Lịch báo giảng tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc r lời nhn vật trong bi.

- Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái ( trả lời được các CH trong SGK )

* Các KNS cơ bản được giáo dục.

- Kiểm sốt cảm xc.- Thể hiện sự cảm thơng.- Tìm kiếm sự hổ trợ.- Tư duy phê phán.

* các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Thảo luận nhĩm, trình by ý kiến c nhn,phản hồi tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi các từ, các câu dài, khó cần luyện đọc.

 

doc48 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch báo giảng tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm đọc cá nhân, đồng thanh cả bài.
- Các nhóm cử các cá nhân thi đọc nối tiếp theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét + Tuyên dương
- Cả lớp đồng thanh đoạn 3.
- Cả lớp đồng thanh.
B. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- 1 HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? (rủ nhau đi ngao du thiên hạ)
- 1 đến 2 HS trả lời.
- Ngao du thiên hạ có nghĩa là gì? (đi dạo khắp nơi)
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- Đọc đoạn 2.
Hỏi: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì? (ghép ba, bốn lá bèo sen lại... bè để đi)
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
- Đọc thầm đoạn 3.
Hỏi: Trên đường đi, hai bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao? (Nước trong vắt, trông thấy cả hòn cuội nằm phía dưới... luôn luôn mới).
- Kể tên các con vật đôi bạn đã gặp gỡ trên sông? (gọng Vó, Cua Kềnh, Săn Sắt, Thầu Dầu)
- Tìm những từ ngữ chỉ thái độ của các con vật đối với hai chú dế: (Những anh gọng Vó bái phục nhìn theo... cả mặt nước)
- Gọi HS đọc diễn cảm lại bài văn. Chọn bạn đọc hay.
- 3 HS đọc diến cảm, HS còn lại theo dõi nhận xét.
4. Củng cố:
- Qua bài em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị? (gặp nhiều cảnh đẹp... được bạn bè hoan nghênh, yêu mến, khâm phục.)
- Trả lời
Hỏi: Hai chú dế có yêu mến nhau không? Vì sao em biết điều đó? (Nhận xét)
5. dặn dò
- Nhiều HS phát biểu
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Nhận xét tiết học.
- Chọn bạn học tốt.
Nhận xet rút kinh nghiệm…………………………………………………....
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
***********************************
Toán 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 +25.
- Biết thực hiện phép tính 9 cơng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 100. 
- Biết giải bài tốn bằng một phép cộng.
Bài 1 (cột 1,2,3 ), Bài 2 , Bài 3 ( cột 1 ), Bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: Cho HS hát bài 
- Cả lớp hát vui
2. Bài kiểm tra bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT tìm tổng biết các số hạng của phép cộng lần lượt.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm vào bảng con.
a. 9 và 7; b. 39 và 6; c. 29 và 45.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu tên bài”Luyện tập”ghi bảng.
- 1 đến 2 HS nhắc lại tên bài.
 B. Tiến hành: Luyện tập.
- Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu.
- Cho HS nhẩm trước 1 phút. sau đó yêu cầu HS nối nhau đọc kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả theo dãy.
- Nhận xét - sửa sai.
- Bài 2: Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Tự làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Gọi lần lượt 3 HS nêu cách thực hiện các phép tính: 19 + 9, 81 + 9, 20 + 39.
- 3 HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét cho điểm HS 
- Bài 3: Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (điền dấu >, <, = thích hợp).
- Trả lời 
- Viết bảng: 9 + 5.... 9 + 6
Hỏi: Ta phải điền dấu gì?vì sao? (dấu <, vì 9 + 5 = 14; 9 + 6 = 15 mà 14 < 15 nên 9+ 5 < 9 + 6)
- Yêu cầu HS làm vào vở BT: 1 HS lên bảng làm.
- Tự làm bài, sau đó nhận xét bài làm trên bảng.
- Hỏi: Khi so sánh 9 + 2 và 2 + 9 cần thực hiện phép tính không? vì sao? (không cần, vì khi đổi chỗ các số hạng thì... đổi)
- Bài 4:Gọi HS đọc đề bài.
- 3 HS đọc đề bài.
- Hỏi cách làm. sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 - 3 HS nêu cách làm bài.
Bài giải
- 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở. sau đổi vở chữa bài.
Số gà trong sân có tất cả là:
19 + 25 = 44 (con gà)
