Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Năm học 2014-2015 là năm học thứ hai Bộ GD&ĐT chỉ đạo tiếp tục thực hiện nội dung đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng các hoạt động giáo dục. Sáng kiến này nảy sinh trong bối cảnh đổi mới đó.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện theo kế hoạch xây dựng của tổ chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên trong tổ nhóm phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, cách làm khi tiến hành, bắt đầu từ kế hoạch dự giờ giáo viên trong tổ nhóm, kế hoạch thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm sau các tiết dạy. Ở từng bước, trọng tâm hướng đến là học sinh, vì học sinh chứ không phải đối tượng nào khác. Nội dung sinh hoạt này thực hiện trong năm học và áp dụng cho tất cả giáo viên sinh hoạt trong các tổ, nhóm chuyên môn.

3. Nội dung sáng kiến

- Tính mới, tính sáng tạo:

Từ trước đến nay việc sinh hoạt chuyên môn thông qua công tác dự giờ trong nhà trường chủ yếu là để đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên. Sáng kiến đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm, không đặt nặng việc đánh giá giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh: Học sinh học như thế nào? Học sinh nào đang gặp khó khăn trong việc học? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?. Mục tiêu tiết học không phải để chúng ta hướng đến câu trả lời của chúng ta - có nghĩa là hướng theo điều thầy muốn, mà phải xem học sinh hiểu như thế nào, học sinh phải học theo cách nào để nắm kiến thức. Thay vì chỉ chú ý vào người dạy, người dự giờ cần tập trung cả vào hoạt động học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức, vận dụng kỹ năng của học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. Đây cũng chính là tính mới của sáng kiến, nó xuất phát từ phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bởi bất cứ học sinh nào khi đến trường cũng mong mỏi việc học đạt được kết quả, nhiệm vụ của giáo viên là đáp ứng mong mỏi đó. Không hướng tới kết quả học tập của học sinh, sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường coi như vô nghĩa.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là việc phổ biến áp dụng các sáng kiến còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên đề được nghiệm thu đôi khi chưa phục vụ hiệu quả cho thực tiễn giảng dạy. Đối với công tác dự giờ, khi lên bục giảng, còn nhiều giáo viên cố gắng truyền tải hết mọi nội dung kiến thức bất kể chính - phụ theo kiểu nhồi nhét mà ít quan tâm đến tầm đón nhận của học sinh. Tiến trình dạy học hầu như theo một bản sao cố định. Ngồi ở phía dưới, người dự giờ và ngay cả học sinh cũng phỏng đoán được trước các bước thực hiện của giáo viên trên bảng như thế nào. Nhiều giờ học cũng vì thế mà tẻ nhạt đơn điệu. Trong các hội giảng, hội thi, có những giờ học còn nặng chất trình diễn vì giáo viên sợ bị đánh giá là thiếu năng lực, không đủ kiến thức, không đủ các bước lên lớpHệ quả tất yếu là có những giờ dạy mang tính áp đặt. Thiệt thòi vẫn nghiêng về đối tượng học sinh yếu, kém do tâm lý người dạy sợ các em đứng im không biết trả lời sẽ làm ảnh hưởng đến tiết dạy nên những học sinh này thiếu sự quan tâm, thường bị “bỏ rơi”. Không ít giáo viên giáo viên chỉ tập trung vào một nhóm học sinh khá, giỏi mà trong thực tế thì một lớp học thường có ba nhóm học sinh:
 - Nhóm A: Học sinh giải được bài sau các đơn vị kiến thức được dạy.
 - Nhóm B: Học sinh giải được một phần.
 - Nhóm C: Học sinh không giải được.
 Rất nhiều giáo viên lúc dạy chỉ chú tâm đến nhóm A, nhóm C bị bỏ rơi trong khi lẽ ra cần chú trọng vào nhóm B, C. 
