SKKN Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18-24 tháng

I. Lý do chọn đề tài:

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện.

Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18-24 tháng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vận động, phối kết hợp với gia đình 
Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ
- Vận động phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, nhữnh bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp. đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt
Tôi trao đổi với phụ huynh thông qua các hình thức
+ Qua giờ đón trả trẻ.
+ Trong các hội nghị cha mẹ học sinh.
+ Các thông tin trên bảng tuyên truyền 
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ
Trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ... vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc... Vì tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng.
Ví dụ: 
Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóc hờn, cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyện hoặc hát cho trẻ nghe rồi kể chuyện, cùng trẻ chơi với các đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà. Rồi những buổi đầu trẻ ăn cơm, ngủ tại trường với trẻ điều gì cũng mới mẻ cô ân cần dỗ dành, động viên khuyến khích bón từng thìa cơm, ru trẻ vào giấc ngủ. Dần dần trẻ đã quen khi đến giờ ăn cô hướng dẫn trẻ tự ngồi vào bàn ăn, tập cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi.
Phần IV
Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
 1. Kết quả đạt được
 Qua một năm học tôi kiên kiên trì thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học, có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn, cụ thể:
 - Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết cảm ơn xin lỗi.
 - Đặc biệt các cháu về nhà đã biết tự mình làm một số việc tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự cất đồ chơi biết đọc thơ, hát bi bô cho ông bà, bố mẹ nghe. Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp . Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn.
- Các cháu có nề nếp thói quen tự phục vụ nên tôi thực hiện nhiện vụ chăm sóc giáo dục một cách dễ dàng
Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 
Bảng so sánh kết quả việc áp dụng một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ:
Tổng số trẻ
Thói
quen nề nếp đi
học đều
Thói
quen nề nếp chào hỏi
Thói
quen cất đồ dùng đồ chơi
Thói
quen nề nếp - giờ ăn
Thói quen nề nếp - giờ ngủ
Thói quen nề nếp - giờ vui chơi
Thói quen nề nếp học tập
Thói
quen nề nếp vệ sinh
 8
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuốinăm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
4/8
8/8
3/8
7/8
1/8
7/8
2/8
7/8
1/8
8/8
2/8
7/8
1/8
8/8
1/8
8/8
Tuy kết quả đạt được chưa cao. Nhưng đó là điều rất phấn khởi là niềm động viên, khích lệ tôi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo
2. Bài học kinh nghiệm:
 Với các hình thức tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được kết quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả tốt 
 - Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
 - Bản thân giáo viên luôn là tấm gương tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động: Lời ăn, tiếng nói, việc làm
 - Cô yêu nghề mến trẻ tận tâm với công việc của mình. Luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức để dạy trẻ phù hợp và đạt kết quả cao
 - Rèn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt, không phân biệt giữa các trẻ
 - Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì trẻ làm được và chưa làm được để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất
 - Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ và có hành vi văn hoá
Phần V 
kết luận
Bác Hồ kính yêu đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.
Là một giáo viên mầm non phải cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên “Người mẹ thứ hai” của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ 
Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành học mầm non theo định hướng đổi mới hình thức tổ chức. Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng trong năm học 2009 - 2010.
Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất mong được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 18 - 24 tháng tuổi nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!	 
Phương Thông, ngày 30 tháng 04 năm 2010 Xác nhận của Ban giám hiệu
Người viết Hiệu trưởng
 Hoàng Thị Huệ
 Đặng Thị Thu
rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu 
cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi
Phần i
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện.
Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, 
thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, trẻ đang còn rất bé, dễ bị tổn thương về tâm lý vì lứa tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình... nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động ... có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể.
Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ... đến với cô giáo và các bạn.
Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung.
Vì giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_ren_luyen_ne_nep_thoi_quen_ban_dau_cho.doc