Tài liệu tổng hợp lý thuyết môn Sinh học Lớp 12
LÝ THUYẾT SINH HỌC 3
Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần
Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa
thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó chúng có khả năng đo thời gian như là đồng
hồ, gọi là “đồng hồ sinh học”.
Thí dụ : Hoa mười giờ thường nở vào khoảng 10 giờ sáng, hoa dạ hương vào lúc tối,
hoa quỳnh nở vào lúc nửa đêm.
2. Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật :
- Đối với động vật : Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học có liên quan đến sự điều
hòa thần kinh – thể dịch : Các tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng từ đó ảnh hưởng
đến tuyến nội tiết, làm tiết ra hoocmôn tác động lên cường độ trao đổi chất.
- Đối với thực vật : Các chức năng điều hòa là do những chất đặc biệt tiết ra từ tế bào
của một loại mô hoặc cơ quan riêng biệt nào đó.
Câu 4 : Quần thể là gì? Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với sự tác
động lên các sinh vật riêng lẻ như thế nào? Hãy cho biết các điều kiện và cơ chế duy trì trạng
thái cân bằng của quần thể?
Trả lời :
1. Quần thể :
- Là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất
định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái (ở loài sinh
sản vô tính hay trinh sản thì không qua giao phối). Mỗi quần thể được đặc trưng bởi
một số chỉ tiêu như :
· Mật độ
· Tỉ lệ đực cái
· Tỉ lệ các nhóm tuổi
· Sức sinh sản
· Tỉ lệ tử vong
· Kiểu tăng trưởng
· Đặc điểm phân bố
· Khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường
Trong các chỉ tiêu nói trên, mật độ quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất. Đó
là số lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Nó có ảnh hưởng đến
mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và sức sinh sản của quần thể. Mật độ quần
thể cũng còn biểu hiện tác dụng của nó đối với quần xã.
2. Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với sự tác động lên từng
cá thể riêng lẻ :
a. Các nhân tố sinh thái tác động lên từng cá thể riêng lẻ :
- Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên từng cá thể sẽ khác nhau tùy từng cá
thể và phụ thuộc vào : giới tính, lứa tuổi, trạng thái sức khỏe, loài và tùy nơi tùy
lúc
hong phú, đa dạng cho sinh vật. 2. Những điểm khác nhau : LÝ THUYẾT SINH HỌC 84 Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa Định luật phân li độc lập Qui luật hoán vị gen § Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. § Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể. § Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân tạo giao tử, và trong thụ tinh xảy ra sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các gen trên các nhiễm sắc thể trong giao tử. § Nếu F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với nhau thì : Ø F1 tạo 2n loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau. Ø F2 có 3n kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 3)n và tỉ lệ kiểu hình bằng (3 : 1)n (với các tính trội hoàn toàn). § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích con lai có 2n kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau. § Các cặp tính trạng di truyền có sự phụ thuộc vào nhau. § Nhiều gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. § Các gen liên kết không hoàn toàn và xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen ở kỳ trước I của giảm phân. § Nếu F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với nhau thì : Ø F1 tạo 2n loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau. Ø F2 có nhiều hơn 3n kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình thay đổi theo tần số hoán vị gen. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích con lai có nhiều kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau. Câu 77 : So sánh qui luật tương tác gen và định luật phân li độc lập của các cặp tính trạng. Trả lời : 1. Những điểm giống nhau : - Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể. - Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. - Nếu P thuần chủng và mang các cặp gen tương phản thì F1 đồng tính và F2 phân tính. Ø F1 tạo 2n loại giao tử ngang nhau về tỉ lệ. Ø F2 tạo ra 4n tổ hợp, 3n kiểu gen. - Nếu F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích thì con lai có 2n tổ hợp. - Đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. 2. Những điểm khác nhau : LÝ THUYẾT SINH HỌC 85 Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa Qui luật tương tác gen Định luật phân li độc lập § Nhiều gen tương tác qui định một tính trạng. § Không có hiện tượng gen trội át gen lặn alen với nó. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với nhau, F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng, hoặc là biến dạng của triển khai biểu thức (3 : 1)n. § Biến dị tổ hợp có thể tạo kiểu hình khác hoàn toàn bố, mẹ. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích, con lai có tỉ lệ kiểu hình hoặc bằng, hoặc là biến dạng của triển khai biểu thức (1 : 1)n. § Mỗi gen qui định một tính trạng. § Có hiện tượng gen trội át gen lặn alen với nó. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với nhau và với các tính trội hoàn toàn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng với tỉ lệ của triển khai biểu thức (3 : 1)n. § Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại các tính trạng có sẵn ở bố, mẹ. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích, con lai có tỉ lệ kiểu hình bằng tỉ lệ của triển khai biểu thức (1 : 1)n. Câu 78 : So sánh qui luật tương tác gen với qui luật liên kết gen. Trả lời : 1. Những điểm giống nhau : - Gen qui định tính trạng đều nằm trên nhiễm sắc thể, trong nhân tế bào. - P thuần chủng về các cặp tính trạng, F1 có hiện tượng đồng tính và F2 có hiện tượng phân tính. 2. Những điểm khác nhau : Qui luật tương tác gen Định luật phân li độc lập § Nhiều gen không alen cùng tương tác qui định một tính trạng. § Không có hiện tượng trội át lặn giữa 2 alen thuộc cùng 1 gen, nhưng có hiện tượng gen này át gen khác không alen với nó trong kiểu tương tác át chế. § Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và trong thụ tinh. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với § Mỗi gen qui định một tính trạng. § Có hiện tượng trội át gen lặn giữa 2 alen thuộc cùng một gen. § Nhiều gen liên kết hoàn toàn trên một nhiễm sắc thể, cùng phân li, cùng tổ hợp trong giảm phân và trong thụ tinh. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai với LÝ THUYẾT SINH HỌC 86 Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa nhau : Ø F1 tạo 2n loại giao tử ngang nhau về tỉ lệ. Ø F2 tạo 4n tổ hợp, 3n kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)n, và nếu tính trội hoàn toàn sẽ cho 2n kiểu hình, với tỉ lệ kiểu hình bằng hoặc là biến dạng của tỉ lệ (3 : 1)n. § Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở con lai hoặc bằng hoặc là biến dạng của triển khai biểu thức (1 : 1)n. nhau : Ø F1 tạo 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau. Ø F2 tạo 4 tổ hợp, 3 hoặc 4 kiểu gen, 2 kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1 hoặc 3 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 2 : 1. § Làm hạn chế biến dị tổ hợp. § F1 chứa n cặp gen dị hợp lai phân tích, tỉ lệ kiều hình của con lai bằng 1 : 1. Câu 79 : Phân biệt gen alen và gen không alen. Chúng có thể tác động qua lại với nhau như thế nào trong việc hình thành các tính trạng ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa. Trả lời : 1. Phân biệt gen alen và gen không alen : a. Gen alen : - Alen là các trạng thái tồn tại khác nhau của cùng 1 gen. Thí dụ : Gen qui định tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan có 2 alen : Alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt lục. - Thông thường 1 gen có 2 alen, tuy nhiên cũng có trường hợp 1 gen có nhiều alen. Thí dụ : Gen I qui định tính trạng nhóm máu ở Người có 3 alen : IA, IB, IO. - Một cặp alen có thể là đồng hợp tử trội AA, đồng hợp tử lặn aa, dị hợp tử Aa. - Trong tế bào 2n, cặp gen alen nằm cùng 1 vị trí tương ứng với nhau trên 1 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng (cùng 1 lôcut). - Thông thường, tổng số nuclêôtit của các gen alen bằng nhau. - Trường hợp xảy ra đột biến gen thì cứ sau mỗi lần đột biến lại xuất hiện một alen mới. b. Gen không alen : - Là các trạng thái tồn tại khác nhau của các gen khác nhau. Thí dụ : Đậu Hà Lan, gen qui định màu hạt có 2 alen A, a; gen qui định hình dạng hạt có 2 alen B, b. Ta có các cặp gen không alen là A và B, A và b, a và B, a và b. - Trong tế bào 2n, các gen không alen có thể có vị trí như sau : LÝ THUYẾT SINH HỌC 87 Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa · Nằm ở vị trí không tương ứng (không cùng 1 lôcut) trên 1 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng. · Nằm trên 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp đồng dạng khác nhau. · Nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể. 2. Sự tác động qua lại của gen alen và gen không alen trong việc qui định tính trạng : a. Gen alen : v Các gen alen tác động qua lại với nhau cùng qui định 1 tính trạng : · AA : Qui định tính trạng trội (Đậu Hà Lan hạt vàng). · aa : Qui định tính trạng lặn (Đậu Hà Lan hạt lục). · Aa : Qui định tính trạng trội (khi có hiện tượng trội hoàn toàn) hoặc tính trạng trung gian (khi có hiện tượng trội không hoàn toàn). Thí dụ : Đậu Hà Lan hạt vàng : Aa; Hoa phấn màu hồng : Aa. · Gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn. Thí dụ : XDXd qui định kiểu hình mèo cái tam thể. · Hiện tượng đồng trội. Thí dụ : Gen I qui định nhóm máu ở người có alen IA đồng trội với IB so với IO. · Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định tính trạng thường. Thí dụ : Ở ruồi giấm gen qui định màu thân nằm trên nhiễm sắc thể thường. · Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính qui định tính trạng giới tính hoặc tính trạng thường liên kết với giới tính. Thí dụ : Ở Người gen qui định bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. v Một cặp gen alen có thể qui định nhiều tính trạng, tạo nên tính đa hiệu của gen : Thí dụ : Ở Ruồi giấm : - Gen qui định tính trạng cánh dài, đồng thời qui định tính trạng đốt thân dài và lông mềm. - Gen qui định tính trạng cánh ngắn đồng thời qui định tính trạng đốt thân ngắn, lông cứng. b. Gen không alen : - Các gen không alen trên cùng 1 nhiễm sắc thể tạo thành 1 nhóm gen liên kết qui định 1 nhóm tính trạng liên kết hoàn toàn. Thí dụ : Kiểu gen ab AB ở ruồi giấm cái đực qui định nhóm tính trạng liên kết hoàn toàn : Thân xám – cánh dài. - Các gen không alen trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể xảy ra hoán vị gen qui định 1 nhóm tính trạng liên kết không hoàn toàn. LÝ THUYẾT SINH HỌC 88 Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa Thí dụ : Kiểu gen ab AB ở ruồi giấm cái qui định nhóm tính trạng liên kết không hoàn toàn thân xám – cánh dài. - Các gen không alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. · Qui định các tính trạng phân li độc lập. Thí dụ : Kiểu gen AaBb ở đậu Hà Lan qui định các tính trạng phân li độc lập với nhau là hạt vàng và hạt trơn. · Tác động qua lại với nhau để cùng qui định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ trợ, át chế, cộng gộp. Thí dụ : Ø Tương tác bổ trợ : A - B - : Bắp cao : ï þ ï
File đính kèm:
- Tong hop ly thuyet sinh 12(1).pdf