SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hình thành và ghi nhớ bảng chia

Chương trình Toán ở Tiểu học xoay quanh các mảng kiến thức đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5 là: số học, đại lượng và đo đại lượng, hình học và giải toán có lời văn. Các nội dung này được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: là giai đoạn học tập cơ bản của học sinh lớp 1, 2, 3. Đây là giai đoạn nhận biết khái niệm ban đầu ở dạng cụ thể, riêng lẻ thường có sự hỗ trợ của vật thật, tranh ảnh

 

doc13 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hình thành và ghi nhớ bảng chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 ô vuông, vậy số phần là 2. 
3. Dạy các bảng chia theo quy trình và chú trọng bước học thuộc lòng 
Khi dạy các bài bảng chia, theo tôi phải làm sao dạy cho học sinh theo một quy trình cố định. GV phải giúp cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, rồi tổ chức cho các em học thuộc lòng với các mức độ, hình thức khác nhau. Sau đó cho các em luyện tập, thực hành để khắc sâu bảng chia hơn. Sau đây tôi xin đưa ra các bước dạy cụ thể phần Dạy học bài mới của bài Bảng chia 2: 
BẢNG CHIA 2
Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài Bảng chia 2. 
* Lập bảng chia 2 và học thuộc: 
- Yêu cầu cả lớp lấy trong bộ đồ dùng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. (HS thao tác) 
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (như SGK). (HS quan sát) 
- Hỏi: Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Vì sao em biết? (8 chấm tròn vì 2 được lấy 4 lần, em lấy 2 x 4 = 8) 
- Ghi phép nhân lên bảng, gọi HS đọc. (Đọc) 
- Hỏi: Có 8 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn ta được 
mấy tấm bìa? (4 tấm bìa) 
- Hãy viết phép chia vào bảng con? (8 : 2 = 4) 
- Gọi HS đọc phép chia vừa viết được. (tám chia hai bằng bốn) 
- Ghi bảng, gọi HS đọc lại. (tám chia hai bằng bốn) 
- Đính bảng chia 2, vừa chỉ vừa nói: 8 : 2 = 4 là một phép tính trong bảng chia 2. (quan sát) 
- Đính bảng nhân 2 nói: Các em hãy dựa vào bảng nhân 2 để lập bảng chia 2, mình cùng nhau lập 3 phép tính đầu nhé. (quan sát) 
- Gọi HS nêu phép chia 2 : 2 = (nêu 2 x 1 = 2 Vậy 2 : 2 = 1) 
- Gọi HS nêu phép chia 4 : 2 = (nêu 2 x 2 = 4 Vậy 4 : 2 = 2) 
- Gọi HS nêu phép chia 6 : 2 = (nêu 2 x 3= 6 Vậy 6 : 2 = 3) 
- Chúng mình vừa lập được 4 phép tính đầu, bây giờ mình tiếp tục lập các phép tính còn lại, mời các em mở sách cùng thực hiện (2 phút). 
- Gọi HS nêu kết quả phép tính theo thứ tự, viết kết quả vào bảng chia. (HS nêu) 
- Yêu cầu HS quan sát bảng chia 2, nêu nhận xét. (HS nêu nhận xét) 
- Yêu cầu HS đọc thầm bảng chia 2. (Đọc thầm) 
- Yêu cầu HS đọc lại cả bảng chia nhiều lần. (Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh) 
- Yêu cầu HS đọc ngược từ dưới lên. (Đọc ngược) 
- Che bớt vài số trong bảng chia 2, gọi HS đọc. (Đọc) 
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp. (Đọc) 
- GV nêu: Nếu quên kết quả thì các em hãy dựa vào phép nhân để nhớ lại. (Lắng nghe) 
=> Chuyển ý: Bây giờ các em hãy vận dụng để làm tính và giải toán, chúng ta cùng chuyển sang luyện tập. (Lắng nghe) 
* Luyện tập 
+ Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu (Tính nhẩm) 
- Yêu cầu HS làm vào sách giáo khoa – 2 phút. (Viết vào sách) 
- Gọi HS nêu kết quả. (HS nêu: 6 : 2 = 3; 4 : 2 = 3; : 10 : 2 = 5; ) 
=> Câu chuyển: Vậy là mình vừa được củng cố lại bảng chia 2, nhưng các phép tính không theo thứ tự. Bây giờ, chúng ta hãy vận dụng để giải toán nhé! Mình chuyển qua bài tập 2. 
