Tạp chí Thông tin toán học - Tập 11 Số 1 Tháng 3 Năm 2007

Bổ đề cơ bản là một đẳng thức giữa tích phân quĩ đạo của nhóm nửa đơn trên trường các số p-adic. Đây là một giả thuyết do Langlands* đưa ra vào những năm 70 và có một vai trò quan trọng trong việc phân loại các dạng tự đẳng cấu (automorphic) qua đối ngẫu Langlands. Tuy bổ đề cơ bản có thể phát biểu một cách tương đối sơ cấp và cụ thể, nhưng nhiều cố gắng chứng minh nó bằng phương pháp sơ cấp đã không thành công.

pdf36 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 22/10/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tạp chí Thông tin toán học - Tập 11 Số 1 Tháng 3 Năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giả mạo của nhà nghiên cứu 
Hàn quốc Woo-Suk Hwang và các đồng 
nghiệp” là “Sự kiện tàn phá”, 
(Breakdown of the Year), của năm 2006. 
Giải thưởng Abel năm 2007 
Viện Hàn lâm khoa học và Văn học 
Nauy vừa thông báo, GS Srinivasa S. R. 
Varadhan của Học viện Toán học 
Courant được trao Giải thưởng Abel 
2007. Ông được tặng Giải thưởng Abel 
vi “những cống hiến nền tảng cho Lý 
thuyết Xác suất, nói riêng là việc sáng 
tạo ra lý thuyết thống nhất của các biến 
động lớn”. Giải thưởng này được lập ra 
năm 2003, có giá trị trên 975 000USD, 
được trao lần đầu tiên năm 2003 (xem 
Giới thiệu về Giải thưởng này trong Tập 
6 số 1 năm 2002). 
 Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức 
vào ngày 22 tháng 5 năm 2007. 
 Varadhan là người thứ hai của Học 
viện Courant được trao Giải thưởng này. 
Danh sách những nhà toán học đã được 
trao là: J-S Serre (College de France, 
2003), M. F. Atiyah (ĐHTH Cambridge, 
Oxford, Viện nghiên cứu cấp cao 
Princeton, Viện Toán Isaac Newton) và 
I.M. Singer (MIT, Mỹ) năm 2004, P. D. 
 14
Lax (Viện Courant, 2005) và L. 
Carleson (ĐHTH Stockholm, ĐHTH 
California, Los Angeles và Viện Kĩ thuật 
Hoàng gia Thụy Điển, 2006). TTTH sẽ 
có bài viết giưói thiệu chi tiết hơn về 
GS. Varadhan. 
Trường Toán và Hội thảo về Kỳ dị 
Kỷ niệm 60 năm ngày sinh của GS Lê Dũng Tráng 
 Từ 8 - 26 tháng Giêng năm 2007, tại 
Cuernavaca, Mexico đã tổ chức Trường 
Toán và Hội thảo về Hình học và Tôpô 
của các Kỳ dị, kỷ niệm 60 năm ngày 
sinh của GS Lê Dũng Tráng. 
Các cơ quan đồng tổ chức gồm: 
• The Abdus Salam International 
Centre for Theoretical Physics 
(ICTP), Italy 
• International Mathematical Union 
(IMU) 
• Centre International des 
Mathématiques Pures et Apliqueé 
(CIMPA), France 
• Mathematical Science Research 
Institute, USA 
• Clay Mathematics Institute, USA 
• Conselho Nacional de 
Desenvolvimento Cientifico e 
Tecnologico, Brazil 
• Instituto de Matematicas, 
Universidad Nacional Autonoma de 
Mexico, Mexico 
 Trong số các báo cáo mời, có 1 báo 
cáo của Việt Nam. Đó là báo cáo của 
GS Hà Huy Khoái. 
 Các thông tin về GS Lê Dũng Tráng, 
bạn đọc có thể tham khảo thêm bài “Một 
nhà toán học người Việt” của Hà Huy 
Vui, trong TTTH, tập 9, số 1, năm 2005. 
