Sổ tay Sinh viên - Đại học Nha Trang

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Cơ sở đào tạo chính của Trường đặt tại Số 2 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha

Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hoạt động liên kết đào tạo được triển khai tại nhiều địa phương

khác trong cả nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau.

Từ năm 2005, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Trường đào tạo các trình

độ nhiều ngành tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ngày 06/4/2006, Phân hiệu

Kiên Giang của Trường được chính thức thành lập theo Quyết định số 1704/QĐ-BGDĐT

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT VÀ HỌC TẬP

 Giảng đường

Trường có 8 khu giảng đường với tổng diện tích 25.994 m2, đảm bảo dung lượng mỗi

ca học là 5000 sinh viên, gồm 100 phòng học có sức chứa 60200 SV/phòng. Tại mỗi

khu giảng đường các phòng học được trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ đào tạo và

các hội nghị, hội thảo và qua mạng trực tuyến.

 Phòng thí nghiệm và thực hành

Trường có 32 phòng thí nghiệm với diện tích 13.017 m2 thuộc các lĩnh vực Vật lý,

Hóa học, Sinh học thực nghiệm, Công nghệ sinh học, Hóa sinh, Vi sinh, Máy điện hàng

hải, Máy tàu, Công cụ khai thác và kỹ thuật hàng hải, Chế biến thuỷ sản, Công nghệ thực

phẩm, Kỹ thuật lạnh, Môi trường, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật Ô tô - máy kéo. đã được

đầu tư nâng cấp từ nhiều năm nay, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Toàn trường

hiện có khoảng 1.000 máy vi tính phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý, hầu hết máy

tính đã được nối mạng nội bộ và internet. Sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh được

tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học dưới sự

hướng dẫn của CBGD.

Trường có các cơ sở thực hành thực tập tại các Viện, Xưởng, Trạm, Trại, Trung tâm

bên ngoài khuôn viên Trường như Trại thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản; Viện Nghiên

