Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Đề số 3

Câu 1: Tính trạng màu sắc quả ở một loài do tác động át chế của hai cặp gen không alen. Trong đó B qui định quả đỏ; A có vai trò át chế B, nên kiểu hình quả màu đỏ chỉ được biểu hiện ở kiểu gen aaB-. Các tổ hợp còn lại có kiểu hình quả trắng. Phép lai: P: AaBb x aaBb có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là:

 A. 7 trắng: 1 đỏ B. 1đỏ: 1 trắng C. 3 đỏ: 5 trắng D. 5 đỏ: 3 trắng

Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen (*) giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ : 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho cây dị hợp tử ở trên (*) trong phép lai này tự thụ phấn. Tỉ lệ KH lặn thu được: A. 1,32% B. 1,44% C. 2,34% D. 4,2%

Câu 3: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội không hoàn toàn. Phép lai: AaBbCcDd x AaBbCCDD cho số kiểu hình và số kiểu gen đời con là:

A. 16 kiểu hình; 27 kiểu gen. B. 36 kiểu hình; 36 kiểu gen. C. 4 kiểu hình; 36 kiểu gen. D. 8 kiểu hình; 27 kiểu gen.

Câu 4: Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST và cách nhau 40cM. Cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực F1, F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ:

A. 20% B. 16% C. 10% D. 40%

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng tế bào học; 4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là bằng chứng phôi sinh học; 5. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc bằng chứng sinh học phân tử.
A. 1,2,3,4.	B.1,2,4,5.	D. 1,3,4,5.	C.2,3,4,5.
Câu 48: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen Aaaa ở đời con là:
	 A. 8/ 36	B. 18/36	C. 6/36	D.16/36.
Câu 49: Ở một sinh vật nhân sơ, đoạn đầu gen cấu trúc có trình tự các nuclêotit trên mạch bổ sung là
	5' ATGTXXTAXTXTATTXTAGXGGTXAAT...3' . 
Tác nhân đột biến làm cặp nuclêotit thứ 16 G-X bị mất đi thì số axit amin tham gia dịch mã từ gen đột biến là:
	A. 4	 B. 5 	C. 9 	D. 8
Câu 50: Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Cặp bố mẹ có mắt nhìn màu bình thường sinh được một người con trai mù màu. Nếu cặp vợ chồng này tiếp tục sinh con, xác suất để cặp vợ chồng này sinh được hai đứa nhìn màu bình thường là:
	A. 6,25%	 B. 50%	 C. 56,25%	D. 12,5%
Câu 51: Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây:
	A. Phụ thuộc chủ yếu vào kích thước quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.
	B. Phụ thuộc chủ yếu vào sức sinh sản của các cá thể cái trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.
	C. Phụ thuộc chủ yếu vào số lượng đực cái trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.
	D. Phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.
Câu 52: Nhận xét nào sau đây là không đúng về vai trò của các thành phần loài trong quần xã:
	A. Loài chủ chốt là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác.
	B. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
	C. Loài ngẫu nhiên là loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, chúng làm tăng mức đa dạng của quần xã.
	D. Loài ưu thế có vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 53: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I có sản lượng thực tế là 25kcal; sinh vật tiêu thụ cấp II có sản lượng thực tế là 2,5 kcal; sinh vật tiêu thụ cấp III có sản lượng thực tế là 0,5kcal. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc III so với sinh vật sản xuất là bao nhiêu?
A. 0,2 %.	B. 0, 02%.	C. 0,05%.	D. 0,1%.
Câu 54: Ở sinh vật nhân sơ, 1 gen có 4200 liên kết hiđrô. Phân tử mARN do gen tổng hợp có G - A= 20%; X - U= 40%. 
Số nucleotit loai A của gen là:
	A.. 1200	B. 600 	C. 300	D. 900
Câu 55: Trong cơ chế điều hoạt động của Opêron Lac ở Ecoli , khi trong môi trường không có đường lactozo thì:
A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt , Opêron Lac ở trạng thái hoạt động bình thường.
B. Prôtêin ức chế gắn vào vùng khởi động làm cho Opêron Lac ở trạng thái ức chế.
C. Gen điều hoà không phiên mã tổng hợp ra prôtêin ức chế, Opêron Lac tự do hoạt động bình thường.
D. Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho gen cấu trúc không hoạt động
Câu 56: Trong một thí nghệm của Menđen, khi lai các cây đậu Hà lan dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình cây cao, hoa tím với nhau thu được 1600 hạt. Giả sử các cặp tính trạng phân li độc lập, tính trạng trội hoàn toàn, tính theo lí thuyết số hạt khi gieo xuống không mọc cây cao hoa tím” là:
 A. 900 B. 600 C. 700 D. 160
Câu 57: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ có em trai bị máu khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con mang hai bệnh trên là: A. 1/16 B. 1/8 C. 1/32 D. 1/64 
Câu 58: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật :
 A. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn.	B. Nhân giống vô tính.
