Đề tài Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan”.

(Hồ Chí Minh)

Thật đúng với lời nói của Bác: trẻ em biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Xong theo tôi như thế vẫn chưa đủ, vì con người phát triển toàn diện phải đủ các yếu tố “Đức, trí, lao, thể, mĩ”. Một trong những đức tính của một con người phát triển toàn diện phải có lòng nhân ái. Muốn xây dựng long nhân ái cho một con người phải bắt đầu từ tuổi mầm non, trường mầm non là chiếc nôi đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới, là môi trường thuận lợi nhất để trẻ phát triển. Không ai khác các cô giáo mầm non hàng ngày chăm sóc dạy dỗ trẻ, là người hình thành cho trẻ long nhân ái ở mọi khía cạnh và mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quà bánh cho em để được “làm anh”.
* Nguyên nhân: Giáo viên chưa khắc sâu cho trẻ muốn “làm anh” phải người lớn cơ”. Không chỉ trong phạm vi hạn hẹp là nhường nhịn yêu thương em gái của mình mà còn phải yêu thương nhường nhịn với các em bé khác.
3. Kết quả
- Theo phiếu điều tra cho thấy rằng trẻ hứng thú trong các giờ hoạt động cô cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. Xong mức độ trẻ hiểu thấu đáo vấn đề về lòng nhân ái là chưa đủ. Trẻ mới chỉ hiểu được trong phạm vi hạn hẹp.
=>Tóm lại: Qua thực trạng trên tôi thấy rằng biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng là chưa tốt. Mà lòng nhân ái lại là một đức tính tốt đẹp của con người. Vì vậy, cần giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là vô cùng quan trọng trong hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI THÔNG QUA LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC.
I. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ THÔNG QUA VIỆC LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Các tác phẩm văn học vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính giáo dục
2. Ngoài yếu tố nghệ thuật các tác phẩm văn học còn là yếu tố hình thành lòng nhân ái cho trẻ
3. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ phải thấy đó là sự vui thích, tự nguyện tham gia cùng cô
4. Tính hồn nhiên trẻ thể hiện ở lời nói, điệu bộ, cử chỉ của trẻ
5.Chú ý không bắt trẻ phải học tập theo nhân vật mà để trẻ tự rút ra bài học cho mình.
II.CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khêu gợi hứng thú lòng ham mê đối với tác phẩm
- Thực hiện nhiệm vụ hứng thú tích cực hoạt động bao nhiêu thì trẻ sẽ tiếp thu kiến thức tích lũy bấy nhiêu. Chính vì vậy người giáo viên phải tìm mọi biện pháp, mọi hình thức dạy học sao cho phù hợp với năng lực nhận thức của trẻ. Đặc biệt là gây hứng thú bất ngờ, nhằm khêu gợi lòng ham mê của trẻ đối với những tác phẩm văn học.
- Đối với trẻ mầm non thông qua việc đọc, kể tác phẩm, các phương pháp truyền kể diễn cảm, đàm thoại, các đồ dùng trực quan để dạy trẻ chủ yếu là tranh ảnh. Vì thế đòi hỏi tranh ảnh kích thích phải phù hợp hài hòa, phong phú chủng loại cho thật ngộ nghĩnh, hấp dẫn của từng nhân vật nhất là phải gần gũi với trẻ. Vì vậy với bàn tay khéo léo của mình, tôi đã làm đầy đủ như tranh nổi, rối tay, rối dẹt, các loại mũ trang phục, mô hình, sa bàn, sân khấu,
- Nếu 1 tiết dạy từ đầu đến cuối chỉ dung tranh thì không gây được sự chứ ý và hứng thú của trẻ mà có thể thay đổi nhiều hình thức khác nhau.
- Ví dụ: truyện “Đôi bạn tốt”
Lần 1: Kể bằng tranh
Lần 2: Bằng rối dẹt, củng cố tiết học bằng rối tay. Chính những lần thay đổi đồ dùng trực quan, thay đổi hình thức dạy đã gây hứng thú cho trẻ khi tham gia làm quen với tác phẩm văn học.
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng, cô còn phải biết lồng ghép tích hợp vào các môn học khác một cách có khoa học vào trong quá trình làm quen với tác phẩm văn học.
Trước khi chưa thực chiện chuyên đề 1 tiết thơ thường đọc cho trẻ nghe, đàm thoại nội dung, rồi cho trẻ đọc theo tổ nhóm cá nhân, và cuối tiết học cho trẻ đọc lại lần nữa. Với cách truyền thụ mang tính chất áp đặt đã làm cho trẻ mất đi mọi hứng thú vì thế kết quả đạt được ở trẻ còn có các nội dung chưa khắc sâu được là bao.
