Tài liệu Dân tộc học

Câu 1: Đối tượng dân tộc học theo CN Mác-lênin. Liên hệ tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay.

Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử. Vấn đề dân tộc, cả bình diện nghiên cứu cũng như trên thực tế xã hội dang là một trong những vấn đề quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp và có tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, tư tưởng, do đó là cán bộ đảng viên phải hiểu rỏ về dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Để hiểu rõ vấn đề dân tộc, trước hết ta cần nghiên cứu đối tượng dân tộc học theo quan điểm CN Mác-lênin - một trong những cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảng ta.

Khái niệm “dân tộc học”, theo quan niệm truyền thống là một ngành khoa học thuộc khoa học lịch sử, chuyên nghiên cứu về các vấn đề dân tộc bao gồm cả tộc người và cả quốc giai dân tộc.

Có quan niệm cho rằng dân tộc học là khoa học về con người (ở Aâu Mỹ). Ơû nước ta coi dân tộc học là khoa học về các dân tộc, nó có quan hệ trực tiếp với phạm trù khoa học lịch sử và khảo cổ học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Dân tộc học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mà xen kẽ với các dân tộc khác. Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điều kiện để tăng cường hiể biết nhau, hòa hợp và xích lại gần nhau; mặt khác, cần đề phòng trường hợp có thể do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục, tập quán xuật hiện mâu thuẩn, tranh chấp về lợi ích, dẫn đến khả năng va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên một địa bàn. Các thế lực thù địch trước kịa cũng như hiện nay, luôn2 chú ý lợi dung, khoét sâu những va chạm, mâu thuẩn trong hệ dân tộc để chia rẽ, làm suy yếu sự đoàn kết để dể dàng thực hiện ý đồ xlươc hoặc duy trì ách thống trị của chúng.
Hình thái cư trú xen kẽ của các dân tộc là điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc, cùng nhau tiến bộ và phát triển, để hòa hợp dân tộc tăng lên, sự cách biệt về trình độ phát triển từng bước thu hẹp lại. ngày nay, do sống gần gũi nhau, tình độ dân trí được nâng cao, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc anh em. Nếu có những vướng mắc với nhau thì phải giải quyết có lý, có tình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, lấy mục tiêu đoàn kết dân tộc làm trọng.
Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở nước ta thể hiện tính đa dạng, phong phú nhưng hết sức không đồng đều giữa các dân tộc, giữa các vùng, các khu vực. các dân tộc thiểu số ở nước ta có thể chia làm hai bộ phận dựa trên sự khác biệt trong hoạt động kinh tế:
Một là những dân cư sống chủ yếu làm nghề nương rẫy. Bộ phận dân cư này sống ở trung du, miền núi. Trình độ kỹ thuật nói chung còn rất lạc hậu thấp kém. Tiêu biểu là các tộc người sống ở Trường Sơn, Tây Nguyên. Nền kinh tế của cư dân ở đây chủ yếu dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với nghề trồng lúa rẫy. Chăn nuôi chưa tách khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp còn gắn với hoạt động nông nghiệp, săn bắt hái lượm còn giữ vai trò đáng kể. Các quan hệ kinh tế thị trường chưa phát triển mấy. Có thể nói các cư dân ở Trường Sơn, Tây Nguyên là bộ phận dân cư có trình độ kinh tế phát triển thấp nhất ở nước ta. Ngoài ra còn có tộc người sống trên rẻo cao, rẻo giữa ở miền núi phía Bắc nước ta, trình độ phát triển kinh tế cũng còn rất thấp. Ơû vùng này hiện nay năng suất lúa nương rẫy không những rất thấp mà còn bấp bênh; rừng ngày càng cạn kiệt; lối sống du canh du cư còn khá phổ biến.
Hai là các dân tộc sống chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước ở vùng đất thấp.
Các tộc người Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Thổ nhìn chung cư dân này đã có trình độ phát triển tương đương với người Việt. Người Chăm, Khơme ở đồng bằng cũng có trình độ phát triển cùng thang bậc với những cư dân ở vùng này. Người Hoa ở nông thôn có trình độ phát triển tương đồng với người Việt. Số người Hoa ở thành thị có trình độ kinh tế thương mại phát triển mạnh, đa dạng đạt đến trình độ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Đặc điểm nổi bật nhất là một nền kinh tế dựa vào thiên nhiên và mang tính tự cung tự cấp, hoạt động kinh tế còn thiếu kế hoạch, thiếu tính toán.
Đặc điểm về xã hội:
Do nhiều nguyên nhân lịch sử và điều kiện địa lý tự nhiên tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các dân tộc mà đặc điểm dễ nhận thấy là sự phát triển xã hội không đồng đều, giữa các dân tộc có sự chênh lệch khá lớn.
Các tộc người ở Trường Sơn, Tây Nguyên cho đến cuối thế kỷ 19 xã hội đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy. Sự phân hóa giai cấp chưa rõ rệt, còn nhiều phong tục tập quán cổ truyền lạc hậu, còn lưu giữ đậm nét các quan hệ xã hội thị tộc mẫu quyền, dòng họ.
Các tộc người sống ở rẻo cao, rẻo giữa của miền núi phía bắc nước ta trình độ phát triển kinh tế cũng còn rất thấp. Đó là các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á sống ở Tây Bắc, các tộc người Tạng Miến sống ở biên giới phía bắc và một số dân cư Việt Mường vùng Tây Quảng Bình, Hà Tĩnh. Dân cư vùng này còn chịu nhiều tàn dư của chế độ thổ ty, phì đạo, lang đạo, chúa đất (chúa đất được coi là quyền lực của bản Mường). Bản Mường vẫn được coi là đơn vị xã hội cơ bản, tuy nhiên vai trò dòng họ còn rất lớn.
