Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng tập thể lớn mạnh

Học sinh tiểu học vốn là lứa tuổi hiếu động hồn nhiên. Trong việc giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường xã hội chủ nghĩa do Đảng ta đề ra-Là giáo viên chủ nhiệm cần phải suy nghĩ nhiều về việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Chỉ có một tập thể lớp như vậy mới có thể phát triển trong học sinh tinh thần tập thể, tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phấn đấu vươn lên trong khoa học. Chính tập thể lớp là cái nôi nhỏ trong cái nôi lớn xã hội chủ nghĩa- Trong đó dần dần hình thành những con người mới.

Vì vậy việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh là một biện pháp giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt. Tập thể lớp vững mạnh- đó chính là môi trường giáo dục tốt. Ở đó những yêu cầu về giáo dục đạo đức được học sinh lĩnh hội khá sâu sắc và đầy đủ. Học sinh thường tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cố gắng vươn lên về mọi mặt, do đó, ưu điểm được phát huy mạnh mẽ, những biểu hiện chưa tốt bị hạn chế.

 Vậy giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện những công việc gì và bằng cách nào để xây dựng lớp chủ nhiệm thành tập thể lớp vững mạnh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng tập thể lớn mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gợm, hay trêu ghẹo các bạn trong lớp.
*Thuận lợi:
Đa số học sinh trong lớp là con em công nhân Nông trường, có bố mẹ là cán bộ thường xuyên châm lo dạy dỗ con em mình chu đáo.
*Khó khăn:
Số học sinh nam quá đông chiếm 2/3 tổng số lớp và một số học sinh là con em nông nghiệp ngoài Nông trường - hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con cái
Sau khi cân nhắc kỹ, tôi yêu cầu giáo dục đối với các lớp như sau:
- Đạo đức nề nếp:Đầu năm phải nhanh chóng ổn định tổ chức, không để lớp bị xếp loại kém.Cuối kỳ 1 phải xếp loại khá.Cuối năm theo kịp các lớp tiên tiến.
Về học tập:Từng bước nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, Toán và tất cả các môn khác trong chương trình.Cuối năm phải lên lớp 100%(trong đó có 65% đạt loại khá trở lên).
Lớp phải thành một tập thể đoàn kết, gắn bó thực lòng, có ý thức phấn đấu chung và biết tự quản tốt.
 Sau đây là một số việc tôi đã tiến hành:
1.Tìm hiểu học sinh:
Tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc toàn diện đời sống vật chât và hoàn cảnh tâm lý của học sinh để xác định một cách cụ thể, chính xác, phương thức giáo dục từng em trong cả lớp.Nếu chỉ dừng lại ở việc đọc bản khai sơ yếu lý lịch của học sinh đầu năm thì khó hoặc không thể lý giải được hoặc lý giải không đúng nhiều hiện tượng hàng ngày, hàng giờ ở học sinh.
 	 Thực tế đã cho tôi thấy: Cùng lời khai' gia đình công nhân”nhưng hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau.Đa số kinh tế gia đình đủ ăn có phần dư dật nhưng cũng có em hoàn cảnh éo le, bố mẹ ốm đau lâu dài, kinh tế chật vật.
 	 Cùng lúc với những phát hiện, tôi đã bước đầu khéo léo góp được một số ý kiến với gia đình trong việc giáo dục con em họ.
 	 Nhiệm vụ điều tra cơ bản đợt đầu hoàn thành đã có những tác dụng lớn.
*Giáo viên chủ nhiệm đã có tư liệu để triển khai giáo dục cả lớp cũng như từng em.
*Cha mẹ học sinh cảm động, phấn khởi, tin tưởng ở chặng mở đầu, từ đó sẵn sàng ủng hộ những chủ trương sắp tới của trường, của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục con em họ.
*Các em học sinh tin yêu, gần gũi, cởi mở đối vối giáo viên.
2.Chăm sóc học sinh:
 Không tiếc thời gian, kiên trì chăm sóc học sinh từng bước, theo dõi từng diễn biến nhỏ để kịp thời giáo dục.
 Sau khi đã tìm hiểu học sinh toàn diện, việc chăm sóc học sinh đã có cơ sở.Tôi đặc biệt lưu ý những biêủ hiện chớm nở, hơi khác đi một chút (có thể rất nhỏ bé), theo dõi tận nguồn để giáo dục, uốn nắn, động viên kịp thời.