Ngày nay sau khi thực hiện chuyên đề giáo dục mầm non mới bản thân tôi cố gắng tìm tòi, sáng tạo, lồng ghép các hình thức, các bộ môn, các tiết học làm quen với văn học. Lấy trẻ làm trung tâm. Cô giáo là người dẫn dắt gợi mở, chính vì thế trẻ hứng thú học tập, nội dung giáo dục được khắc sâu và thu hút trẻ hơn.
- Ví dụ bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Ổn định cho trẻ hát bài “Cháu đi học ở trường mầm non” trẻ vừa hát vừa làm động tác minh họa. Tôi đặt câu hỏi để dẫn dắt vào:
+ Các con đến trường có vui không? Vì sao?
+ Ở lớp cô thường dạy các con những điều gì?
+ Các con có những tình cảm gì với cô giáo của mình?(Nhiều trẻ kể)
Cô nói với trẻ: Cô giáo như mẹ hiền, cô dạy dỗ, nâng niu, chăm sóc và dành nhiều tình cảm cho các con. Với những tình cảm đó, chú Đinh Hải đã khắc họa trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
Trong quá trình dạy tôi lồng những bài hát như: “Cô và mẹ”, “Cô giáo” để lôi cuốn thu hút trẻ.
Cuối giờ cô và trẻ hát,vận động minh hoạ theo nội dung bài thơ. Với hình thức lồng ghép giáo dục. Vì thế tiết học đã thực sự thu hút trẻ vào hoạt động một cách tự nhiên thoải mái nhưng lại có kết quả cao.
- Ví dụ truyện “Tích Chu”
Ổn định cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà” vừa hát vừa làm động tác minh họa, đặt câu hỏi dẫn dắt vào câu chuyện.
+ Bạn nhỏ trong bài hát yêu bà của mình như thế nào?
+ Bạn ấy đã làm được điều gì để bà vui lòng?
+ Các con có tình cảm yêu quý bà của mình như thế nào?
+ Để bà vui lòng các con đã làm gì?
Cô nói với trẻ: Thế mà có một bạn nhỏ được bà yêu quý luôn dành những tình cảm quan tâm, chăm sóc, có gì ăn ngon bà cũng nhường cho cháu.
Vì kham khổ quá mà bà bị ốm nặng, bạn nhỏ mải chơi không quan tâm chăm sóc bà, bà khát nước quá đã biến thành chim bay đi kiếm nước uống. Lúc này bạn nhỏ đã ân hận và chạy đuổi theo chim và gọi bà. Sau đó một bà Tiên xuất hiện giúp đỡ, mach cho chỗ lấy nước ở suối Tiên cho bà uống. Cậu bé đã không quản ngại đường xá xa xôi, gian khổ đi lấy được nước suối Tiên cho chim uống và bà đã trở lại thành người. Từ đó hai bà cháu sống rất thương yêu nhau.
Tình cảm của hai bà cháu đã được khắc họa trong câu chuyện Tích Chu cô sẽ kể sau đây. Với phần giới thiệu này trẻ rất hứng thú muốn nghe và nội dung giáo dục cũng được khắc sâu.
2. Sử dụng tình huống nghệ thuật để khắc sau lòng nhân ái cho trẻ
- Khi đã hứng thú say mê với tác phẩm văn học thì giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua những tác phẩm văn học, trẻ cảm nhận được nội dung giáo dục của nó một cách sâu sắc và đầy đủ, tấ cả các tác phẩm văn học đều có tính giáo dục cao trong quá trình dạy cô giáo đã làm nổi bật nội dung giáo dục của tác phẩm đó. Nhưng chọn thế nào, nội dung gì để iáo dục lòng nhân ái theo tôi mới là khó. Chính những cái khó đó là những hình tượng có giá trị cao.
