Tạo hình 3D và nghệ thuật sắp đặt

- Sáng tạo mĩ thuật không chỉ có vẽ tranh trên mặt phẳng (2D) bằng các

chất liệu màu, hay tranh xé dán giấy mà còn được biểu đạt bằng nhiều hình

thức và chất liệu khác nhau, như nặn tượng (điêu khắc).

- Thực hành MT thể hiện hình tượng nghệ thuật của khối hình trong không

gian, hay các vật thể ba chiều còn gọi là “Tạo hình 3D”. Các sản phẩm hình

tượng 3D đơn lẻ được bố trí, sắp xếp trong không gian theo chủ đề và ý

tưởng thẩm mĩ được gọi là ”Nghệ thuật sắp đặt”.

pdf15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hình 3D và nghệ thuật sắp đặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5- TẠO HÌNH 3D VÀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT 
5.1. GIỚI THIỆU 
 - Sáng tạo mĩ thuật không chỉ có vẽ tranh trên mặt phẳng (2D) bằng các 
chất liệu màu, hay tranh xé dán giấy mà còn được biểu đạt bằng nhiều hình 
thức và chất liệu khác nhau, như nặn tượng (điêu khắc). 
 - Thực hành MT thể hiện hình tượng nghệ thuật của khối hình trong không 
gian, hay các vật thể ba chiều còn gọi là “Tạo hình 3D”. Các sản phẩm hình 
tượng 3D đơn lẻ được bố trí, sắp xếp trong không gian theo chủ đề và ý 
tưởng thẩm mĩ được gọi là ”Nghệ thuật sắp đặt”. 
 - Tạo hình 3D (ba chiều) và nghệ thuật sắp đặt là hình thức học tập giúp HS 
tiếp cận MT đời sống và nghệ thuật hiện đại. 
 - Học tập MT thông qua trải nghiệm và hoạt động thực hành theo quy trình, 
sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật trong không gian, bằng các vật liệu trong 
sinh hoạt đời sống, giúp HS hứng thú học tập và tiếp thu thẩm mĩ hiệu quả. 
THÔNG ĐIỆP BÀI HỌC 
VẬT LIỆU + PHẾ LIỆU  TÁI TẠO & SÁNG TẠO  SẢN PHẨM MĨ THUẬT 
5.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 - Hình thành, phát triển nhận thức HS về nghệ thuật trong không gian, tiếp cận 
nghệ thuật điêu khắc, bước đầu làm quen với MT hiện đại (Nghệ thuật sắp đặt). 
 - Phát huy trải nghiệm cá nhân, hợp tác nhóm, khơi dậy trí sáng tạo và ý tưởng 
tạo hình theo nhiều cách biểu đạt mĩ thuật của HS trong học tập MT (tạo sản phẩm 
MT bằng cách uốn dây thép, nặn đất, tạo hình bằng phế liệu ... và sắp đặt); 
 - Phát triển nhận thức thẩm mĩ, KTKN và năng lực tạo hình, nhận xét đánh giá, 
bình luận về sản phẩm tạo hình 3D, sắp đặt đa chiều theo chủ đề. 
 - Giáo dục ý thức thu lượm phế liệu, tái tạo sản phẩm có ý nghĩa mĩ thuật. 
5.3. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG 
a. Tạo hình từ phế liệu và các vật liệu tự tìm chọn: 
 - Nguyên liệu tạo hình là những phế liệu và các vật liệu do HS tự tìm chọn có 
trong sinh hoạt hàng ngày: vỏ hộp giấy, bìa, đồ nhựa phế thải, mảnh xốp, vải vụn, 
giấy thủ công, cành lá cây khô ... cùng nguyên liệu hỗ trợ như: hồ, keo dán, băng 
dính, dây buộc và màu vẽ các loại (màu pha keo, màu dạ). 
 - Hoạt động tạo hình: 
 + Tập hợp các phế liệu, nguyên liệu đã tìm chọn của HS; trên cơ sở khối hình, 
 đặc điểm chất liệu... để liên tưởng tới những hình tượng, vật thể trên thực tế; 
 + Hình thành ý tưởng tạo hình các vật thể: hình người, con vật, đồ vật, cây, nhà.. 
 + lựa chọn và sáng tạo từ các vật liệu sẵn có khối hình (thân chai lọ, vỏ hộp...) 
 để kết hợp với các nguyên vật liệu khác, làm thêm và lắp ghép các bộ phận tạo 
 thành một sản phẩm tạo hình 3D. 
 + Sắp xếp các sản phẩm tạo hình đơn lẻ của nhóm trong không gian đa chiều, để 