 Ví dụ: Em Đặng Thị Thanh Huyền là một học sinh gái, chăm ngoan, nhà gần trường, chợt một hôm đi học muộn với lý do: đồng hồ nhà em chậm 15 phút , tôi để em vào lớp bình thường và khi tan học, tôi gọi điện đến nhà em ,được bố mẹ em xác nhận việc đồng hồ chậm 15 phút là đúng.Trước tập thể lớp tôi biểu dương tính trung thực của em.
 Em Nguyễn Thế Anh ngày nào đến lớp cũng phải mượn bút để viết bài, khi tôi hỏi em nói để quên bút, tôi đưa bút của mình cho em viết. Tiếp đến hôm sau em lại nói quên bút. Hôm ấy sau giờ tan học tôi mời em ở lại và hỏi cho rõ ngọn ngành, cuối cùng em đã cho tôi biết: Em bị mất bút nhưng em không dám nói với mẹ vì em rất thương mẹ mà hoàn cảnh gia đình rất thiếu thốn.Tôi đã gặp trực tiếp và trao đổi sự việc cho mẹ em được biết…
 Những xử lý đối với từng học sinh như vậy diễn ra hàng ngày và đều khắp trong cả lớp.
 Sau vòng đầu của việc điều tra tình hình học sinh, tôi thường xuyên kiểm tra đạo đức và học tập của mỗi em.
 ở trường – cũng như nhiều thầy cô giáo khác, tôi thực hiện đều đặn việc đôn đốc kiểm tra học sinh về việc giữ gìn sách vở, học bài và làm bài, sử dụng đồ dùng học tập, luyện viết chữ đúng mẫu, đúng kiểu, đúng cỡ đã học.
 	Trên cơ sở khảo sát nắm được tình hình hạnh kiểm .Sức học của học sinh nên tôi dễ dàng thực hiện tốt việc thông báo kết quả rèn luyện của học sinh hàng tháng về với gia đình các em.
 Chính vì vậy mà học sinh lớp 1A của tôi trong suốt cả năm họcđã không đánh nhau một lần nào, đã không để xảy ra hiện tượng nào phải đưa ra kỷ luật trước toàn trường.
3. Giáo dục đạo đức trong nội khoá:
 Tận dụng chương trình nội khoá để thực hiện có hiệu quả cụ thể việc 'qua trí dục dạy đạo đức”.
 Giáo dục đạo đức yêu cầu tính cụ thể của từng phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển cho học sinh.Tôi đã bước đàu vận dụng yêu cầu đó trong quá trình giảng dạy nội khoá của mình, thể hiện ở mấy khâu sau:
Trong nội dung bài học bao giờ cũng có giáo dục đạo đức, tình cảm. Tôi suy nghĩ trước bài soạn sao cho có thể giúp đỡ học sinh có những hành động cụ thể rồi tiến hành kiểm tra, bồi dưỡng những hành động đúng.
Về hình thức sách vở, đồ dùng học tập,…,tôi thường xuyên liên tục kiểm tra,chấn chỉnh .Ví dụ có những quyển sách bìa bẩn, tờ bọc xộc xệch, siêu vẹo, tôi đã tự tay bọc lại cho các em quan sát, so sánh, nhận xét để tìm ra cái lỗi của mình.
Đặc biệt tôi tận dụng các tiết đạo đức:
 Tuỳ theo từng bài đạo đức, tôi đặt tên những tuần lễ phấn đấu theo từng chủ điểm. Sau mỗi tuần, cho từng học sinh kể lại những việc tốt và những việc chưa tốt của mình. Qua đó tôi
 đã nắm được đến phần cao nhất trong đời sống nội tâm của các em,hướng các em biết làm việc thiện.
Quản lý chặt chẽ giờ lên lớp,thường xuyên uốn nắn học sinh theo phương châm:không bỏ qua bất cứ hiện tượng nhỏ nhặt nào và hướng dẫn, uốn nắn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
 Hết học kỳ một, tập thể lớp 1A đã ổn định chắc chắn những nề nếp sau đây: giơ tay trước khi nói, ngồi đồng loạt tư thế vòng 2 tay trên bàn; cách đưa và nhận bất cứ vật gì từ tay giáo viên; cách nạp vở để chấm bài;…
 4. Xây dựng tập thể lớp:
 	Trong quá trình làm chủ nhiệm lơp 1A, tôi đặc biệt chú ý bồi dưỡng tình cảm gắn bó với lớp, với trường, khơi gợi và phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh.
 Muốn học sinh gắn bó với lớp, với trường mà chỉ làm cho các em hết sức yêu quý, tin tưởng thầy cô giáo thôi thì chưa đủ, học sinh cần phải gắn bó tha thiết với bạn bè cùng lớp, cùng trường trên cơ sở cùng phấn đấu,tiến bộ. Cô chủ nhiệm phải bảo đảm được sự đối xử bình đẳng thực sự trong cả lớp. Mặt khác, phải tránh cho được một không khí nghi kỵ, phải tiêu diệt tận gốc lối”ton hót, mách lẻo” riêng với thầy cô giáo.
 Trên cơ sở bình đẳng và thẳng thắn, tôi tiếp tục uốn nắn những chi tiết chưa tốt trong thái độ với bạn bè và khắc phục kỳ được những biểu hiện thiếu tính tập thể.