- Ví dụ truyện “Ba cô Tiên”
Thông qua truyện Ba cô Tiên với tấm lòng hiếu thảo thương yêu bố mẹ đã già phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm việc quần quật suốt ngày. Với hình ảnh cậu bé, bé tí chỉ bằng ngón tay cái của mọi người. Trong câu truyện là một nhân vật có tấm lòng hiếu thảo với bố mẹ đã đảm nhận một công việc nặng nề thay cho bố mẹ đi chăn trâu thuê cho địa chủ, mặc dù bố mẹ không muốn cho cậu bé đi làm vì thương cầu bé bé quá không đủ sức khỏe để làm. Nhưng với sự cương quyết cảu cậu bé bố mẹ cậu đã phải đồng ý. Cậu bé được ba cô Tiên mời ăn bánh kẹo, cậu bé cũng không ăn và bỏ vào túi để mang về cho bố mẹ. Thấu hiểu được tình thương yêu và lòng hiếu thảo của cậu bé với chao mẹ ba cô Tiên đã giúp đỡ cậu bé và gia đình thoát khỏi nghèo khổ. Lòng nhân ái trong câu truyện Ba cô Tiên mà tôi đã khai thác giáo dục trẻ đó là sự cần mẫn chăm chỉ của cậu bé. Tình thương yêu và sự hiếu thảo với bố mẹ đã gặp những điều may mắn tốt đẹp được mọi người thương yêu giúp đỡ qua hình ảnh Ba cô Tiên.
- Ví dụ truyện: “ Đôi bạn tốt”
Qua câu truyện Đôi bạn tốt giáo dục cho trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn befkhi gặp khó khăn hoạn nạn thông qua tình tiết chân vịt có màng dẫm dí đất, gà không bới giun được đã đuổi vịt đi và đối lập lại với hành động của gà, thì khi gà bị cáo đuổi vịt lại cứu gà thoát chết. Sau đó gà tỏ ra ân hận vì việc mình đã làm với vịt. Rồi sau đó hai bạn chơi với nhau rất than thiết. Câu truyện giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình đoàn kết, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn hoạn nạn.
- Ví dụ bài thơ: “Bác Hồ của em”
Thông qua bài thơ cung cấp cho trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc, lúc còn sống tuy bận trăm công nghìn việc Bác luôn dành những tình cảm yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với mọi tầng lớp đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Từ đó giáo dục trẻ lòng kính yêu về Bác mà hàng ngày trẻ được nghe, được biết, giáo dục thông qua cô giáo, người lớn và thông tin đại chúng.
Những hình ảnh đáng quý của Bác mà tôi khai thác trong bài thơ để giáo dục trẻ đó là: Một vị lãnh tụ thiên tài đã tìm đường cứu nước mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Phẩm chất đạo đức ấy mãi là tấm gương cho mọ thế hệ, không chỉ có vậy mà Bác còn dành tình cảm quan tâm đến hết thảy mọi người nhất là quan tâm tới các cháu thiếu niên nhi đồng. Những hình ảnh cao đẹp của Bác sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Qua những bài hát, bài thơ, câu truyện và đặc biệt là 5 điều Bác dạy đã được tác giả Phan Thị Thanh Nhàn khắc họa trong bài thơ.
3. Tận dụng các tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
- Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học không có nghĩa chỉ giáo dục ngay trên tiết học mà phải biết vận dụng các tác phẩm văn học ở mọi lúc, mọi nơi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
+ Vào lúc đón và trả trẻ tôi thường cho trẻ làm quen một số tác phẩm ngoài chương trinhf hoặc cho trẻ kể lại, đọc lại các bài thơ câu truyện mà trẻ đã được học, hoặc tôi đặt ra các câu hỏi để kiểm tra kiến thức, hình thức này sử dụng cho cá nhân hoặc nhóm, mục đích này đánh giá trẻ sát hơn.
+ Hoạt động ngoài trời: đây là môi trường thuận tiện cho việc đưa những tác phẩm văn học vào giáo dục trẻ. Tôi đã đưa ra một số tác phẩm liên quan đến hoạt động để trẻ làm quen.
Ví dụ: tham quan vườn thiên nhiên
Cho trẻ đọc thơ “Hoa kết trái – Em yêu cây xanh”
Ngoài kiến thức trẻ được học trên tiết học, cô cho trẻ gọi tên các loại cây, loại hoa, cho trẻ biết ích lợi của cây đối với đời sống con người. Từ đó giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây cối, tức là chúng ta đã giáo dục cho trẻ lòng yêu thương cỏ cây hoa lá.
+ Hoạt động góc: Là nơi để ôn lại những bài thơ câu truyện mà trẻ đã được học. Không những thế mà ở hoạt động góc trẻ còn biết thể hiện tài năng nghệ thuật qua tác phẩm văn học.
Ví dụ: đọc thơ, kể truyện. đóng kịch,
Hoạt động góc là môi trường tốt nhất cho trẻ ôn luyện hình thành năng khiếu văn học, 

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_giao_duc_long_nhan_ai_cho_tre_mau_gi.doc