 Nhân dịp này, TTTH xin gửi tới GS Lê 
Dũng Tráng những lời chúc mừng tốt 
đẹp nhất. 
Chủ tịch LĐTHTG L. Lovász: 
“LĐTHTG muốn giúp đỡ các nước chậm phát triển” 
 Sau đây là trích đoạn bài trả lời phỏng 
vấn của Chủ tịch LĐTHTG, GS L. 
Lovasz, nhân dịp ông chính thức nhận 
chức Chủ tịch LĐTHTG, nhiệm kỳ 
2007-2011, bắt đầu từ 1/1/2007. 
Ông cảm thấy thế nào khi được bầu là 
Chủ tịch LĐTHTG? 
 Đối với tôi, đây là một vinh dự lớn 
đồng thời cũng là một cơ hội lớn. Trước 
mắt, một nhiệm vụ quan trọng nhưng 
khó khăn đang chờ tôi, đó là công việc 
chuẩn bị cho Hội nghị Toán học Thế 
giới lần tới. Tôi hy vọng rằng, Hội nghị 
lần này cũng sẽ được tổ chức chu đáo 
như Hội nghị Toán học Thế giới vừa qua 
tại Madrid, Tây Ban Nha. Ban tổ chức 
địa phương của Tây Ban Nha đã hoạt 
động rất hiệu quả. Sắp tới chúng tôi sẽ 
vạch ra một chương trình hoạt động cụ 
thể cho Ban Tổ chức. 
Mục tiêu chính của Ông là gì? 
 15
 Tổ chức thật tốt Hội nghị Toán học 
Thế giới lần tới về mọi mặt. 
Có một quyết định của LĐTHTG vừa 
được thông qua tại Santiago là 
LĐTHTG sẽ tăng cường giúp đỡ các 
nước chậm phát triển? 
 Đúng thế. LĐTHTG không có nhiều 
tiền để có thể xây dựng các Trường ĐH 
tặng các nước chậm phát triển, nhưng 
LĐTHTG có thể làm được việc sau : 
phát hiện các nhà toán học có tài năng ở 
các nước chậm phát triển và tạo cơ hội 
cho họ có thể thực hiện chương trình 
đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ. LĐTHTG cần 
cộng tác chặt chẽ với các cơ quan và các 
Hội toán học các nước đã có nhiều kinh 
nghiệm trong vấn đề này như Tiểu ban 
Giảng dậy Toán của LĐTHTG, Hội 
Toán học châu Âu, Hội Toán học Mỹ.
Bà Choquet Bruhat 
Người báo cáo “Noether Lecture” tại ICM-2006 
 Để tôn vinh các nhà toán học 
nữ đang có nhiều cống hiến xuất 
sắc trong Toán học, Hội Ủng hộ 
phụ nữ trong Toán học AWM, 
(Association for Women in 
Mathematics), hàng năm mời một 
nhà nữ toán học xuất sắc nhất làm 
một báo cáo về lĩnh vực mình 
đang làm, tại cuộc gặp mặt tháng 
Giêng hàng năm của Hội Toán 
học Mỹ. Các báo cáo này có 
tên chung là “Noether Lecture” (báo cáo mang 
tên Noether). Theo sự thoả thuận giữa AWM và 
LĐTHTG (IMU), vào năm có Hội nghị Toán 
học Thế giới (ICM), thì báo cáo “Noether 
Lecture” của năm đó sẽ là một trong số các báo 
cáo mời toàn thể tại ICM. 