tạo một bối cảnh có nội dung chủ đề . 
 - Trình bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm, HS các nhóm nhận xét bình luận. 
b. Tạo hình bằng cách uốn dây thép và nặn đất: 
 - Vật liệu tạo hình là sợi dây thép mềm, kết hợp với giấy ăn, giấy thủ công, hồ 
 keo dán, màu bột pha keo. Đất nặn công nghiệp (hoặc đất tự nhiên). 
 - Dựa vào hình dáng, động tác nhân vật (hay con vật, đồ vật) đã quan sát qua trải 
nghiệm, hình ảnh trực quan và trí tưởng tượng để thực hiện bài học. 
 - Mô tả hoạt động: 
 + Cá nhân HS hay nhóm đôi hoạt động thực hành, liên tưởng tới đối tượng tạo 
hình (trong thực tế) về hình dáng hay động tác hoạt động. 
 + Trên cơ sở hình vẽ (hoặc tưởng tượng), HS sử dụng vật liệu đã chuẩn bị (dây 
thép hoặc đất nặn) dùng tay tạo hình đối tượng theo cách biểu tả và ý tưởng cá 
nhân theo hình khối 3 chiều, về hình dáng, tư thế động tác... của đối tượng tạo hình 
 (1)- UỐN DÂY THÉP: tưởng tượng, vẽ hình ảnh người trên giấy theo tỷ lệ bộ phận 
 + Dùng một sợi dây thép mềm, gấp đôi, nhìn hình vẽ và tưởng tượng uốn mô 
phỏng theo hình khối, đặc điểm hình dáng từng bộ phận lớn của cơ thể người. 
 + Dùng hai bàn tay, ngón tay uốn 2 sợi dây thép, tạo hình đầy đủ các phần cấu 
tạo bên ngoài theo chiều từ đầu xuống 2 bên vai. 
 Mỗi dây uốn một cánh tay, bàn tay rồi uốn ngược lên để tạo hình thân người 
bằng nhiều vòng dây. 
 Từ hai bên thân người, mỗi sợi dây uốn một chân và hoàn thành sản phẩm. 
 + Độ dày, mỏng của khối bộ phận bên ngoài cơ thể được tạo bằng cách uốn 
nhiều hay ít vòng dây thép, tùy theo cách tạo hình của cá nhân HS. 
- Tạo hình nhân vật theo động tác dáng hình hoạt động: 
 + Tưởng tượng hình dáng hoạt động; 
 + Tạo hình tại các bộ phận thân người, đầu, tay chân. 
- Bồi giấy, trang trí nhân vật: 
 Từ hình dáng đã tạo bằng dây thép đã có, HS sử dụng giấy mầu (giấy ăn, 
 giấy gói hàng, giấy thủ công) quấn xung quanh các phần cơ thể và hoàn 
 chỉnh hình khối, các bộ phận bên ngoài cơ thể (đầu, thân, tay chân), tạo 
 trang phục phù hợp đặc điểm, giới tính nhân vật. 
(2)- NẶN ĐẤT: HS tạo hình dáng người, con nhân vật theo hình khối và trí 
 tưởng tượng cá nhân. 
 Dựa vào ảnh hoạ báo, hình vẽ trên giấy và liên tưởng về đối tượng nặn. 
 - Cách 1: Thao tác nặn từng bộ phận theo hình khối cơ bản, gắn kết các 
 bộ phận hoàn chỉnh hình dáng chung của đối tượng; 
 - Cách 2: Tạo khối hình chung của đối tượng từ một khối lớn, nắn vuốt, 
 vê đất điều chỉnh khối theo các bộ phận và gắn thêm chi tiết, bộ phận 
 nhỏ của đối tượng. 
 * Hoàn chỉnh các bộ phận, chi tiết, tô màu... để tạo một nhân vật, con vật 
 cụ thể có dáng hình động tác, diện mạo... đối tượng theo ý tưởng cá nhân. 
(3)- SẮP ĐẶT SẢN PHẨM 3D THEO CHỦ ĐỀ 
 - Từ các sản phẩm 3D đã tạo hình, nhóm HS trao đổi và xây dựng chủ đề. 
 - Sắp xếp các sản phẩm trong không gian thành tác phẩm đa chiều. 
 - Tập hợp các sản phẩm 3D đã hoàn thành của hoạt động học tập trước, tạo hình 
 từ một loại chất liệu hoặc các chất liệu khác nhau: phế liệu, dây thép, đất nặn..., 
 để hoàn thành tác phẩm mĩ thuật mới có chủ đề trong không gian đa chiều. 
 - Mô tả hoạt động tạo hình, sắp đặt: 
 + Từng nhóm HS tập hợp sản phẩm của cá nhân trong nhóm, dựa trên các 
 sản phẩm đã có để hình thành ý tưởng chủ đề sẽ sắp xếp. 
 + Bổ sung khối hình vật thể khác (nhà, cây cỏ...) làm phong phú cho chủ đề. 
