Tài liệu sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường THPT
a. Khái niệm vềdi sảnvăn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thểvà di sản
văn hóa vật thể(bao gồm di sản văn hóanhân tạovà di sản thiên nhiên) là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác.
b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa
của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao
truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa
Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn
hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao
lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền
văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức
sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật disản văn hóanăm 2001 (có
hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
c. Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể.
áo học tập sẽ được sử dụng vào xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ dạy học lâu dài. 33 2.5.2. Tổ chức thi tìm hiểu về di sản Đây là một hoạt động ngoại khoá rất quan trọng, một biện pháp để thực hiện gắn nhà trường với đời sống xã hội, giúp HS được quan sát trực tiếp, “sinh động” cuộc sống xung quanh như là một nguồn kiến thức “ngoài sách vở”. Hình thức thực hiện là các cuộc thi theo nhiều cách khác nhau: Thi dưới dạng sân khấu hóa; thi viết bài; thi hùng biện… Hoạt động ngoại khoá này cũng có thể thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày kỉ niệm lớn của đất nước, ngày truyền thống địa phương hoặc kết hợp với các phong trào thi đua của nhà trường theo chủ đề năm học. Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV các môn học liên quan cần: - Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức; - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức cuộc thi; - Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thi cho HS các khối lớp; - Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện; - Thành lập ban giám khảo, lựa chọn giải thưởng, công bố kết quả; - Tổ chức tổng kết, phát phần thưởng cho những em/ đội/ lớp đạt giải… 2.5.3. Kể chuyện, nói chuyện về di sản - Kể chuyện về di sản: Đây là hình thức hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung kể chuyện về di sản là việc phổ biến kiến thức một cách khoa học, không phải những chuyện hư cấu. Do đó, nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề (về một sự kiện lịch sử, một nhân vật, một địa danh liên quan đến di sản) và dựa vào tài liệu chính xác. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các kiến thức cơ bản trong bài học của bộ môn, chính xác, tránh những chi tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập. Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sự kiện ấy, như câu chuyện của các nhân chứng lịch sử hay người kể lại đã “nhập thân” với sự kiện. Kể chuyện khác với thông báo, bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết. Nội dung bài kể chuyện không chỉ có khối lượng tri thức cần cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật. 34 Nội dung một câu chuyện kể thông thường bao gồm các yếu tố: giới thiệu vấn đề, tình huống đặt ra, diễn biến sự kiện, sự phát triển của tình tiết đến cao độ, câu chuyện kết thúc. Việc kể chuyện về di sản có thể tổ chức khi điều kiện thuận lợi, song tốt nhất là vào dịp các ngày lễ kỉ niệm lớn, ngày truyền thống quê hương. GV bộ môn báo cáo với Hiệu trưởng nhà trường về kế hoạch mời người đến kể chuyện về di sản cho các em HS. GV có thể mời các chiến sĩ cách mạng lão thành tiêu biểu, những “nhân chứng” đã chứng kiến, tham gia các sự kiện tại di sản, những người thân của các nhân vật có liên quan đến di sản, cụ thể: - Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức; - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức; - Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cho GV, HS toàn trường; - Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện; - Dự kiến khách mời, nhân chứng, nghệ nhân (người kể chuyện); - Nói chuyện về di sản: Nói chuyện có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện. Kể chuyện chủ yếu là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tư duy khái quát, còn nói chuyện chủ yếu làm cho người nghe nhận thức một cách khái quát, được minh họa dẫn chứng bằng các kiến thức cụ thể theo một chủ đề nào đấy. Nói chuyện phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội dung chương trình nội khoá, với nhiệm vụ chính trị trước mắt. Nói chuyện về di sản thường được tổ chức nhân dịp những ngày kỉ niệm một sự kiện quan trọng, một danh nhân, một lãnh tụ cách mạng có liên quan đến di sản. Người nói chuyện phải là người am hiểu sâu sắc về di sản. Do đó, người nói chuyện thường là GV, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy trường đại học, cán bộ làm công tác văn hoá, tuyên huấn… Để thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV bộ môn cần: - Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức; - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức; - Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cho GV, HS toàn trường; - Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện; - Dự kiến khách mời, nhân chứng, nghệ nhân (người nói chuyện); Ngoài các hình thức sử dụng di sản trên (dạy học trên lớp; dạy học tại di sản; tham quan, trải nghiệm di sản; các hoạt động ngoại