 Tại ICM-2006, Bà Yvonne Choquet Bruhat 
(Lille, 1923), một nhà vật lý lý thuyết người 
Pháp, đã được IMU và AWM mời là người 
thực hiện “Noether Lecture”. Năm 1979, Bà là 
người phụ nữ đầu tiên và duy nhất cho đến thời 
điểm hiện tại, trong suốt 300 năm tồn tại của 
Viện Hàn lâm khoa học Pháp, được bầu là viện 
sĩ . Báo cáo của bà có tên là “Mathematical 
Problems of General Relativity” (Những vấn đề 
toán học của tương đối tổng quát”). Đây là lần 
thứ hai, Bà được chọn làm báo cáo viên của 
“Noether Lecture”, lần thứ nhất là vào năm 
1986. 
 Về “Noether Lecture”, bạn đọc có thể tham 
khảo thêm bài “Noether và Noether Lecture” 
trong TTTH, tập 9 , số 1 , năm 2005. 
Giải thưởng Wolf-2007 
 Ban Giải thưởng Wolf vừa ra thông 
báo, Giải thưởng Wold-2007 về Toán đã 
được trao cho: 
• Stephen J. Smale (ĐH California, 
Berkeley, California, Mỹ) về các công 
trình mang tính chất đột phá trong 
Tôpô, trong các Hệ động lực, trong 
 16
Toán-Kinh tế, và trong nhiều lĩnh vực 
khác nữa của Toán học. 
• Harry Furstenberg (ĐH Hebrew, 
Jerusalem, Israel) do có những thành 
tựu xuất sắc về Định lý Ergodic, Xác 
suất, Động học tôpô, Giải tích trên các 
không gian đối xứng và về các Dòng 
thuần nhất (homogenous). 
 S. Smale đã từng đến Viêt Nam giảng 
bài, năm 2004. Các thông tin về S. 
Smale, bạn đọc có thể tham khảo thêm 
bài “GS S. Smale đến Hà Nội giảng bài” 
trong TTTH, tập 8 , số 3 , năm 2004. 
Cái TÂM của một Nhà Toán học 
 Giáo sư Donald Knuth, một nhà toán 
học rất nổi tiếng, tác giả của bộ sách 
Toán quý “Nghệ thuật lập trình” gồm 3 
tập, đồng thời cũng là cha đẻ của phần 
mềm soạn thảo văn bản TEX. Ông vừa 
gửi một bức thư ngỏ, dài 35 trang, cho 
Ban Biên tập Tạp chí “Journal of 
Algorithms”. 
 Trong thư, D. Knuth đã chỉ ra rằng, 
ngày nay INTERNET đã làm thay đổi cơ 
bản công việc xuất bản, trước hết là 
xuất bản khoa học. Trước đây, các nhà 
xuất bản phải làm việc khá nhiều mới có 
thể cho ra một số báo. Nay thì nhờ có 
phần mềm miễn phí TEX của Ông, các 
tác giả đều phải tự đánh lấy bản thảo 
của mình bằng TEX với chất lượng cao 
theo đúng các đòi hỏi khắt khe của các 
nhà xuất bản. Các ban biên tập và những 
người duyệt bài nói chung đều làm việc 
tự nguyện và miễn phí. Đôi khi những 
người trong ban biên tập cũng có nhận 
được một số tiền thù lao tượng trưng, 
nhưng không đáng kể. Công việc còn lại 
của nhà xuất bản chỉ là người đứng giữa, 
thu bài đã soạn thảo và làm công việc in 
ấn, phát hành. Ấy vậy mà, hiện nay giá 
xuất bản mỗi bài báo chuyên ngành tính 
theo trang lại ngày càng tăng quá nhanh 
so với tốc độ tăng của lạm phát. Hậu quả 
là nhiều thư viện không còn đủ tiền để 
đặt mua các tạp chí chuyên ngành nữa. 
Tình cảnh càng bi đát hơn đối với các 
nước thuộc Thế giới thứ 3. Đó là một 
điều cực kỳ bất công và vô lý!. 
