Sáng kiến kinh nghiệm – Toán 5

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học, bản thân tôi nhận thấy trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường Tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.

Môn Toán là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn phương pháp suy luận, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh Tiểu học. Là môn học có nhiều học sinh thích học.

 Nhiều năm học qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp dạy học sinh lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu cho mình những vấn đề khó trong giảng dạy. Thực tế cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc nhưng khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn. Và tôi nhận thấy trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học các vấn đề về:

+Kiến thức về số thập phân là một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình số học của lớp 5.

+Nội dung và phương pháp giảng dạy số thập phân và các phép tính số thập phân, gây nhiều khó khăn cho GV và HS trong giảng dạy và học tập lớp 5.

+Giúp cho GV hiểu biết đầy đủ và có hệ thống nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về số thập phân và các phép tính số thập phân.

Vậy việc dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ động bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế. Và một điều quan trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học toán.

 Chính từ những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Dạy số thập phân và các phép tính số thập phân các cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu.

 

docx16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm – Toán 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần nguyên, đọc dấu phẩy sau đó đọc phần thập phân.
Muốn viết một số thập phân ta viết từ hàng cao đến hàng thấp.Trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy sau đó viết phần thập phân “ .
2.3.Số thập phân bằng nhau.
a) GV hướng dẫn học sinh tự giải quyết bằng cách tìm trong các ví dụ của bài học để nhận ra.
Ví dụ: 9dm= 90cm
Mà 9dm = 0,9m ; 90cm= 0,90m
Nên 0,9m= 0,90m
Vậy 0,9 = 0,90 hay 0,90 = 0,9
Từ đó học sinh tự nêu cách nhận xét.
“Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó”.
b) Căn cứ vào phần a GV cho học sinh nêu ngược lại.
ví dụ: 0,900 = 0,90 = 0,9
hoặc 12 =12,0 = 12,00 ; 12,00 = 12,0 = 12
GV lưu ý số tự nhiên ( 12 ) được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân bằng 0; 00;…
Học sinh nêu nhận xét ngược lại
“ Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng ở phần thập phân thì khi bỏ số 0 đó đi thì ta được số thập phân bằng nó.
2.4.So sánh số thập phân.
a)GV hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
So sánh 8,1m và 7,9m GV nêu so sánh 8,1m với 7,9m thực chất là so sánh hai số nào? Chohọc sinh nhận xét hai số đo cùng đơn vị mét, thực chất là so sánh 8,1 và 7,9, học sinh tự nêu cách giải quyết.
Để so sanh18,1m và 7,9m, ta so sánh như sau: 8,1m = 81dm và 7,9m =79dm ,vì:81>79 nên 8,1m> 7,9m.
Từ đó, học sinh nắm được.8,1 > 7,9 (vì phần nguyên 8>7)
Sau đó, GV cho học sinh nêu cách so sánh: “Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau. Số nào có phần nguyên lớn thì số đó lớn”.
b)GV hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau như:
Ví dụ 2: so sánh 35,7m và 35,698m.
GV cũng cho hôc sinh tự nêu cách so sánh hai số tương tự phần a.
Học sinh lần lượt nêu nhận xét:
Vì 35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau (đều bằng 35) ta so sánh các phần thập phân.
Phần thập phân của 35,7m là 7 m = 7dm =700mm 
	 10
Phần thập phân của 35,698m là 698 m= 698mm
	 1000
Để so sánh 700mm và 698mm , ta so sánh 700 và 698 (vì 700mmm và 698mm cùng đơn vị mm).
Mà 700> 698 tức là: 7 m > 698 m
 10 1000
Do đó: 35,7m > 35,698m.
Cuối cùng, học sinh rút ra cách so sánh.
 35,7 > 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7>6).
Học sinh tự nêu được “Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.”