 + Sắp xếp các sản phẩm trên mặt bàn, hình thành một khung cảnh đa chiều 
 * Bố cục giữa các sản phẩm đơn lẻ với nhóm sản phẩm và khoảng trống 
 nhằm nêu bật nội dung chủ đề. 
 * Có thể sử dụng tranh làm nền phía sau cho tác phẩm sắp đặt. 
 - Phân tích, thảo luận: 
 + HS giới thiệu nội dung sản phẩm của nhóm với các nhóm bạn; 
 + Mọi người cùng trao đổi, nhận xét bình luận tác phẩm. 
 * Tạo hình của từng đối tượng (hình dáng, đặc điểm) 
 * Sự phối hợp, liên kết giữa các đối tượng theo nội dung chủ đề 
 * Bố cục ở các khu vực trong không gian của chủ đề 
 * Cảm nhận thẩm mĩ 
6- TRÌNH DIỄN SẮM VAI 
6.1. GIỚI THIỆU 
 - Học tập Mĩ thuật thông qua trải nghiệm và hoạt động cơ thể bằng hình thức sắm 
vai, trình diễn theo động tác cơ thể của HS dựa vào các hình tượng nghệ thuật trong 
tác phẩm. Hình thức diễn tả hình dáng các nhân vật trong khung cảnh lớp học. 
 - Phương pháp học Mĩ thuật Trình diễn sắm vai có tính tích hợp nội dung và hoạt 
động, tạo cơ hội giúp HS hứng thú tiếp cận Nghệ thuật đời sống một cách sinh động. 
6.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 - Tạo nguồn cảm hứng học tập mĩ thuật đối với HS thông qua hoạt động và kết 
 hợp vận động cơ thể. 
 - HS có cơ hội hoà nhập bản thân với tác phẩm nghệ thuật thông qua sự vận động 
 cơ thể và các giác quan, phù hợp với hình dáng nhân vật và bố cục trên bức tranh 
 - Phát triển năng lực biểu đạt đa dạng hình thức nghệ thuật. Chuyển thể từ hình 
 ảnh của một bức tranh thể hiện hai chiều, thành hình thức nghệ thuật không gian 
 đa chiều bằng ngôn ngữ cơ thể, 
 - Kích thích tác động thị giác của HS với các hình ảnh mới (người thật = ngôn ngữ 
 cơ thể) trong không gian đa chiều. 
 * Kết quả của phươngpháp học tập Trình diễn sắm vai là sự tiếp nối của bài học 
 kế tiếp: Tạo hình nhân vật theo hình thức 3D. 
6.3. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
 - Từ những bức tranh (bài học trước) các nhóm HS chọn tranh thể hiện. 
 + Trao đổi về các nhân vật có dáng người, động tác như thế nào, ý nghĩa của 
từng vị trí nhân vật trong bố cục tranh. 
 + Phân công cá nhân thực hiện từng vai khi trình diễn. 
 - Các HS hoạt động trình diễn sắm vai với hình dáng, động tác và theo vị trí các 
 nhân vật trong bố cục bức tranh, thể hiện chủ đề nội dung tác phẩm. 
 + Hoạt động trình diễn sắm vai của các nhóm HS, được thể hiện theo các nhân 
 vật có trong bức tranh với các dáng người, tư thế theo “động tác tĩnh” của các 
 nhân vật có thực (là HS). 
 + Dựa trên bố cục bức tranh đã thể hiện, từng HS thể hiện hình dáng, động tác 
 của các vai diễn, bố trí (đứng, ngồi) trong khung cảnh (không gian lớp học). 
+ Dựa trên bố cục bức tranh đã thể hiện, từng HS thể hiện hình dáng, 
động tác của các vai diễn, bố trí (đứng, ngồi) trong khung cảnh 
(không gian lớp học). 
 + Có thể thay đổi vị trí của các nhân vật khi sắm vai, để thay đổi bố 
cục phù hợp trong không gian trình diễn của nhóm. 
- Đánh giá nhận xét: 
 + HS các nhóm khác trong lớp, tham gia trao đổi thảo luận về động 
tác, tư thế nhân vật đã phù hợp trong chủ đề sắm vai. 
 + Tham gia ý kiến cá nhân với nhóm bạn về các nhân vật đã thể hiện 
trong tranh và hoạt động trình diễn sắm vai. 
 + Cách bố trí các nhân vật trong không gian. 

File đính kèm:

  • pdfQuy trinh 56 TAO HINH 3D Sam vai.pdf
Giáo án liên quan