 Ví dụ: về cách đối xử với bạn: Em lê Mạnh Cường ngửa mặt lên trời cười khoái trí khi em Nguyễn Văn Ngọc bị điểm kém.Tôi nghiêm khắc phê bình thái độ của Cường và đề nghị em phải sửa chữa khuyết điểm đó bằng cách xin lỗi bạn và hứa không bao giờ vấp lại nữa.Vì nhà 2 em gần nhau, tôi đã khuyên 2 em nên kết thàn một đôi bạn học tập, người nọ phải chịu trách nhiệm về điểm xấu của người kia. Đến cuối năm 2 em đã rất thân nhau, cùng tiến bộ và đều đạt học sinh tiên tiến.
 	Trong thực tế - Chủ NHIệM LớP- tôi đã tận dụng và linh hoạt sử dụng tiết sinh hoạt lớp. Tôi phấn đấu để có được một nội dung sinh hoạt cụ thể, bổ ích, phù hơp với các em, huy động được đến mức cao trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh. Chính vì vậy, tiết sinh hoạt lớp không bao giờ nặng nề. Sau đây là một số hình thức sinh hoạt lớp:
 +Sinh hoạt lớp kết hợp với sinh hoạt sao: Đảm bảo tính chất đoàn thể của các em và tăng cường bồi dưỡng, giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy. Nhiều tiết sinh hoạt được dành nửa tiết, có khi cả tiết để các em thảo luận nhóm, thảo luận tổ về những việc làm được và chưa được của các thành viên trong nhóm, tổ.
 +Sinh hoạt lớp mang tính chất đấu tranh, xây dựng. Cả lớp nhiệt tình tham gia ý kiến, phê phán hoặc biểu dương, biết nêu và biết bảo vệ ý kiến riêng của mình.
 	 Tôi cũng rất chú trọng đến đội ngũ cán bộ lớp. Phương châm của tôi là: Bồi dưỡng thường xuyên, thử thách nghiêm ngặt, nâng cao từng bước chất lượng. 
 Công tác của đội ngũ cán bộ. Công bố rõ chức năng và quyền hạn của từng người trong đội ngũ cán bộ trước lớp. Với cả lớp, tôi đã thường xuyên và khi cần phải có thái độ nghiêm khắc để giáo dục tinh thần phục tùng cán bộ.
5. Phát huy đến mức cao nhất và chủ động tổ chức sự hỗ trợ của tất cả các lực lượng giáo dục khác:
 - Với chi bộ Đảng và chính quyền nhà trường - Phương châm của tôi là nắm vững, bám chắc, chủ động vận dụng nghiêm chỉnh những nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị công tác của Chi bộ Đảng và chính quyền nhà trường.
- Với Đoàn đội:
Khai thác đến mức cao nhất những đợt sinh hoạt Đội- Sao, bám chắc vào các chủ đề hoạt động của sao nhằm nâng cao một cách hợp lý tác phong, kỷ luật, lễ độ cho học sinh.
 -Với cha mẹ học sinh:	
 Xây dựng mối quan hệ tốt, nghiêm túc, trong sáng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở mối tương quan chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
6. Khen thưởng và kỷ luật:
 Xuất phát từ tình yêu sâu sắc và sự tiến bộ lâu dài của học sinh, tôi đã cân nhắc, lựa chọn và thực hiện tốtnhững hình thức động viên khen thưởng và kỷ luật đối với từng học sinh.
Động viên, khen thưởng:
 Sau mỗi tuần có tiết sinh hoạt lớp, tôi đều nêu tên những học sinh gương mẫu, đồng thời cho các em tự viết bản thành tích của mình đọc trước lớp(thời điểm mà các emđã đọc thông viết thạo).
- Kỷ luật: Cùng với việc khen thưởng tôi chú ý uốn nắn, phê bình các em một cách thận trọng. Một lần có 4 em không thuộc bài học thuộc lòng (Dung, Nhâm, Hoè, Tuyết). Tôi quyết định cuối buổi học mời 4 em ở lại học cho kỳ thuộc bài, lần lượt lên đọc cho cô giáo nghe xong mới được về. Cô giáo cũng ở lại với mình, về muộn một cách”vô tội” vì khuyết điểm của mình- điều ấy khiến các em thấm thía.
 	Thực tế đã cho tôi thấy những kỷ luật trên đã có những tác dụng tốt. Một điều nho nhỏ nữa tôi thấy được trong vấn đề kỷ luật học sinh là: Tình cảm chân thành và sâu sắc của giáo viên đối với các em không những chỉ là cái gốc, cái xuất phát mà còn là phương tiện tiến hành, nó lại còn phải được coi là cái đích tiến tới của việc thi hành kỷ luật học sinh.
7. Sự gương mẫu của giáo viên:
Sự gương mẫu của giáo viên có sức thuyết phục rất mạnh đối với học sinh.
Trước tiên, tôi chú ý gương mẫu về mặt sinh hoạt: đầu tóc gọn gàng, áo quần đứng đắn, giản dị.
Thường kỳ tôi tự quy định: Trong các buổi lao động 

File đính kèm:

  • docSKKN XD TAP THE LOP MANH.doc
Giáo án liên quan