 Lá thư dã làm cho cả Ban Biên tập 
xúc động và thấy được trách nhiệm của 
mình. Vì vậy toàn bộ Ban Biên tập đã 
đồng loạt “thoái vị” và ngay sau đó 
đứng ra thành lập một Journal mới, cũng 
chuyên ngành Thuật toán, nhưng là một 
tạp chí “online” (trực tuyến). Theo 
 17
Knuth , giá trị khoa học và danh tiếng 
của một Journal hoàn toàn nằm ở danh 
tiếng của ban biên tập, cho nên Journal 
trực tuyến này, cho dù là một Journal 
mới, nhưng ngay lập tức đã trở thành 
một Journal đỉnh cao trong chuyên 
ngành các Khoa học Máy tính. 
 D. Knuth đã đi đến kết luận là các nhà 
xuất bản chuyên nghiệp đã lợi dụng các 
thành tựu khoa học của nhân loại (ở 
đây là phần mềm TEX), vốn bản chất là 
miễn phí và tự nguyện hiến dâng phục 
vụ nhân loại, để kiếm lời một cách quá 
đáng. Hành động này cần được dư luận 
lên án. Ông đặc biệt nghiêm khắc với 
nhà xuất bản Elsevier, kẻ kiếm lời quá 
đáng nhất trong số các nhà xuất bản sách 
khoa học trên thế giới. 
 Tin mới nhận được cho hay, một số 
nhà xuất bản đã tập hợp nhau lại và phát 
đơn kiện lại Knuth. Hiện tại còn chưa rõ 
tòa sẽ xét xử ra sao đây?!. 
Mục Tin THTG số này do Phạm Trà Ân (Viện Toán học), Trần Minh Tước 
 (ĐHSP2, Xuân Hoà) và Trần Thị Thu Hương (Viện Toán học) thực hiện. 
TÂN TIẾN SĨ 
Dưới đây là danh sách các tiến sĩ toán học bảo vệ trong nước từ tháng 11/2005 – 
30/11/2006 đã được Bộ GD&ĐT cấp bằng tiến sĩ đến QĐ số 1246 ngày 12/03/2007 
(không bao gồm các tân tiến sĩ do các trường đại học quốc gia và đại học vùng cấp). 
C¸c th«ng tin nµy do TS NguyÔn Lª H−¬ng (Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o) cung cÊp. 
ViÕt t¾t d−íi ®©y: ngµy b¶o vÖ (nbv), tËp thÓ h−íng dÉn (tthd), chuyªn ngµnh (chn), c¬ 
së ®µo t¹o (cs®t). 
1. Bùi Kiên Cường (Trường ĐHSP Hà 
Nội 2), nbv: 09/8/2005, csđt: Viện Toán 
học. Tên luận án: “Đánh giá tốc độ hội 
tụ nghiệm Galerkin-sóng nhỏ của bài 
toán Cauchy đối với một số lớp phương 
trình giả vi phân”, chn: 1.01.01 – Toán 
giải tích, tthd: GS-TSKH Nguyễn 
Minh Chương. 
2. Trần Văn Tấn (Trường ĐHSP Hà 
Nội), nbv: 22/9/2005, csđt: Trường 
ĐHSP Hà Nội. Tên luận án: “Vấn đề 
duy nhất đối với ánh xạ phân hình từ Cm 
vào CPn”, chn: 1.01.05 – Hình học và 
tôpô, tthd: GS-TSKH Đỗ Đức Thái và 
GS-TSKH Gerd Dethloff. 
3. Đinh Quang Minh (Trường PTTH 
bán công Kiệm Tân, Thống Nhất, Đồng 
Nai), nbv: 20/10/2005, csđt: Viện Chiến 
lược và chương trình giáo dục. Tên luận 
án: “Vận dụng quan điểm hàm trong dạy 
học toán lớp 10 phổ thông nhằm phát 
triển kĩ năng giải toán cho học sinh”, 
chn: 5.07.02 – Phương pháp giảng dạy 
toán, tt

File đính kèm:

  • pdftap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_11_so_1_thang_3_nam_2007.pdf