+ Bài tập 2: Bài toán 
- Gọi HS đọc đề bài toán. (Đọc)
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn) 
- Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo) 
- Giải thích cho HS hiểu từ “chia đều” trong bài toán. (Lắng nghe) 
- Hãy giải bài toán vào vở thời gian 3 phút (1 HS giải bảng phụ) (Làm bài) 
- Yêu cầu HS đính bảng phụ sửa bài. (Đính, đọc bài giải) 
- Nhận xét, chốt lại, tuyên dương. (Lắng nghe) 
- Em nào có lời giải khác với bạn? (HS nêu) 
- GV chốt lại: Khi viết câu lời giải, chúng ta cần viết đủ ý, tròn câu. 
- Khi gặp những bài toán có từ “chia đều” thường mình sẽ giải bằng phép tính chia. 
+ Bài tập 3: Khuyến khích em nào còn thời gian nên làm. 
3.1. Quy trình lập các bảng chia
- Giới thiệu đồ dùng trực quan
- Nêu đề toán để xuất hiện phép nhân
- Nêu bài toán để dẫn dắt ra phép chia
- Tìm kết quả của phép chia
- Lập bảng chia
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 3
(1) Trước tiên tôi đưa ra một vài ví dụ để nhấn mạnh mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia từ đó tìm được kết quả của phép chia.
- Đầu tiên tôi đưa ra 1 thẻ gồm 3 chấm tròn
Câu hỏi 1: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, 1 tấm bìa có mấy chấm tròn? Học sinh nêu: 3 chấm tròn.
- Đưa bài toán: Có 3 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính đi tìm số tấm bìa. Học sinh nêu 3 : 3 = .
Câu hỏi 2: Dựa vào đâu em tìm được kết quả phép tính 3 : 3 ?
- Giáo viên viết lên bảng 3 : 3 = 1. Yêu cầu học sinh đọc
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh lấy trong bộ đồ dùng 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
- Yêu cầu học sinh nêu đề toán để đi tìm số chấm tròn.
- Giáo viên viết phép nhân: 3 x 2 = 6
- Đưa bài toán: Có 6 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính đi tìm số tấm bìa. Học sinh nêu 6 : 3 = .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm kết quả.
- Dựa vào đâu mà em tìm được kết quả của phép tính 6 : 3 
- Giáo viên nêu lại: Ta có thể dựa vào đồ dùng trực quan hoặc dựa vào phép nhân 3 x 2 = 6, đó là lấy tích chia cho thừa số thứ nhất ta được thừa số thứ hai 6 : 3 = 2
- Yêu cầu học sinh đọc 6 : 3 = 2
Tổ chức tương tự với phép tính 9 : 3 = 3
Như vậy ta tìm được kết quả của các phép chia dựa vào các phép nhân. Nhưng mỗi lần tìm kết quả của phép chia ta lại phải nêu lại phép nhân thì không tiện. Do đó ta xây dựng bảng chia. Sau khi lập xong bảng chia ta có thể nói nhanh kết quả của một phép chia bất kì.
(2) Sau đó, bắt đầu cho học sinh xây dựng bảng chia 3. Trên cơ sở học sinh đã nắm được mục (1) trên, hướng dẫn học sinh tìm kết quả của các phép tính trong bảng chia 3 bằng cách lấy các tích trong bảng nhân 3 chia cho 3. Như vậy học sinh sẽ nắm chắc được nguyên tắc lập bảng.
3.2 Hướng dẫn học sinh nắm được quy luật của bảng
Sau khi đã lập được bảng chia, giáo viên giúp học sinh nắm vững tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. Điều này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được qui luật khi xây dựng bảng chia.
Ví dụ 12 : 3 = 4
Trong phép chia 12 : 3 = 4 (12 là số bị chia, 3 là số chia, 4 là thương, 12 : 3 cũng được gọi là thương).
Sau đó, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu:
Chẳng hạn với bảng chia 3:
Câu hỏi 1: Các số bị chia trong bảng chia 3 có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh trả lời
- Giáo viên rút ra nhận xét: Các số bị chia có trong bảng chia 3 lập thành một 
dãy số tăng dần cách đều 3. Vì vậy nếu biết được 12 : 3 = 4 mà không nhớ phép tính tiếp theo là bao nhiêu ta lấy 12 + 3 = 15 vậy phép tính tiếp theo là 15 : 3 = 5
Câu hỏi 2: Số chia trong bảng chia 3 có đặc điểm gì?
- Ở câu hỏi này học sinh sẽ dễ dàng nhận ra ngay các số chia trong bảng chia 3 đều là 3.