cứu Chế tạo tàu cá và thiết bị tại Nha Trang

pdf49 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ tay Sinh viên - Đại học Nha Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển ngành, chuyển khoa và chuyển trường. 
- Học chương trình thứ hai. 
- Nghỉ học tạm thời, trở lại học tập. 
- Chuyển loại hình đào tạo. 
Đơn vị nào tiếp nhận để đề nghị giải quyết? 
Căn cứ vào quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tế của Nhà trường. 
Phòng Công tác Sinh viên tiếp nhận và thông báo kết quả các đơn yêu cầu của sinh viên. 
Thời gian giải quyết: 02 tuần đầu các học kỳ. 
- Thủ tục: 
+ HSSV làm đơn (theo mẫu trên website của trường) kèm theo bảng điểm có 
xác nhận của Phòng Đào tạo. 
+ HSSV nộp đơn cho Phòng CTSV. 
+ Sau 01 tuần nhận kết quả tại Phòng CTSV. 
Người phụ trách: Chuyên viên Nguyễn Ngọc Đoan. 
6. Xét cảnh báo học tập và buộc thôi học vì học lực thực hiện như thế nào? 
Sau khi kết thúc học kỳ điểm của HSSV đã được cập nhập lên mạng, Phòng CTSV 
tiến hành xét cảnh báo và buộc thôi học theo trình tự: 
- Phòng CTSV kiểm tra, dự kiến danh sách cảnh báo, danh sách buộc thôi học trong 
thời hạn 3 tuần đầu năm học mới. 
- HSSV kiểm tra trong thời gian 10 ngày. 
- Phòng CTSV chốt danh sách trình Hiệu trưởng ra quyết định. 
- Phòng CTSV gửi quyết định về gia đình HSSV. 
- Phòng CTSV gửi Công an PA83, Công an Tp. Nha Trang, công an 4 phường 
(Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà) đối với sinh viên buộc thôi học. 
Ghi chú: Những HSSV bị buộc thôi học do học lực nếu có nguyện vọng muốn tiếp tục 
học ở các trình độ thấp hơn hoặc các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng phải 
làm đơn có ý kiến của Trưởng khoa gửi về Phòng CTSV để được xem xét cho học lại. 
Người phụ trách: Chuyên viên Nguyễn Ngọc Đoan. 
7. Đối tượng nào được hưởng chế độ chính sách? Thủ tục làm như thế nào? 
a. Đối tượng được miễn học phí 
* Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo 
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 
29/6/2005 (chi tiết xem trong Thông tư 29) 
* Có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện 
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xác định xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các 
 26
xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành (chi tiết xem 
trong Thông tư) 
* Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn 
về kinh tế (chi tiết xem trong Thông tư) 
* Hệ cử tuyển (chi tiết xem trong Thông tư) 
* Là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu 
nhập của hộ nghèo. Việc xác định hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ 
nghèo áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao 
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn 
theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín 
dụng đối với học sinh, sinh viên. 
b. Đối tượng được giảm học phí 
Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: 
Là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc 
bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. 
c. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập 
Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học 
phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập. 
* Trình tự, thủ tục và hồ sơ: 
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, học sinh, sinh viên phải làm đơn đề 
nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (mẫu đơn theo phụ lục III) có xác nhận của các 
cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập gửi phòng lao động - thương 
binh và xã hội cấp huyện kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau (xem 
chi tiết trong Thông tư) 
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xác nhận 
cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, 
giảm học phí (theo mẫu phụ lục III) trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ đối với học 
sinh, sinh viên đang học (đối với những học sinh, sinh viên mới nhập học thì thực hiện xác 
nhận trong vòng 07 ngày kể từ khi nhập học) để học sinh, sinh viên nộp về phòng lao động - 
thương binh và xã hội cấp huyện làm căn cứ chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí. 
* Phương thức chi trả: 
- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện 
chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên có con đang 
học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập. Chậm nhất trong 
vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, 
giảm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, phòng lao động - thương binh và xã hội 
có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học 
theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng lao động - thương binh và xã hội 
 27
có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi 
nhận được đầy đủ hồ sơ). 
- Tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí được cấp như sau: 
Đối với học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo 
dục đại học công lập: cấp 10 tháng/năm theo kỳ hạn như sau: Lần 1 cấp vào tháng 9 hoặc 
tháng 10 hàng năm; Lần 2 cấp vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. 
Trường hợp gia đình học sinh, sinh viên chưa nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí 
theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo. 
Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở 
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo 
để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh 
viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật theo xác nhận của cơ sở giáo dục 
nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp 
tục thực hiện chi trả. 
d. Hướng dẫn sinh viên nhận tiền miễn giảm học phí 
Bước 1 : Sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí làm giấy xác nhận miễn 
giảm học phí nộp cho Phòng CTSV (chuyên viên Trần Thị Nhâm) theo tập thể chi hội. 
(SV lấy mẫu trên  trong vòng 30 ngày đầu học kỳ. 
Bước 2 : Phòng CTSV kiểm tra và ký xác nhận vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm 
học phí (trong vòng 2 ngày). 
Bước 3 : Sinh viên nhận mẫu đơn kèm theo biên lai đóng học phí gửi về địa phương 
để nhận tiền miễn giảm tại Phòng LĐ-TB&XH (Nếu SV bị mất biên lai thì làm giấy xác 
nhận tiền học phí nộp tại phòng Kế hoạch tài chính). 
Ghi chú: 
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, Quy định 
về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ 
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 
2014 - 2015. 
Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 15/11/2010 của 
Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị 
định 49/2010 ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi 
phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo 
dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. 
Nội dung chi tiết của Nghị định và Thông tư trên xem tại website: 
Người phụ trách: Chuyên viên Trần Thị Nhâm. 
 28
8. Học bổng đối với SV được Nhà trường cấp phát như thế nào? 
a. Đối với học bổng khuyến khích học tập 
* Đối tượng được xét, cấp học bổng 
 Học sinh, sinh viên đang học trong các đại học, học viện, trường đại học, trường 
cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hệ giáo dục chính quy công lập và các trường 
đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hệ giáo dục chính quy ngoài 
công lập. 
Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, học sinh, sinh viên 
thuộc diện trợ cấp xã hội và học sinh, sinh viên diện chính sách ưu đãi theo quy định 
hiện hành nếu đạt kết quả học tập, rèn luyện vào diện được xét, cấp học bổng tại 
Quyết định này thì được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như những học 
sinh, sinh viên khác. 
* Tiêu chuẩn và mức xét, cấp học bổng khuyến khích học tập 
Học sinh, sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ 
luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp học bổng 
khuyến khích học tập trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường theo 
các mức sau: 
a) Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên 
và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức 
trần học phí hiện hành của ngành nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng tại trường do 
Hiệu trưởng quy định. Riêng các trường ngoài công lập mức học bổng tối thiểu do Hiệu 
trưởng nhà trường quy định. 
Đối với những ngành nghề đào tạo không thu học phí thì áp dụng theo mức trần 
học phí được Nhà nước cấp bù cho nhóm ngành đào tạo của trường. 
b) Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên 
và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng cao hơn loại khá và do Hiệu 
trưởng qui định. 
c) Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và 
điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng cao hơn loại giỏi và do Hiệu trưởng qui định. 
Điểm trung bình chung học tập được xác định theo qui định hiện hành của Quy 
chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp 
hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (chỉ được lấy điểm thi, kiểm tra hết 
môn học lần thứ nhất, trong đó không có điểm thi dưới 5,0 hoặc kiểm tra hết môn học 
không đạt). Kết quả rèn luyện được xác định theo qui định của Quy chế đánh giá kết quả 
rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
d) Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng 
trong năm học. 
 29
* Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học tập 
a) Hiệu trưởng căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích học tập xác định số lượng 
suất học bổng khuyến kh

File đính kèm:

  • pdfSotay SV2013- ĐH Nha Trang HN.pdf