SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Muốn đạt được mục tiêu này không còn con đường nào khác là nâng cao chất luợng dạy học đây là một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra trong mỗi nhà trường. Để dạt được mục tiêu đó chúng ta cần phải chăm sóc thế hệ trẻ ngay từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi những cán bộ quản lý và giáo viên phải không ngừng cải tiến về hình thức, đổi mới về quản lí, phương pháp dạy học để khuyến khích học sinh say mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới, con người mới.
học 2015 – 2016. Trên cơ sở đó cụ thể hoá kế hoạch hoạt động dạy và học tại trường. Năm học 2015 – 2016, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”. Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Năm học với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”và tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao ở trường Tiểu học. Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành tựu của nền giáo dục, cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của thầy, cô giáo. Thầy cô giáo giảng bài phải bằng trái tim và trí tuệ của mình. Sự trân trọng đối với nghề, đức hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh cao đẹp của nhà giáo Phối kết hợp với Phụ huynh HS thực hiện việc trang trí trường lớp phù hợp với đặc điểm học sinh Tiểu học theo tiêu chí "thân thiện, yêu thương". 4.1.2. Đối với học sinh. Nhà trường tuyên truyền trước HS những nội dung cơ bản để HS hiểu rõ: - Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực thi ở trường, ở lớp theo kế hoạch chỉ đạo chi tiết về nội dung cho học sinh Tiểu học. - Học sinh hiểu về nội dung cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Cụ thể, đối với học sinh Tiểu học cần nắm được: Không nhìn bài nhau, không nhìn tài liệu và quay cóp trong các lần kiểm tra. - Giúp học sinh tự tin làm bài theo khả năng học tập của mình. Nhằm thể hiện kết quả thực chất của bản thân. Trên cơ sở đó, qua kết quả mỗi lần kiểm tra, học sinh tự rút ra bài học kinh nghiệm để học và tiến bộ trong thời gian tới. Có được như vậy mới giúp cho giáo viên chủ nhiệm điều chỉnh kế hoạch dạy học. - Giáo dục đạo đức HS theo 5 điều Bác Hồ dạy, xây dựng nề nếp, nội quy, quy định, giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS. Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các môn học và hoạt động giáo dục. 4.2. Các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 4.2.1. Chỉ đạo GV thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự học thường xuyên để nâng cao trình độ theo nội dung kế hoạch bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch thực hiện theo lộ trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Tiểu học thông qua nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân, lựa chọn nội dung tự bồi dưỡng phù hợp (trong 13 tiêu chí - 45 modun). Đảm bảo mỗi GV phải thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm, cụ thể: - Nội dung 1: khoảng 30 tiết (nắm bắt các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển, chương trình SGK, kiến thức các môn học... theo quy định của BGD&ĐT). - Nội dung 2: Khoảng 30 tiết (nắm bắt các nội dung chỉ đạo theo hướng dẫn của SGD&ĐT). - Nội dung 3: Khoảng 60 tiết (Bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV). Mỗi GV lựa chọn 4 mođun để xây dựng KH tự BD đảm bảo 60 tiết trong năm. 4.2.2. Chỉ đạo Tổ - khối trưởng quản lí tổ - khối và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về hoạt động chuyên môn có liên quan; giúp Ban giám hiệu lập kế hoạch tổ chức việc dạy và học bộ môn. Dự kiến phân công giáo viên giảng dạy. Tham gia ra đề kiểm tra. Xác nhận tiết dạy dư của các thành viên trong tổ - khối. Dự giờ, đánh giá tiết dạy của giáo viên, đề xuất tổ chức các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối năm học. Ban giám hiệu trường phải làm tốt công tác tổ chức, phân công bổ nhiệm tổ - khối trưởng chuyên môn có uy tín, có năng lực tổ chức, điều hành, quản lý và có chuyên môn tốt. Hàng năm, tổ - khối trưởng phải nắm được quá trình soạn giảng, thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác; đồng thời tổng hợp báo cáo về Ban giám hiệu tình hình thực hiện chương trình và các quy định về chuyên môn mà tổ - khối mình quản lý. GV tích cực học tập, dự giờ thăm lớp, học tập chuyên môn. BGH, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp để kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình SGK, phương pháp dạy học, việc nắm kiến thức của từng giáo viên và của từng lớp nhằm tăng cường đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học, đẩy mạnh hình thức dạy thực hành giúp đỡ GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 4.2.3. Chỉ đạo GV thực hiện tốt nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức dự giờ và thông qua thao giảng, hội giảng và chuyên đề được tổ chức trong trường, cụm trường. Tăng cường đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn đi sâu vào trao đổi thảo luận theo hình thức sinh hoạt chuyên đề 4 lần/tháng những vấn đề khó, mới, vướng mắc... để cùng thống nhất thực hiện. - Tuần 1 dùng để đánh giá những hoạt động chuyên