Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.

doc259 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhóm khác nhau về nội dung và mỗi nhóm có trách nhiệm làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của vấn đề chung. Sau khi hoàn thành công việc, mỗi nhóm sẽ báo cáo và trình bày các luận điểm của nhóm lên bảng đen hoặc tờ giấy khổ lớn. Cuối cùng nhóm chuyên gia biên tập và điều chỉnh nội dung các câu trả lời của các nhóm và cơ sở một dự án chung được phát triển.
Phương án 3: Tìm kiếm thông tin. Một hình thức khác hoạt động nhóm là tìm kiếm thông tin (thường để bổ sung cho bài giảng của giáo viên hoặc các tài liệu của tiết học trước, bài tập về nhà) và sau đó trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Các nhóm HS có thể tìm thấy lời giáp đáp các câu hỏi do giáo viên đưa ra trong các nguồn thông tin khác nhau, cụ thể là trong 
Tài liệu in do giáo viên phát
Tài liệu in do giáo viên giới thiệu hoặc HS tự tìm kiếm
Sách giáo khoa và cách tham khảo
Thông tin truy cập được trên máy tính và trên internet 
Các phần mềm ngân hàng dữ liệu...
Mỗi nhóm HS được giao nhiệm vụ tìm kiếm và phân tích thông tin liên quan đến một chủ đề của bài học trong một thời hạn nhất đinh. Vào cuối bài học, tất cả các nhóm đưa ra những tuyên bố của nhóm. Những tuyên bố này sẽ được cả lớp nhắc lại và mở rộng nếu cần thiết.
ĐỌC VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI ĐỌC THEO CẶP ĐÔI
Mục đích sử dụng: 
Việc tiến hành phương pháp từng cặp đôi HS đọc tài liệu học tập cho phép các em HS thể hiện được nhiều hơn các sáng kiến của mình trong quá trình tự học và học hỏi lẫn nhau. Phương pháp này có thể sử dụng để phát triển các hình thức tư duy và các hành động học tập giúp các em có thể đọc hiểu nội dung bài học tốt hơn. 
Đồ dùng dạy học: mỗi cặp đôi có một văn bản.
Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Lựa chọn bài đọc có thông tin với độ dài vừa phải. Bài đọc bao gồm những đoạn văn ngắn (không quá 3 câu một đoạn). Giáo viên cũng có thể tách bài đọc ra thành từng phần nhỏ thích hợp. 
Bước 2: Giáo viên làm mẫu để HS làm theo. Nếu phương pháp này lần đầu được thực hiện, trước hết giáo viên cần làm mẫu theo trình tự như sau:
Đọc to một đoạn văn và khái quát nội dung đoạn văn. Giáo viên nên giải thích rằng giải thích thế nào là tóm lược, khái quát và cách làm viêc đó (cách nói ngắn gọn hơn bài đọc chính mà lại bao gồm đầy đủ các ý chính của bài) và nhấn mạnh đây là một trong hai phần nhiệm vụ cần thực hiện
Đặt hai câu hỏi theo bài đọc và đề nghị HS trả lời. Giáo viên giải thích rằng đây là phần thứ 2 trong quá trình thực hiện bài tập. 
Bước 3: Đề nghị HS ngồi thành từng cặp đôi. Giáo viên hướng dẫn: em thứ nhất đọc đoạn văn đầu hoặc đoạn văn giáo viên đã đánh dấu và tóm tắt nội dung đoạn này như giáo viên đã làm. Giáo viên cần xác định thời gian nhất định để HS làm việc. Sau đó, giáo viên cần kiểm tra việc hiểu văn bản bằng cách đề nghị em thứ nhất trong cặp tóm lược bài đọc và đưa ra nhận xét các câu trả lời của HS. Tiếp đó, giáo viên đề nghị em thứ hai trong các cặp đôi đặt câu hỏi cho đoạn văn. Sau khi các em đã thực hiện xong côngviệc của mình, giáo viên hãy kiểm tra việc hiểu văn bản bằng cách đề nghị một vài em trong lớp đặt câu hỏi. Khi thấy cần thiết, giáo viên nêu nhận xét và hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi hay hơn.
Bước 4. HS độc lập làm việc trong các nhóm đôi: Khi HS đã hiểu rõ cách thực hiện hành động, giáo viên đề nghị HS độc lập làm việc theo cặp đôi – đọc, tóm lược và đặt câu hỏi theo bài đọc – cho từng đoạn văn một. Giáo viên nên nhắc nhở HS phải thay đổi vai trò sau khi đọc và thảo luận một đoạn văn.
TRANH LUẬN, ỦNG HỘ, PHẢN ĐỐI
Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau. 
Cách thực hiện: 
Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối. 
Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận. 
Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận. 
	THÔNG TIN PHẢN HỒI TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học. 
Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là: 
Có sự cảm thông; 
Có kiểm soát;
