Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn sinh học - Cấp THCS

Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; để thực hiện thống nhất về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề trong tất cả các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập với nội dung cụ thể như sau:

- Chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Trang bị cho cán bộ quản lí và giáo viên các quy trình và kĩ thuật cơ bản thiết lập ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ.

- Hướng dẫn các các cơ sở giáo dục trung học tổ chức xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập để giáo viên và học sinh sử dụng biên soạn các đề kiểm tra theo ma trận đề.

- Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập tại địa phương.

Cấu trúc tài liệu gồm

• Phần thứ nhất: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

• Phần thứ hai: Biên soạn đề kiểm tra

• Phần thứ ba: Thư viện câu hỏi và bài tập

• Phần thứ tư: Hướng dẫn tập huấn tại địa phương

• Phụ lục

 

doc76 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn sinh học - Cấp THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình để trình bày.
¨
Nói chung tôi sử dụng từ của mình để trình bày.
 ¨
Đôi khi tôi sử dụng từ của mình để trình bày 
 ¨
Tôi thể hiện bản thân rõ ràng.
¨
N ói chung tôi thể hiện bản thân đủ để người khác hiểu. ¨
Đôi khi tôi thể hiện bản thân rõ ràng.
¨
Tôi sử dụng từ khoa học phù hợp và chính xác từ đầu đến cuối.
¨
Nói chung tôi dùng từ khoa học phù hợp .
 ¨
Tôi dùng một vài từ khoa học khi trình bày.
 ¨
Cách tính điểm
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. 
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Lưu ý: cách tính này không phân biệt vị thế câu hỏi ở các bậc tư duy khác nhau.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. 
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
Lưu ý: cách tính này không phân biệt vị thế câu hỏi ở các bậc tư duy khác nhau. Để khắc phục hạn chế này thì có thể cho điểm theo bậc tư duy: mỗi câu ở bậc nhận biết đạt 0,1 điểm; mỗi câu ở bậc thông hiểu đạt 0,15 điểm; mỗi câu ở bậc vận dụng đạt 0,2 điểm.
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: 
, trong đó
+ XTN là điểm của phần TNKQ;
+ XTL là điểm của phần TL; 
+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B5 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận.
6.Bước 6 - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
	1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
	2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
	3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
	4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
II. Ví dụ minh họa đề kiểm tra môn Sinh học THCS
1. Yêu cầu của đề kiểm tra học kì hay cuối năm học
Nội dung bao quát chương trình đã học.
Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ ở các mức độ đã được quy địng trong chương trình môn học, cấp học.
Đảm bảo tính chính xác, khách quan.
Phù hợp với thời gian kiểm tra.
Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
2. Tiêu chí của đề kiểm tra học kì hay cuối năm học
Nội dung không nằm ngoài chương trình.
Nội dung rải ra trong chương trình học kì, năm học.
Có nhiều câu hỏi trong một đề.
Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng điểm khoảng: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 30 % vận dụng.
Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho câu hỏi đó.
 Bộ GDĐT đang chỉ đạo tập trung kiểm tra đánh giá các cấp độ tư duy sau đây: Các cấp độ của tư duy (nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng, thái độ) gồm:
- Bậc 1: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết một vấn đề, một sự kiện hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện bắt chước được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ tiếp nhận.
Ví dụ: Nhắc lại được định luật, công thức, một sự kiện; làm được so với mẫu nhưng còn nhiều lệch lạc; ...
- Bậc 2: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu một vấn đề, một sự kiện hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện chính xác được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ đúng mực.
Ví dụ: Tìm được một đại lượng liên quan trong một công thức, làm được cơ bản đúng như mẫu nhưng vẫn còn sai sót nhỏ,...