môn của tháng trước và triển khai các hoạt động của tháng này. - Tuần 2- 3 của tháng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hình thức hội thảo một vấn đề chuyên môn khó, mới theo kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuyên môn khác ... VD: Nghiên cứu các nhiệm vụ trọng tâm năm học, áp dụng tại tổ chuyên môn. - Nghiên cứu nội dung chương trình, điều chỉnh chương trình... - Dạy thực hành đổi mới phương pháp (bám sát chuẩn KTKN, thoát li SGK...) - Dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức; giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục biển đảovào môn học... - Giảng dạy theo hướng phân loại đối tượng học sinh từng buổi học. - Cập nhật số liệu, bàn biện pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng ở buổi dạy thứ 2. - Xây dựng chương trình buổi 2. Phương pháp dạy buổi thứ 2 đạt hiệu quả. - Cách đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 30/2014/BGD&ĐT. - Nghiên cứu phương pháp dạy lớp 1 chương trình CNGD... - Nội dung giảng dạy các vấn đề của địa phương (Lịch sử - Địa lý - Đạo đức ...). - Tham khảo phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, tìm hiểu mô hình trường Tiêu học mới( VNEN). - Cập nhật các vấn đề khác thuộc lĩnh vực chuyên môn trong năm học. - Tuần 4: dành cho nội dung Bồi dưỡng thường xuyên (GV thực hiện báo cáo các nội dung đã đăng ký tự học tại tổ). 4.2.4. Chỉ đạo GV học tập áp dụng có chất lượng các chuyên đề cấp huyện, cấp trường. 4.2.5. Duy trì đội ngũ GV cốt cán các bộ môn trong nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng GV. Đội ngũ cốt cán sẽ vừa là nhân tố chính trong chuyên môn của môn học đó vừa phụ trách các đội tuyển dự thi của học sinh. 4.2.6. Tổ chức Hội thi, Hội giảng GV dạy giỏi cấp trường. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng GV dự thi GVG cấp huyện theo lịch của PGD. 4.2.7. Chỉ đạo GV tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp khắc phục và phòng chống phát âm lệch chuẩn l-n, đề rõ thời gian sẽ khắc phục được và thực hiện nghiêm túc trong giao tiếp. GV có trách nhiệm kết hợp cùng rèn cho HS. Tổ chức cho giáo viên viết bản tự kiểm điểm, đánh giá, sơ kết sau mỗi kì học. 4.2.8. Chỉ đạo công tác viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm được phát động hàng năm vào đầu năm học. Đây được xem như một cuộc sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho mỗi giáo viên được trình bày quan điểm của mình. Ban giám hiệu phải là người phải gương mẫu thực hiện và thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài giảng dạy và giáo dục, viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Đồng thời mỗi dịp trình bày, thảo luận sáng kiến cũng là một cơ hội để học hỏi, trao đổi, nâng cao hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn. 4.2.9. Thực hiện đánh giá giáo viên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học ban hành theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/5/2007 của BGD&ĐT. Giáo viên tự đánh giá và phấn đấu theo chuẩn, rèn đạo đức và nhân cách. 4.3. Các biện pháp về quản lý việc thực hiện chương trình Chương trình dạy học là Pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Người quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học theo hướng yêu cầu, nội dung của chương trình dạy học. Ban giám hiệu chỉ đạo GV thực hiện chương trình theo hướng giao quyền cho giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của lớp, của trường trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học theo hướng dẫn tại công văn số 896/Bộ GD&ĐT- GDTH ngày 13/2/2006 về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT; công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH, ngày 01/9/2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 của BGD&ĐT, các tài liệu dạy học theo vùng miền, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng môn, từng khối lớp thông qua kế hoạch dạy học của giáo viên. Chỉ đạo GV nghiên cứu kĩ chương trình, chuẩn KTKN, bám sát hướng dẫn 1047/SGD&ĐT Hải Dương để có nội dung điều chỉnh ngay từ đầu năm, trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Từ đó, phát hiện những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa. Hướng dẫn tổ trưởng, khối trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tế nhà trường. Giao cho GV quyền chủ động trong việc thực hiện linh hoạt nội dung chương trình đảm bảo nguyên tắc: những nội dung quá dài, khó, nội dung có tính chất trùng lặp đều được lược bỏ hoặc thay thế một cách hợp lý. Những nội dung thay thế nhà trường yêu cầu tổ chuyên môn cùng họp và thống nhất để tìm phương án tối ưu, trên cơ sở thống nhất GVCN lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình và thực hiện. Ngoài nhiệm vụ của khối trưởng, tổ trưởng, người quản lý chuyên môn cũng phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình ở trường Tiểu học (việc làm này thường xuyên và liên tục) nhằm tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình – không cắt xén, có như vậy học sinh mới được học hết chương trình theo quy định. Học sinh mới lĩnh hội được kiến thức v
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_o_truong.doc