Tài liệu giảng dạy Hóa học 10 Cơ bản
Ai đã tìm ra hạt e? và tìm ra vào năm nào?
Cho biết điện tích và khối lượng e?
Ai đã tìm ra hạt nhân nguyên tử? và tìm ra vào năm nào?
Cho biết thành phần cấu tạo hạt nhân?
Ai đã tìm ra proton? và tìm ra vào năm nào?
Khối lượng và điện tích proton?
ố p trong hai hạt nhân là 49. Viết cấu hình e và xác định vị trí của A, B trong bảng HTTH? Bài tập 15: Hòa tan 28,4 gam 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dd A. Tính khối lượng muối có trong dd A? Xác định hai kim loại, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II? Tính % theo k.l mỗi muối trong hh đầu? Bài tập 16: Hòa tan hoàn toàn 8,4g muối CO32- của 1 kim loại nhóm IIA bằng dd HCl được 2,24l CO2 (đkc). viết PTPU? Xác định tên kim loại. Bài tập 17: Cho 0,72 (g) moät kim loaïi M thuoäc nhoùm IIA taùc duïng heát vôùi dung dòch HCl dö thì thu ñöôïc 672 (ml) khí H2 (ñkc). Xaùc ñònh teân kim loaïi ñoù. Bài tập 18: Hoà tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ M bằng 200ml dd HCl 2M. để trung hoà lượng axit dư cần 100 ml dd NaOH 3M. Xác định M. Bài tập 19: Hòa tan hoàn toàn 18 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IA và thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dd HCl dư, dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong có dư thì thu được 20 g kết tủa. Viết phương trình . Xác định tên 2 kim loại. Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng? Bài tập 20 Cho 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, ta thu được 1,12 lít khí ở đktc. Xác định 2 kim loại và % theo khối lượng của chúng trong hh? Bài tập 21. Khi cho 0,6 gam một kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với nước thì có 0,336 lít khí hidro thoát ra ở đktc. Gọi tên kim loại đó? Bài tập 22:Cho 2 nguyên tố kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc phân nhóm chính nhóm IIA của bảng HTTH. Biết rằng 4,4gam hh hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Xác định tên hai kim loại đó? Bài tập 23: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hidro là 1 chất có thành phần khối lượng là 82,35%R và 17,65% H. Tìm nguyên tố đó? Bài tập 24: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% H về khối lượng. Tìm nguyên tố đó? Bài tập 25: Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3%O. Gọi tên nguyên tố đó? Bài tập 26: Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 25,93%R. Gọi tên nguyên tố đó? Bài tập 27: Một nguyên tố R có cấu hình e : 1s22s22p63s23p3 . Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro của R là gì? Xác định tên nguyên tố R biết rằng trong oxit cao nhất R chiếm 25,93 % về khối lượng. B. Trắc nghiệm: 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là : A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 4 và 3. 2. Tìm câu sai trong các câu sau đây : A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kỳ và các nhóm. B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ. Số thứ tự của chu kỳ bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. 3. Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây ? nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f. tổng số electron trên lớp ngoài cùng. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố. 4. Nguyên tố s là : Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s. Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2 electron. Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài cùng . 5. Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử các nguyên tố : A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện. D. Cả B và C. 6. .Độ âm điện đặc trưng cho khả năng : ( Chọn đáp án đúng) hút electron của nguyên tử trong phân tử. B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. C/ tham gia phản ứng mạnh hay yếu. D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. 7. Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. B. Tỉ khối. C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng. 8. .Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học ? A. Na ở ô 11 B. Mg ở ô 12 C. Al ở ô 13 D. Si ở ô 14 9.Các ngtử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm ? A. Số nơtron trong hạt nhân n tử. B. Số electron lớp K bằng 2. C. Số lớp e như nhau. D. Số e lớp ngoài cùng bằng 1. 10 .Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ? A. Fe, Ni, Co. B. Br, Cl, I. C. C, N, O. D. O, Se, S. 11.Dãy ngtố có các số hiệu ngtử (số thứ tự trong bảng tuần hoàn) nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố d ? A. 11, 14, 22. B. 24, 39, 74. C. 13, 33, 54. D. 19, 32, 51. 12. .Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự canxi ? A. Cacbon B. Kali C. Natri D. Strontri 13. .Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ? A. Nitơ (Z= 7) B. Photpho (Z = 15) C. asen (Z = 33) D. Bitmut (Z = 83) 14. .Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần ? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F. C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te. 15. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm 16 . Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất ? A. Ca và Mg. B. P và S. Ag và Ni. D. N và O. 17.Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất là A. Li (Z = 3) B. Na (Z = 11) C. Rb (Z = 37) D. Cs (Z = 55) 18. Biến thiên tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. giảm sau đó tăng 19. Cho dãy nguyên tố F, Cl, Br, I. Độ âm điện của dãy nguyên tố trên biến đổi như thế nào theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. 20.Độ âm điện của dãy nguyên tố : Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), P (Z = 15), Cl (Z = 17) biến đổi theo chiều nào sau đây ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi . D. Vừa giảm vừa tăng. 21. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. 22.Tính chất axit của dãy các hiđroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. 23 Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. 24.Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là A. các nguyên tố s. B. các nguyên tố p. C. các nguyên tố s và các nguyên tố p. D. các nguyên tố d. 25.Cho 1,44 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2(đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết rằng hoá trị lớn nhất của M là II. a) Kim loại M là : A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe 26. Nguyên tố hoá học canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về Ca là sai ? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố đó là 20. B. Vỏ của nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Hạt nhân của canxi có 20 proton. D. Nguyên tố hoá học này một phi kim. 27 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2? A. Chu kì 4, nhóm VA. B. Chu kì 4, nhóm VB. C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm IIIA. 28. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ? A. Mg B. Al C. Si D. P 29. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%. Nguyên tố R là: A. photpho. B. nitơ. C. asen. D. antimoan. 30. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,(3)% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. cacbon. B. chì. C. thiếc. D. silic. 31. Một oxit X của một nguyên tố ở nhóm VIA trong bảng tuần hoàn có tỉ khối so với metan (CH4) . Công thức hóa học của X là: A. SO3. B. SeO3. C. SO2. D. TeO2. 32. .Một nguyên tố hóa học X ở chu kì III, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p5. 33. Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc, tách kết tủa, cô cạn dd thu được m(g) muối clorua khan. Vậy m có giá trị là bao nhiêu gam? A. 26,6 (g). B. 27,6 (g). C. 26,7 (g). D. 25,6 (g). 34. .Hòa tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X, Y, (X và Y là hai kim loại thuộc nhóm IIA) vào nước đựng 100ml dung dịch Z. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch Z người ta cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch M. Cô cạn M được m (g) hỗn hợp muối khan.Tìm m trong số các đáp án sau: A. 9,20 (g). B. 9,10 (g). C. 9,21 (g). D. 9,12 (g). Chương III: LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 12: LIÊN KẾT ION, TINH THỂ ION NỘI DUNG CÂU HỎI GỢI Ý I. SỰ HÌNH THÀNH ION: 1. Ion, cation và anion. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 2. Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. ..
File đính kèm:
- Tai lieu giang day hoa 10cb.doc