Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí cấp trung học cơ sở

Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống của sinh vật và con người ; môi trường tự nhiên, kinh tế − xã hội của tất cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.

Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu

gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2-12-2008). Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 − 2015 và phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào Chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 − 2015”.

 

doc87 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trồng cây xanh và giữ các sông, hồ sạch sẽ.
+ Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn và giảm khả năng quang hợp của cây xanh. Khi tham gia giao thông cần chú ý khi trời có sương mù.
4
2. Sự ngưng tụ
Tìm hiểu thế nào là mưa axit và ảnh hưởng của mưa axit tới cây cối, công trình xây dựng và đời sống con người.
Liên hệ.
– Trong thành phần các chất đốt tự nhiên, như than đá và dầu mỏ, có chứa một lượng lớn lưu huỳnh ; trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sẽ sản sinh ra các khí độc hại như : lưu huỳnh đioxyt (SO2) và nitơ đioxyt (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí, tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5, được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí, như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. 
– Ảnh hưởng của mưa axit tới cây cối, công trình xây dựng và đời sống.
Lớp 7
STT
Địa chỉtích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độtích hợp
Ghi chú
Lớp 7
1
Bài 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
1. Nhận biết ánh sáng
– Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Mặt Trời đối với Trái Đất.
– Tìm hiểu tác hại của ánh sáng nhân tạo tới mắt.
Liên hệ.
 Ở các thành phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên chúng ta thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt, nên cần có kế hoạch học tập, nghỉ ngơi một cách hợp lí.
2
Bài 3. Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng
1. Bóng tối – bóng nửa tối.
Tìm hiểu về ô nhiễm ánh sáng đô thị và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng.
Liên hệ, vận dụng thực tế.
 – Để đảm bảo đủ ánh sáng cho sinh hoạt và học tập, thì ta nên lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì mắc một bóng đèn lớn, như thế ánh sáng truyền đến các vật theo nhiều phương và ta nhìn được rõ hơn.
– Tại các thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo, đèn nhấp nháy, …) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như : lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến quan sát thiên văn (tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông, … 
– Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần :
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
3
Bài 4. Định luật phản xạ ánh sáng
Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của hiệu ứng nhà kính.
Liên hệ.
– Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt Trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
– Lấy được những ví dụ về lợi ích và tác hại của hiệu ứng nhà kính với đời sống ở địa phương.
4
Bài 8. Gương cầu lõm
Tìm hiểu một số thiết bị ứng dụng năng lượng Mặt Trời trong thực tế.
Liên hệ, vận dụng
+ Mặt Trời là một nguồn năng lượng gần như vô tận nên việc khai thác năng lượng Mặt Trời để phục vụ đời sống sinh hoạt của con người là hành động bảo vệ Trái Đất.
+ Một trong những ứng dụng sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là dùng gương cầu lõm có kích thước lớn để tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại,… bếp năng lượng Mặt Trời).
5
Bài 11. Độ cao của âm
II. Âm cao, âm thấp
Tìm hiểu cách sử dụng các đặc trưng vật lí của âm để xác định, dự đoán sóng thần, động đất.
Liên hệ.
Trước khi có bão thường có hạ âm. Hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người ta có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát
II. Vận dụng
Tìm hiểu ảnh hưởng của hiện tượng sét đối với cuộc sống, con người.
Liên hệ.
– Vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây với nhau (ta nghe được tiếng sấm) hoặc giữa đám mây với một vật tích điện ở mặt đất (ta nghe được tiếng sét) vừa có lợi và vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích : Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển, …
+ Tác hại : Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2, …).
– Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, ta cần xây dựng các cột thu lôi.
6
Bài 21. Hai loại điện tích
I. Hai loại điện tích
– Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng tĩnh điện vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện được sử dụng trong các nhà máy.
Liên hệ.
Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Vì vậy, người ta thường bố trí các tấm kim loại tích để hút bụi trong không khí, giữ môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe công nhân.
7
Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 
III. Vận dụng
 – Tìm hiểu nguyên nhân gây tác dụng nhiệt của dòng điện.
– Tìm hiểu việc sử dụng diot trong thắp sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
Liên hệ, vận dụng.
– Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại. 
– Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đang cố gắng thay thế các vật liệu dẫn điện thông thường bằng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không).
8
Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
IV. Vận dụng
Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện đối với môi trường.
Liên hệ.
- Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) trong sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S…). Các khí này và hơi nước trong không khí tạo ra môi trường điện li ăn mòn kim loại (ăn mòn hoá học). 
– Để giảm thiểu tác hại này, cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hoá học và giảm thiểu các khí thải độc hại nêu trên.
9
Bài 29. An toàn khi sử dụng điện
Tìm hiểu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
Liên hệ.
– Quá trình đóng, ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện. Sự tiếp xúc điện không tốt cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ, gây ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hoá học (tạo ra các khí độc như NO, NO2, CH4, …). Vì vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn.
– Biện pháp an toàn khi sử dụng điện :
+ Đề ra các biện pháp an toàn điện.
+ Tránh khu vực có điện áp cao. 
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật.
Lớp 8
STT
Địa chỉtích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độtích hợp
Ghi chú
Lớp 8
1
Bài 6. Lực ma sát
 Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát đến sự ô nhiễm môi trường. Cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.
Liên hệ.
– Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường : ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh. 
– Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt nên dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
– Biện pháp bảo vệ môi trường : 
+ Giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện không đảm bảo chất lượng lưu thông về các tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.
+ Khi tham gia giao thông thì các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như quy định về vệ sinh môi trường. 
2
Bài 7. Áp suất
Tìm hiểu về các vụ nổ.
Liên hệ.
– Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá vừa tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, vừa có thể gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng con người. 
– Biện pháp an toàn : Tuân thủ quy định về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li khỏi các khu vực mất an toàn, …) khai tham gia khai thác hầm mỏ.
3
Bài 8. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc nổ đến môi trường.
Liên hệ
– Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn. Áp suất này truyền theo mọi phương, gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ làm hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. 
– Biện pháp:
+ Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ đánh bắt cá.
+ Ngăn chặn hành vi đánh bắt cá bằng chất nổ.
4
Bài 9. Áp suất khí quyển
Tìm hiểu ảnh hưởng của sự thay đổi đột ngột áp suất.
Liên hệ.
– Khi lên cao, áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng oxy trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. 
 Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra áp lực chèn ép lê

File đính kèm:

  • docTAI LIEU BD MÔN VẬT LY BĐK H.doc
Giáo án liên quan