 C. Tự thụ phấn.	D. Giao phấn.
Câu 59: Vai trò của phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên là:
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.	 	B. Hình thành các nhóm phân loại dưới loài.
C. Hình thành các loài sinh vật từ một nguồn gốc chung.	D. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới.
Câu 60: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? 
A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. 
C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. 
D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. 
ĐỀ THI ĐẠI HỌC. đề số 3
Câu 1: Tính trạng màu sắc quả ở một loài do tác động át chế của hai cặp gen không alen. Trong đó B qui định quả đỏ; A có vai trò át chế B, nên kiểu hình quả màu đỏ chỉ được biểu hiện ở kiểu gen aaB-. Các tổ hợp còn lại có kiểu hình quả trắng. Phép lai: P: AaBb x aaBb có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là:
 	A. 7 trắng: 1 đỏ	B. 1đỏ: 1 trắng	C. 3 đỏ: 5 trắng	D. 5 đỏ: 3 trắng
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen (*) giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ : 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho cây dị hợp tử ở trên (*) trong phép lai này tự thụ phấn. Tỉ lệ KH lặn thu được: A. 1,32%	B. 1,44%	C. 2,34%	D. 4,2%
Câu 3: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội không hoàn toàn. Phép lai: AaBbCcDd x AaBbCCDD cho số kiểu hình và số kiểu gen đời con là:
A. 16 kiểu hình; 27 kiểu gen.	B. 36 kiểu hình; 36 kiểu gen. C. 4 kiểu hình; 36 kiểu gen.	D. 8 kiểu hình; 27 kiểu gen.
Câu 4: Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Các gen quy định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST và cách nhau 40cM. Cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực F1, F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ:
A. 20% B. 16% C. 10% D. 40%
Câu 5: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen A và a quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 64% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Thành phần kiểu gen của quần thể về 2 alen trên sau một thế hệ ngẫu phối là
 A. 0,14 AA + 0,47 Aa + 0,39 aa.	 B. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa. 
 C. 0,39 AA + 0,47 Aa + 0,14 aa.	 D. 0, 1 AA + 0,44 Aa + 0,46aa.
Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0,04. Xác suất để một người bình thường kết hôn với một người bị bệnh sinh ra con đều bình thường là: 	
A. 64,6% 	 B. 36% 	 C. 78% 	 D. 66,7%
Câu 7: Trong chọn giống, để tạo biến dị tổ hợp người ta thường sử dụng phương pháp:
A. Gây đột biến bằng tác nhân lý, hoá B. Kĩ thuật chuyển gen C. Lai hữu tính D. Cấy truyền phôi.
Câu 8: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng
A. cánh sâu bọ và cánh dơi	B. mang cá và mang tôm	
C. Chân chuột chũi và chân dế trũi	D. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt ở người
Câu 9: Thực chất của hình thành loài là:
 A. Sự cải biến thành phần KG của QT ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
 B. Sự cải biến thành phần KG của QT ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
C. Sự cải biến thành phần KG của QT ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc	
D. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc
Câu 10: Ngày nay vẫn tồn tại song song các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao. Khẳng định nào không chính xác?
A. Tổ chức cơ thể đơn giản hay phức tạp, nếu thích nghi được với hoàn cảnh sống thì được tồn tại.
B. Do nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm sinh vật.	
C. Áp lực của CLTN thay đổi tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời gian đối với từng nhánh phát sinh.
D. Nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
Câu 11: Trên mARN axitamin Glutamin được mã hóa bởi bộ ba 5’XAA3’. Vậy tARN mang a.amin này có đối mã là
 A. 3’ GUU 5’	B. 5’ GTT 3’	C. 3’ GTT 5’	D. 5’ GUU3’
Câu 12: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 12 nucleotide. Dạng đột biến xẩy ra với gen S là:
A. Mất 1 cặp nucleotide B. Thay thế 1 cặp nucleotide C. Đảo vị trí 2 cặp nucleotide	 D. Mất 2 cặp nucleotide
Câu 13: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?
 1. Ngô. 	2. Đậu tương 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 	 	 5. Dưa hấu.
 Phương án đúng là: A. 1, 2, 4	 	B. 2, 3, 5 	C. 3, 4.	D. 3, 5.
Câu 14: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau:
P: AaBb x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân I đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những kiểu gen nào?
	A. AAABBb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. 	B. AAABbb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb.
	C. AAABBB, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. 	D. AAABbb, AAAbbb, AAaBBb, AAabbb.
Câu 15: Ở một lo

File đính kèm:

  • docde thi thu DH.doc