Bất cập hơn là buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm ngay sau đó. Giáo viên có tiết dạy lúc nào cũng trở thành “điểm ngắm” duy nhất để đồng nghiệp ngồi ở phía dưới khi dự giờ chăm chăm quan sát mọi hoạt động rồi sau đó phân tích, góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, tư thế tác phong. Kĩ càng hơn nữa thì mổ xẻ cách trình bày bảng, biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, phân bố thời gian có hợp lý hay không? Nghịch lý hơn, nội dung bài học phải là “hình chiếu trung thành” nhất của sách giáo khoa chứ không quan tâm đến việc nội dung đó có phù hợp với đối tượng học sinh hay không? Ý kiến nhận xét vì thế nặng tính chủ quan, áp đặt dựa vào kinh nghiệm của từng cá nhân theo kiểu: “Theo tôi cách tốt nhất là, nếu tôi dạy tôi sẽ”, mặc dù trong thực tế không có cách dạy nào tốt nhất cho tất cả mọi người vì còn tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh trong mỗi lớp.
 Những ý kiến góp ý hầu như không đưa được giải pháp để cải tiến giờ dạy. Giáo viên dạy trở thành mục tiêu để phân tích các thiếu sót. Và chính vì chỉ chú ý vào giáo viên nên mọi ý kiến đều hướng về người dạy mà bỏ quên người học. Bởi khi dự giờ, người dự thường ngồi ở bàn cuối lớp để “giám sát” thật kỹ lưỡng giáo viên mà không hề quan tâm các em học sinh học như thế nào, tiếp thu ra sao hoặc có cần thầy cô giúp đỡ hay không. Do vậy mà kết quả học tập của học sinh ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu, kém vì luôn bị “bỏ rơi”, các em lại càng tự ti, sợ học, chán học 
Thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: 
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Công tác quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên.
Do xuất phát từ mục đích của buổi dự giờ là để đánh giá kĩ năng dạy học và năng lực chuyên môn của giáo viên nên tạo ra áp lực cho cả người dạy và người dự. Người dạy sẽ chỉ ngồi nghe còn người dự trở thành giám khảo phán xét, đánh giá.
Lí do tiếp theo nữa là xuất phát từ suy nghĩ của người dự giờ, khi được mời phát biểu, nếu chỉ toàn khen lại sợ người khác nghĩ mình kém cỏi. Nếu có nhiều ý kiến lại sợ làm tổn thương và ảnh hưởng đến kết quả xếp loại của đồng nghiệp. Một số khác lại suy nghĩ là họ học được rất ít từ đồng nghiệp, bởi hầu hết giáo viên khi dạy đều bám sát vào các tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên do vậy cấu trúc bài học, tiến trình lên lớp gần như giống nhau nên họ cảm thấy nhàm chán, thậm chí có giáo viên đi dự giờ cốt để đủ số giờ theo quy định. 
Thực trạng trên lặp lại ở nhiều năm học và diễn ra ở không ít các nhà trường. Yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục đòi hỏi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường cần phải có một cách làm mới, một hướng đi mới.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Thống nhất quan điểm
Công tác dự giờ là một yêu cầu bắt buộc trong sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường. Hướng đến người học nên nội dung sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm không đặt nặng việc đánh giá giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm sao giúp các em có một bài học hoàn chỉnh, chất lượng; gây được hứng thú và niềm say mê học tập cho các em.
Bản chất của sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm là nhằm tháo gỡ những vấn đề của học sinh để nâng cao chất lượng từ mỗi bài học, mà vấn đề của học sinh trong giờ dạy chủ yếu ẩn ngay trong cách dạy của giáo viên. Mỗi giáo viên đều hiểu rằng, nếu học sinh không học được thì mọi việc làm của giáo viên trong tiết dạy đó đều vô nghĩa. Cách nghĩ mới này sẽ phá bỏ khuôn thước trong dự giờ trước đây. Thay vì chỉ chú ý vào người dạy, người dự giờ cần tập trung cả vào hoạt động học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức, vận dụng kỹ năng của học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời.