Câu hỏi 3: Các thương trong bảng chia 3 có đặc điểm gì?
- Học sinh trả lời và rút ra nhận xét là: Các thương trong bảng chia 3 lập thành một dãy số tăng dần cách đều 1. 
4. Hướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ bảng chia
* Biện pháp 1
- Sau khi học xong bảng chia giáo kiểm tra liên tục nhưng không theo một thứ tự nhất định mà giáo viên hỏi bất kì một phép tính chia nào trong bảng.
- Đối với các em học chậm, chưa chịu khó học bài giáo viên thường xuyên nhắc nhở, động viên các em học tập.
- Bên cạnh đó giáo viên không chỉ kiểm tra các bảng chia vừa mới học mà còn kiểm tra các bảng chia đã học trước đó.
* Biện pháp 2: 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, trong mỗi nhóm sẽ kiểm tra chéo các bảng chia cho nhau vào giờ truy bài hoặc các giờ ra chơi.
- Ngoài ra giáo viên còn phân công đôi bạn học tập (đó là 2 học sinh nhà ở gần nhau) kiểm tra, đôn đốc nhau học bảng chia ở nhà. 
* Biện pháp 3
- Đối với những học sinh không thể dựa vào quy luật của bảng chia thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm kết quả bằng cách hỏi ngược lại từ phép nhân.
Ví dụ  : 4 = 5
Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh nhẩm 5 x 4 = ., học sinh sẽ dễ dàng nhớ được bảng nhân và tìm ra 5 x 4 = 20
Hoặc ví dụ khác 30 : 5 = 
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nhẩm 5 x .. = 30. Từ đó sẽ tìm được 5 x 6 = 30
* Biện pháp 4
- Bên cạnh việc ghi nhớ bảng chia bằng cách nhìn vào các bảng chia đó, giáo viên còn giúp các em ghi nhớ một cách ngắn gọn như viết các số bị chia của từng bảng theo một dãy số như:
Bảng chia 2:
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
thì thương lần lượt là:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bảng chia 3:
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
thì thương lần lượt là:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bảng chia 4:
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
thì thương lần lượt là:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bảng chia 5:
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
thì thương lần lượt là:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
5. Tạo hứng thú cho học sinh qua các trò chơi học tập 
Do tính đặc thù của môn toán là môn học hơi khô khan chỉ xoay quanh những con số và làm tính nên dễ gây ra sự nhàm chán cho người học nên GV phải tạo ra cho lớp học có một không khí học tập vui tươi, thoả mái, kích thích các em học tập, để làm được điều này thì cử chỉ, điệu bộ, lời nói phải mềm dẻo nhưng phải đảm bảo tính khoa học. Trong bài giảng GV cần xen kẽ các trò chơi toán học, phù hợp với từng nội dung bài dạy, kích thích sự hưng phấn của HS, tạo cho các em tiếp thu bài một cách vững chắc và có cơ hội ôn lại để nhớ bảng chia. Chẳng hạn, khi dạy xong bảng chia, 
Trò chơi “Ô cửa bí mật”
GV có thể tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng hoặc tổ chức cho các em đố nhau về các phép tính trong bảng chia hoặc GV soạn những trên máy vi tính để tổ chức cho các em chơi trò chơi Ô cửa bí mật, 
Ví dụ: Trò chơi Ô cửa bí mật áp dụng cho phần củng cố bài Bảng chia 5. GV thiết kế 4 ô cửa với 4 màu rồi gọi đại diện mỗi tổ chọn màu, khi ô cửa được mở tất cả HS phải thực hiện yêu cầu vào bảng con trong một thời gian nhất định. 
25 : 5 =  
Có 35 học sinh chia đều vào 5 tổ. Vậy mỗi tổ có số học sinh là:. 
Số bị chia: 40 
Số chia: 5 
Thương:. 
45 :  = 9 
* Ngoài ra để giúp các em có hứng thú và say mê với môn học GV phải thường xuyên kiểm tra để biết các em có tiến bộ nhiều hay không? Qua đó sẽ có những lời động viên hoặc tuyên dương kịp thời bằng những lời khen trong các buổi học và trong giờ sinh hoạt. Bên cạnh đó GV cần kết hợp với gia đình, giúp các em có đủ điều kiện về thời gian, sức khỏe để học tập sao cho đạt kết quả cao nhất. 
Trò chơi “Truyền điện

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_hinh_thanh_va_ghi.doc
Giáo án liên quan