- Bậc 3: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, giải quyết một vấn đề, một sự kiện bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng.
Ví dụ: Giải quyết vấn đề theo các thông số đã cho sẵn, làm được chính xác như mẫu, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau...
- Bậc 4: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng sáng tạo, giải quyết một vấn đề, một sự kiện bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng.
Ví dụ: Giải quyết được vấn đề nhưng phải tìm các thông số, phát hiện được lỗi, và có dấu hiệu vận dụng sáng tạo, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau một cách thành thục, có liên hệ thực tiễn đến các vấn đề của cuộc sống
3. Ví dụ minh họa đề kiểm tra cụ thể
Soạn đề kiểm tra theo các bước:
3.1.Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Xác định “đo” – đánh giá cái gì? nội dung (khái niệm, cơ chế, quá trìnhnào?). So sánh nội dung kiểm tra tương ứng với mục nào trong SGK (bài học). Đọc nội dung SGK để xác định những nội dung sâu hơn, rộng hơn so với yêu cầu của chuẩn KT - KN ?
- Đo đối tượng nào (HS trung bình, khá, giỏi)? 
(Bài kiểm tra áp dụng phù hợp với năng lực tư duy của trên 50% số HS tham gia kiểm tra – mỗi HS có trên 50% cơ hội trả lời đúng câu hỏi).
3.2.Bước 2: 
 Tìm hiểu nội dung trong chuẩn quy định mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng Þ phân tích, thảo luận nhóm để xác định thống nhất mức độ đo (đánh giá). 
 Thảo luận nhóm, sử dụng động từ hành động đo được để xác định mục tiêu kiểm tra, chỉ rõ 3 mức độ khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng HS:
+ Mức chuẩn đối với các đối tượng HS trung bình và HS chưa đạt TB.
+ Mức trên chuẩn đối với HS khá.
+ Mức xuất sắc đối với HS giỏi.
3. 3.Bước 3: Xây dựng ma trận đề
 Hãy viết và so sánh 2 ma trận đề sau đây:
- Ma trận đề 1: Đề kiểm tra kì I lớp 6 cho đối tượng HS khá, giỏi (tổng điểm của ma trận là 300 – nhiều câu hỏi ở mức thông hiểu và vận dụng hơn).
- Ma trận đề 2: Đề kiểm tra kì I lớp 6 cho đối tượng HS trung bình, khá (tổng điểm của ma trận là 200 – nhiều câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu hơn).
Ma trận thiết kế đề kiểm tra 45 phút môn sinh Lớp 6 (HS khá, giỏi)
Thời gian làm bài: 45 phút
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. Mở đầu 
03 tiết 
Những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng
Giải thích vai trò của thực vật đối với tự nhiên và đối với đời sống con người.
20% = 60 điểm
40% = 24 điểm
60% = 36 điểm
2. Tế bào thực vật
02 tiết
Kể được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật
Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của TV
15%= 45 điểm
40% = 18 điểm
60% = 27 điểm
2 câu
1,5 điểm=15% 
3. Rễ 
04 tiÕt
Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm theo cách của HS
các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
30%= 90 điểm
20% = 18 điểm
30% = 27 điểm
50% = 45 điểm
4. Thân
05 tiÕt
- Cấu tạo sơ cấp của thân non.
Nêu được chức năng mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ
Thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng của một số loài).
Phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi hoa).
35%= 105 điểm
20% =21 điểm
40% = 42 điểm
24,76% = 26 điểm
15,24% = 16 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm
100 % =300 điểm
3 câu
63 điểm 21 %
4 câu
123 điểm 41 %
2 câu
53 điểm 17,67%
2 câu
61 điểm 20,33%
Ma trận thiết kế đề kiểm tra 45 phút môn sinh Lớp 6 (HS trung bình, khá)
Thời gian làm bài: 45 phút
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
1. Mở đầu 
03 tiết 
Những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng
Giải thích vai trò của thực vật đối với tự nhiên và đối với đời sống con người.
20% = 40 điểm
37,5% = 15điểm
62,5% = 25 điểm
0 điểm=0%
0 điểm=0% 
2. Tế bào thực vật
02 tiết
Kể được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật
Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của TV
15%= 30 điểm
50% = 15 điểm
50% = 15 điểm
0 điểm=0%
0 điểm=0%
3. Rễ 
04 tiÕt
Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm
30%= 60 điểm
30%= 18 điểm
40%= 24 điểm
30%= 18 điểm
0 điểm=0%
4. Thân
05 tiÕt
Cấu tạo sơ cấp của thân non.
Nêu định nghĩa chồi ngọn, chồi nách (chồi lá, chồi hoa).
Nêu được chức năng mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch 

File đính kèm:

  • docTAI LIEU TAP HUAN SOAN DE KIEM TRA MON SINH 10-11.doc