Điều quan trọng nhất là khi dự giờ đồng nghiệp các giáo viên phải thống nhất quan điểm: Thước đo sự thành, bại của giờ dạy là ở thái độ, hành vi, phản ứng của học sinh trong giờ học đó. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. Có nghĩa là ở từng bước, trọng tâm hướng đến là học sinh, vì học sinh chứ không phải đối tượng nào khác.
Hình thức sinh hoạt chuyên môn này vừa góp phần đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vừa giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, trường mình.
Người chủ trì, điều khiển các bước sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm từ tổ chức dự giờ đến tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm là tổ trưởng chuyên môn hoặc nhóm trưởng. Nhóm giáo viên làm việc hợp tác, thể hiện tính tập thể, tính thống nhất trong cả quá trình sinh hoạt chuyên môn.
4.2. Thay đổi mục tiêu dự giờ 
Đối tượng quan sát các giáo viên dự giờ là học sinh. 
 Kĩ thuật quan sát là: kết hợp nghe, nhìn, ghi chép
Giáo viên dự giờ phải quan sát để:
 - Nhận biết cách học sinh học, khả năng tiếp thu, lĩnh hội 
 - Phát hiện học sinh nào đang gặp khó khăn trong giải quyết bài tập;
 - Học sinh nào không tập trung, học sinh nào có vẻ muốn nêu ý kiến nhưng lại ngồi im;
 - Đặc biệt chú ý đến thái độ, nét mặt, hành vi học tập, khả năng lĩnh hội, chú ý xem các em có thực sự tiếp thu bài học hay đang có vấn đề;
 - Quan sát cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải...
 - Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một học sinh nào để nhằm trả lời các câu hỏi:
- Học sinh học như thế nào? 
- Học sinh gặp những khó khăn gì? Vì sao?
- Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của học sinh? 
Việc dự giờ tập trung quan sát thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh không chỉ làm cơ sở cho giáo viên trong việc đưa ra kế hoạch dạy học tiếp theo mà còn giúp giáo viên rèn khả năng tìm hiểu, phát hiện đánh giá đối tượng học sinh, một yêu cầu rất cần thiết đối với người làm công tác giảng dạy.
4.3. Thay đổi mục tiêu đánh giá giáo viên bằng việc thảo luận, rút kinh nghiệm từ việc học của học sinh 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, khi thảo luận về các tiết dạy có kế hoạch dự giờ của tổ, nhóm, thay vì việc chỉ tập trung nhận xét, đánh giá tay nghề giáo viên người chủ trì sẽ tổ chức để các thành viên thảo luận. 
Tiến trình:
Bước 1: Cần tạo điều kiện cho giáo viên dạy chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành dạy học; những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống phát sinh trong khi tiến hành dạy học; những điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy chưa hài lòng. 
 Bước 2: Chủ trì điều hành thảo luận có thể là tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng. 
Với mục tiêu lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận, lúc này vai trò điểu khiển của người chủ trì là rất quan trọng, phải biết đưa ra câu hỏi thảo luận mang tính định hướng như:
+ Những năng lực nào của học sinh được phát huy, hình thành trong tiết học? 
+ Khả năng trả lời câu hỏi, bài tập tích hợp kiến thức của học sinh ra sao?
+ Cách suy nghĩ, khả năng tiếp thu của học sinh khi học? Những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập? 
+ Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ bài học và chủ động trong các hoạt động học không?
+ Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Lý do? 
Học sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do?
+ Học sinh tiếp cận như thế nào với các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập?
 + Học sinh nào lúc đầu rất trầm, rất rụt rè không muốn phát biểu sau đã có sự thay đổi, tự tin, mạnh dạn hơn? Tại sao có sự thay đổi đó?
 	 + Học sinh nào không hứng thú với môn học, không lắng nghe giáo viên, không trao đổi với bạn, vì sao?
 + Học sinh nào đang gặp khó khăn trong việc học? Vì sao học sinh không muốn học, bài học quá khó hay quá dễ với em?
 + Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Khả năng lĩnh hội của học sinh thể hiện ở mức độ nào? (biết, hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo). 
 + Bao nhiêu học sinh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_sinh_hoat_to_chuyen_mon_o_truo.doc