Tài liệu luyện thi đại học

I. Chọn giống

1. Các bước chọn giống

Tạo vật khởi đầu chọn lọc đưa vào sản xuất

2. Các bước tạo vật liệu khởi đầu

- Từ biến dị tổ hợp(phương pháp lai)

- Đột biến nhân tạo

- kỹ thuật di truyền (hiện đại và nhanh nhất)

- Lai xa (giống đa bội thể khác nguồn)

- Ưu thế lai

- Giao phối cận huyết và tự thụ phấn

- Dung hợp tế bào trần

- Nuôi cấy hạt phấn(phương pháp nhanh nhất tạo dòng thuần)

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu luyện thi đại học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tự nhiên.
Câu 17: Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến
A. có lợi.	B. trung tính.	C. có hại.	D. nhiễm sắc thể.
Câu 18: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.	
B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).
C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 19: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. nhiễm sắc thể.	B. kiểu gen.	C. alen.	D. kiểu hình.
Câu 20: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
B. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
D. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.
Câu 21: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. 
C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. 
D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 23: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
Câu 24: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A. cách li địa lí.B. chọn lọc tự nhiên.C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái.
Câu 25: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Câu 26: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.	B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 28: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A. Silua.	B. Pecmi.	C. Cacbon (Than đá).	D. Cambri.
Câu 29: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền. B. di - nhập gen.C. giao phối không ngẫu nhiên.	D. thoái hoá giống.
Câu 30: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
Câu 31: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 32: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến.(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4).	B. (1), (4).	C. (1), (3).	D. (1), (2).
Câu 33: Dấu hiệu nào sau đây không phản ánh sự thoái bộ sinh học?
A. Tiêu giảm một số bộ phận của cơ thể do thích nghi với đời sống kí sinh đặc biệt.
B. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.
C. Nội bộ ngày càng ít phân hoá, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng sẽ bị diệt vong.
D. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
Câu 34: Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng là kết quả của
A. sự biến đổi ngẫu nhiên.B. chọn lọc vận động.C. chọn lọc phân hóa.	D. chọn lọc ổn định.
Câu 3: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độthành đạt sinh sản.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 35: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.	B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.	D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 36: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).	B. (1), (4).	C. (3), (4).	D. (1), (2).
Câu 37: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 38: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. 
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. 
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Câu 39: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.	B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.	D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
Câu 41: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
Câu 42: Theo 

File đính kèm:

  • docTong ket kien thuc chon giong tien hoa sinh thai.doc