng Lao động hạng 3, Huân 
ch−ơng kháng chiến hạng nhì, Huy 
ch−ơng vì sự nghiệp giáo dục, Huy 
ch−ơng vì sự nghiệp KHCN. 
4. GS-TSKH, NGƯT Phạm Ngọc 
Thao sinh ngày 25-8-1934 tại Văn Lâm, 
H−ng Yên. Quê quán: Kiến X−ơng, Thái 
Bình. Thời kỳ 1953-1956 là bộ đội tham 
gia chiến dịch Điện biên, công tác tại các 
đơn vị hậu cần, thông tin, trinh sát pháo 
binh. Những năm 1956-1959 là sinh viên 
khoa Toán ĐHTH Hà nội. Từ 1959 là cán 
bộ giảng dạy tại khoa Toán cơ tin học 
ĐHKHTN, ĐHQGHN. H−ớng nghiên cứu 
chính của GS là Giải tích và Ph−ơng trình 
đạo hàm riêng. Năm 1969 bảo vệ luận án 
TS tại Viện Toán Steclov, Viện HLKH 
Liên xô, năm 1981 bảo vệ luận án TSKH 
tại Ba lan. Học hàm: PGS (1980), GS 
(1991). GS nguyên là Chủ nhiệm các bộ 
môn Giải tích, bộ môn Tôpô-Hình học-
Đại số, Chủ tịch công đoàn khoa Toán 
(1989-1992), chuyên gia giáo dục tạ

File đính kèm:

  • pdftap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_5_so_3_thang_10_nam_2001.pdf