Người Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long sống ở sóc, phun, quan hệ giai cấp đã xuất hiện và chịu ảnh hưởng của tổ chức xã hội Phật giáo tiểu thừa.
Người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận) theo đạo Bà la môn và đạo Hồi cho nên mang đặc điểm đẳng cấp của xã hội Bà la môn. Tổ chức xã hội có xu hướng là một phường hội hơn là một công xã nông thôn, sở hữu tư nhân về ruộng đất có cách đây vài thế kỷ.
Người Hoa: xã hội đã phân hóa giai cấp rõ rệt, có giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, người lao động
Văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có tính thống nhất trên cơ sở của các yếu tố văn hóa chung. Đồng thời mỗi dân tộc đều có yếu tố riêng biệt của mình và nhìn chung các dân tộc đều có sự đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa chung làm cho nền văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam thêm phong phú đa dạng. Hầu hết các dân tộc người đều có tiếng nói riêng, một số tộc người có chữ viết riêng như Thái, Ê đê, Khơme đó là những dấu hiệu tiêu biểu cho tính phong phú đa dạng của văn hóa các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm của quá trình hình thành tộc người của nước ta:
Quá trình phát triển tộc người của các dân tộc ít người ở Việt Nam diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, vừa phân ly, vừa qui tụ trong đó xu hướng cố kết hòa hợp, quy tụ lại trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất là xu hướng chủ đạo rõ nét nhất.
Chính sách dân tộc giải quyết mqh trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền. Chính sách dân tộc của Đcs là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển khoa học xã hội thấp. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. đảng ta xác định, chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược lớn của cách mạng.
Cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảng ta trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết toàn dân. Tư tưởng của Người về giải phóng dân tộc là biểu hiện tập trung của sự vận dụng sáng tạo CN Mác-lênin vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỹ XX. Chính sách dân tộc của Đcs Việt Nam xuất phát từ đặc điểm tình hình và quan hệ dân tộc trên đất nước ta, một quốc gia đa dân tộc và có nhiều đặc điểm quan trong, nổi bật. Nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ chung của đất nước. Ba nguyên tắc cơ bản ấy có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại nhau, hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc.
Ngay từ khi ra đời, trong các cương lĩnh, văn kiện đầu tiên, Đảng ta khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc Mác xít. Trong thời ký kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã đề ra những chính cách cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc với tinh thần cơ bản là: “đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt” . Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với việc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tai sai. Việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trong cả nước đã góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất Tổ quốc. Hiện nay, theo nghị quyết 22 NQ-TƯ (ngày 27/11/1989) của Bộ chính trị khóa VI và Nghị định số 72 HĐBT (ngày 3/3/1990) nay là Hội đồng chính phủ, việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả: 
Từ một đất nước thuộc địa, nhân dân chịu dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và bọn phong kiến phản động cấu kết với chủ nghĩa đế quốc áp bức các dân tộc, nay nhân dân đã thoát khỏi kiếp nô lệ đã trở thành thành viên của cộng đồng và các dân tộc Việt Nam độc lập. Quyền làm chủ và quyền bình đẳng ngày càng được tôn trọng trong thực tế. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được tăng cường. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng ngày càng nhiều, ngày càng được phát huy tác dụng không những ở miền xuôi mà còn ở các miền núi.
Chúng ta đã khai phá mở rộng diện tích trồng trọt kể cả trồng lúa nước, rẫy, vùng trồng cây công nghiệp ở vùng núi cao, cao nguyên cho nên đã chuyển dần từ hình thức du canh du cư sang xây dựng đồng ruộng theo hướng thâm canh, định canh định cư rõ rệt.
Mạng lưới thủy lợi được phát triển mạnh phục vụ cho việc tưới tiêu nhiều vùng với những công trình lớn nhỏ ở vùng cao. Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển nhanh. Mạng lưới điện cũng được phát triển mạnh.
Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao dân trí trong các dân tộc thiểu số có bước phát triển rất dài.
Hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố ngày càng vững mạnh ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số (kể cả một số chức sắc tôn giáo) được coi trọng. Quyền làm chủ về chính trị của các dân tộc thiểu số được thể hiện ở sự tham gia vào các cơ quan chính quyền, cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương. (số lượng đại biểu quốc hội là người dân tộc thiểu số ở khóa I có 34/333 đại biểu, chiếm 10% tổng số đại biểu; đến khóa IX có 66/395 đại biểu quốc hội, chiếm 16% tổng số đại biểu.)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được ấy vẫn còn những mặt hạn chế:
Ơû miền vùng miền núi dân số tăng nhanh nhưng sản xuất phát triển chậm, thu nhập bình quân thấp dẫn đến đời sống chậm phát triển thậm chí có nơi

File đính kèm:

  • docDân tộc học.doc
Giáo án liên quan