khóa: Triển lãm, ra 35 báo học tập; thi tìm hiểu về di sản; kể chuyện, nói chuyện về di sản) thì có thể sử dụng di sản như một phương tiện cho hoạt động giáo dục HS trong các hình thức tổ chức sau: + Sinh hoạt tập thể lớp, trường đầu tuần với chủ đề có liên quan tới di sản tại địa phương hoặc di sản quốc gia, quốc tế được công nhận. + Nhà trường có thể chiếu phim tư liệu, hoặc tổ chức các họat động khác liên quan đến di sản được lựa chọn,.... + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề được xác định hoặc chọn bổ sung chủ đề liên quan đến di sản. + Sinh hoạt Đoàn, Đội với nội dung liên quan đến di sản. + Tổ chức câu lạc bộ những người yêu thích tìm hiểu về di sản. + Tổ chức các cuộc thi đố vui, các cuộc giao lưu tìm hiểu về di sản. + Tổ chức sinh họat chuyên đề về di sản cho HS toàn trường, theo khối lớp hoặc từng lớp. Với các hình thức hoạt động giáo dục trên, lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn, GV bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội, GV chủ nhiệm hướng dẫn và gợi ý để HS có thể tham gia tích cực và chủ động vào các khâu của hoạt động, từ lựa chọn di sản, xác định mục tiêu tìm hiểu, chọn và đặt tên cho hoạt động, chuẩn bị hoạt động và tổ chức hoạt động, đánh giá, tổng kết hoạt động. 3. Một số phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học, giáo dục với di sản 3. 1. Một số phương pháp dạy học với di sản 3.1.1. Việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông trước hết phải thông qua các phương pháp truyền thống phù hợp với từng môn học như: - Trình bày miệng: Trong dạy học nói chung, trình bày miệng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Việc trình bày miệng không chỉ giúp HS khôi phục hình ảnh về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi. Có nhiều cách trình bày miệng như tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích,… GV cần phải căn cứ vào đặc trưng môn học để sử dụng cho phù hợp. Song khi sử dụng các cách của trình bày miệng đều phải đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực của HS. - Sử dụng đồ dùng trực quan, kết hợp với miêu tả, tường thuật… 36 Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật. Dạy học một số bộ môn với di sản có thể sử dụng các loại đồ dùng trực quan như: + Đồ dùng trực quan hiện vật, bao gồm những di tích văn hoá, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử. Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về nhận thức, giáo dục và phát triển HS. Song loại đồ dùng trực quan này không có sẵn trong trường phổ thông mà được gìn giữ trong nhà bảo tàng, hoặc ở nơi có di tích và không còn được nguyên vẹn. Vì vậy, khi sử dụng các hiện vật trong dạy học cần phát huy trí tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử để HS hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ. Trong điều kiện thuận lợi, GV nên tổ chức dạy học trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương hay ở ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học tại nơi có di sản (như đã trình bày ở trên). + Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm mô hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác, hình vẽ, phim ảnh, ảnh. Loại đồ dùng trực quan này, GV có thể khai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di sản đem về trường phổ thông để dạy học. Đó là hình thức sử dụng tài liệu, tranh ảnh… về di sản để tiến hành bài học ở trên lớp. + Loại đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu,… Loại đồ dùng trực quan này, GV cũng có thể khai thác, sưu tầm từ bảo tàng, di tích hoặc dựa vào tài liệu viết về di sản để xây dựng phục vụ các bài học tiến hành ở trên lớp hay bài học tại di sản (thực địa). Khi sử dụng các loại đồ dùng trực quan trên, GV phải căn cứ vào đặc trưng môn học, đối tượng HS để có phương pháp sử dụng phù hợp. Song dù vận dụng vào bất kỳ môn học nào thì đều phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS. - Sử dụng phương pháp trao đổi, đàm thoại: Đây là việc mà GV nêu ra các câu hỏi để HS trả lời, đồng thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó đạt được mục đích học tập đề ra. Tuỳ theo môn học, có thể vận dụng các dạng trao đổi như tái hiện tài liệu, trao đổi phân tích và khái quát hóa, trao đổi tìm tòi phát hiện, trao đổi ôn tập, tổng kết, trao đổi kiểm tra,… Trong trao đổi đàm thoại GV đặt câu hỏi và tổ chức cho HS trả lời hoặc trao đổi với nhau để tìm ra ý kiến đúng, thậm chí trong quá trình trao đổi HS có thể tự đặt câu hỏi và trả lời. Song vấn đề quan trọng khi vận dụng phương pháp này là chất lượng của câu hỏi. Câu hỏi đưa ra cho HS trao đổi phải bảo đảm các yêu cầu sư phạm mà lý luân dạy học bộ môn quy định. 37 Khi sử dụng di sản trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông cần thiết phải sử dụng trao đổi, đàm thoại kết hợp với các phương pháp đã nêu ở trên. Ví dụ, khi sử dụng tranh, ảnh về di sản trong bài học trên lớp GV phải hướng dẫn HS quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu nội dung bài học thể hiện qua tranh ảnh, trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp. Cuối cùng GV đánh giá, chốt lại thành kiến thức. 3.1.2. Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, cần kế thừa, phát triển mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạ
File đính kèm:
- Su dung Di san trong day hoc o truong pho thong.pdf