Đáp số: 44 con gà.
- Nhận xét.
- Bài 5: Vẽ hình lên bảng gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình và kể tên các đoạn thẳng? (MO, MP, MN, OP, ON, PN).
- Quan sát + Trả lời 
- Vậy có bao nhiêu đoạn thẳng? (6 đoạn thẳng).
- Ta khoanh vào chữ nào? (chữ D: 6 đoạn thẳng)
4. Củng cố:
- Tổ chức cho HS thi đua: Thực hiện đặt tính và tính:
	37 + 25 	77 + 16
- Đại diện nhóm lên làm toán thi đua.
- Nhận xét + Tuyên dương
5. dặn dò
- Nhận xét.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 8 cộng với một số 8 + 5
- Lắng nghe
- Nhận xét chung tiết học.
- Chọn bạn học tốt.
Nhận xet rút kinh nghiệm………………………………………………………....
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ……. ………………… 
********************************
Đạo đức
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
MỤC TIÊU:
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Dụng cụ trò chơi đóng vai HĐ1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: Cho cả lớp hát vui 
- Cả lớp thực hiện.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: Giới thiệu tên bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiếp theo) ghi bảng.
- 2 - 3 HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
- Mời 1 số em lên kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân em hoặc những người trong gia đình em.
- 2 - 4 HS kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét sau mỗi tình huống HS đưa ra.
- HS cả lớp nhận xét xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế là đã đúng chưa.
- Khen những HS trong lớp đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhận xét về sự chuẩn bị bài ở nhà của HS cả lớp.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn đúng hay sai? Em hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lí.
+ Nêu tình huống 1: Lịch bị đau chân, không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần, lớp bị trừ điểm thi đua. Các bạn trách Lịch và Lịch nói rõ lý do.
- Lắng nghe.
(Lịch nên nhờ đến sự can thiệp của cô giáo chủ nhiệm để cô báo với cô tổng phụ trách không trừ điểm thi đua của cả lớp vì Lịch bị đau chân, không thể xuống sân tập được)
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm, lên trình bày kết quả thảo luận…
+ Tình huống 2: Do tai kém, lại ngồi bàn cuối nên kết quả các bài viết chính tả của Hải không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của cả tổ. Hải cũng muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm thế nào?
(Hải có thể nói với tổ trưởng, nói với cô chủ nhiệm về khó khăn của mình để cô giúp đỡ)
- Sau đó GV kết luận
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Lắng nghe.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách nhầm lỗi cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép đôi”
- GV phổ biến luật chơi.
- Lắng nghe.
- Phát cho 2 dãy HS mỗi dãy 5 tấm bìa có ghi các câu tình huống và các cách ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với GV làm Ban giám khảo.
* Nói: Khi bắt đầu chơi, cô sẽ chỉ bất kì một HS ở dãy cầm các tấm bìa ghi tình huống. Khi em HS đó đứng lên đọc câu tình huống của mình, HS nào cầm tấm bìa ghi cách ứng xử tương ứng phải đọc ngay cách ứng xử. Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng thì là đôi bạn thắng cuộc.
+ Tổ chức cho HS chơi.
- Tham gia trò chơi.
- Các tình huống như sau:
- HS còn lại theo dõi các bạn.
1. Mượn vở của bạn và sơ ý làm bìa sách.
2. Lỡ hẹn đi đâu với bạn, quên chưa quét nhà thì mẹ về.
4. Sơ ý giây mực ra áo bạn.
5. Làm gãy thước kẻ của bạn.
6. Quên chưa thuộc bài cô giáo giao.
- Cách ứng xử:
1. Nhận lỗi với bạn và giải thích lí do.
2. Nhận lỗi với bạn.
3. Xin lỗi và dán lại trả bạn.
4. Xin lỗi mẹ lấy chổi ra quét nhà.
5. Nhận lỗi với cô giáo và học thuộc ngay bài tập.
6. Xin lỗi bạn và xin bố mẹ mua đền cho bạn.
4. Củng cô – dặn dò:
Gọi học sinh nêu lại nội dung bài 
Giáo viên nhận xét chốt lại bài 
- Gọi HS nhận xét học - Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Chọn bạn học tốt.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 3: Gọn gàng ngăn nắp.
Nhận xet rút kinh nghiệm…………………………………………………………........
.........................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 4 nam 2014 2015.doc