Được người nghe chờ đợi;
Cụ thể;
Không nhận xét về giá trị;
Đúng lúc;
Có thể biến thành hành động;
Cùng thảo luận, khách quan.
Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:
Diễn đạt ý kiến của GV một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều);
Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã);
Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng;
Giải thích những quan điểm không đồng nhất;
Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác;
Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế;
Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;
Chỉ ra các khả năng để lựa chọn. 
Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học. Ngoài việc sử dụng các phiếu đánh giá, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi.
KĨ THUẬT TIA CHỚP
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. 
Quy tắc thực hiện:
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, VD: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
KĨ THUẬT XYZ
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau: 
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
3. Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng năng lực 
a) Khái niệm về hình thức dạy học
	Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình day học ở thời gian và địa điểm nhất định với những phương pháp và phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
b) Các hình thức dạy học
Hình thức “Bài lên lớp”
Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản chính của quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông, được diễn ra trong một khoảng thời gian xác định tại một địa điểm nhất định với một số lượng học sinh ổn định có cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực.
Các loại bài lên lớp:
- Bài dạy kiến thức và kĩ năng mới mới
- Bài thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng
- Bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức
- Bài kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ năng
Cấu trúc bài dạy kiến thức và kĩ năng mới
- Tổ chức lớp: Tổ chức lớp là một công việc phải tiến hành liện tục trong suốt tiết học. Thực chất công việc này có tác động về mặt tâm lí, có mục đích tạo cho học sinh một tâm thế thuận lợi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Công việc này không cố định về mặt thời gian trong tiết học, mà có thể tiến hành ở nhiều lúc, dưới nhiều hình thức khác nhau, tập trung vào việc: bảo đảm không khí làm việc thuận lợi cho học sinh, kể cả động viên, gây hứng thú để học sinh hoàn thành nhiệm vụ chính của tiết học.
- Định hướng cho hoạt động nhận thức của học sinh: Việc thông báo đó mới chỉ làm nhiệm vụ chỉ ra cho học sinh thấy được mục đích nhận thức của tiết học, nhưng chưa định hướng được hoạt động nhận thức của học sinh. Ví vậy, tốt nhất là sau khi thông báo tên bài học, giáo viên cần nói thêm cho học sinh biết:
Mục đích của tiết học
Nhiệm vụ của học sinh
Mối quan hệ giữa các nội dung của titst học
Do được định hướng trước, nên trong quá trình nhận thức, học sinh sẽ tập trung chú ý, chủ động hướng được hoạt động tư duy của mình vào việc tìm tòi, khai thác kiến thức theo dàn bài một cách có hiệu quả.
- Sinh động hoá hay tích cực hoá việc vận dụng các kinh nghiệm, kiến thức cũ của học sinh: Bước này có hai nhiệm vụ là kiểm tra kiến thức cũ và liên hệ những kiến thức đã học với những kiến thức sắp học. Hai nhiệm vụ này đều rất quan trọng.
	Hoạt động này có thể thực hiện đầu giờ học hoặc trong quá trình học bài mới, có thể kết hợp với các nhiệm vụ học tập của học sinh trong tiết học.
- Quá trình lĩnh hội kiến thức mới: Trong quá trình nắm kiến thức, học sinh phải nhận thức được vấn đề, biết vận dụng chúng vào các điều kiện học tập và đời sống, biết hoàn thiện, khái quát và hệ thống hoá chúng biến thành tài sản riêng của mình.
- Quá trình hình thành kĩ năng mới: Trong quá rèn luyện kĩ năng học sinh phải trải qua các giai đoạn như hiểu biết mục đích việc làm, biết các thao tác để thực hiện

File đính kèm:

  • docTai lieu tap huan day hoc kiem tra danh gia theo dinh huong phat trien nang luc Dia ly THPT.doc