c) Từ các phần kiến thức học sinh tự phát hiện được GV giúp học sinh khái quát thành quy tắc chung về so sánh hai số thập phân như sau: “Mưốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau: so sánh các phần nguyên của hai số thập phân như so sánh hai số tự nhiên. Số thập phân nào có phần nguyên lớn thì số đó lớn hơn.Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,…đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở một hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Nếu phần nguyên và phần thập phân của cả hai số đó bằng nhau thì hai số bằng nhau.
GV cho học sinh thực hành quy tắc mới hình thành.
78,498 < 79,5 ( vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười 4 < 5)
630,72 > 630,71 ( vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần trăm 2 > 1)
	PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ THẬP PHÂN.
1. Kiến thức chung về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
Hiểu ý nghĩa của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số thập phân.
Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phận cơ bản như là thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhận, chia các số tự nhiên
Trường hợp dạy các kiến thức này, GV cần đưa ra vấn đề tạo sự nghi vấn để kích thích học sinh tìm cách giải quyết, GV cần gợi cho học sinh sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề từ đó suy luận ra quy trình hình thành cách thực hiện các phép tính về số thập phân.
 Ví dụ: cộng hai số thập phân.
GV đặt vấn đề như sau:
Ví dụ 1:Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m, Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
GV nêu : Muốn biết đường gấp khúc ABC dài bao nhiêu mét ta làm sao?
-Học sinh sẽ nêu:Ta lấy độ dài đoạn thẳng AB cộng cho độ dài đoạn thẳng BC.
Từ đó hình thành phép cộng :1,48+2,45 = ?m.
-GV gợi cho học sinh để làm ra kết quả tạm thời ta chuyển đổi số đo ra đơn vị nhỏ hơn để thành số tự nhiên.
-Học sinh nêu cần đổi ra xăng-ti mét.
Từ đó, học sinh nêu:1,84m = 184cm Đặt tính: 1 8 4
	 2,45m = 245cm	 2 4 5	
	 4 2 9 (cm)
GV gợi cho học sinh đổi kết quả 429 cm = 4,29 m.
Từ kết quả tìm được GV hướng dẫn học sinh đặt tính và làm như sau:
 1, 8 4 	+Thực hiện phép cộng như đối với số tự nhiên.
 + 2 ,4 5	+Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
	 4, 2 9 (m)
Tiếp theo GV đưa ra vấn đề thứ hai.
Ví dụ 2:	15,9+8,75 = ?
Ở ví dụ 1 các em đã nắm được cách đặt tính, bây giờ các em sẽ tự giải quyết bài toán ở ví dụ 2.
-Học sinh thực hành tính. Học sinh có thể đặt tính đúng hoặc đặt tính sai , nhưng sau đó GV uốn nắn lại để học sinh làm như sau:
	1 5, 9
 + 8, 7 5 
 2 4, 6 5 
Từ đó, học sinh nêu được quy trình cộng như SGK.
GV lưu ý học sinh: Chúng ta có thể thêm 0 vào các hàng ở số thập phân còn thiếu (dựa vào tính chất số thập phân bằng nhau) thì làm tính dễ dàng hơn.Chẳng hạn:
 1 5, 9 0
 + 9, 2 5	
 	 2 4, 6 5
Đặc biệt:điều này nên làm vì ở phép trừ chỗ trống ở phần thập phân thiếu sẽ tạo cảm giác cho các em không có số nên các em dễ làm sai.
Chú ý:Riêng trường hợp “Chia số tự nhiên cho số thập phân”, và “chia số thập phân cho số thập phân”.
Ngoài mối liên hệ giữa số tự nhiên và số thập phân GV cần lưu ý đến tính chất của phép tính.
Ví dụ 1: Thực hiện phép chia 57 : 9,5 = ?
Ta có: 57 : 9,5 = (57x10) : (9,5 x 10)
	Nên suy ra: 57 : 9,5 = 570 : 95
Ví dụ 2: 23,56 : 6,2 = ?
Ta có: 32,56 : 6,2 = (23,56x 10) : (6,2x10)
	 Nên suy ra: 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
GV giúp học sinh nắm được kiến thức căn cứ vào tính chất cơ bản sau: Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương tìm được sẽ không thay đổi. Từ đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi thực hiện biến đổi phép tính khi thực hành. 
3.2.Phương pháp dạy học:
a)-Cộng hai số thập phân:
Ở phần kiến thức này khi hướng dẫn GV cần lưu ý học sinh cách đặt tính (các hàng đơn vị phải thẳng cột, đặc biệt dấu phẩy phải thẳng cột, và cách đặt dấu phẩy ở tổng).
Ví dụ: 156,72 + 54,87 = 211,59
 	1 5 6, 7 2
	 + 5 4, 8 7
 	2 1 1, 5 9
GV cần nhắc nhở học sinh kiểm tra cách cộng có đúng kết quả không. cách làm như sau:
-Lần thứ nhất cộng theo quy trình.
-Lần thứ hai cộng từ dưới lên để kiểm tra (dựa vào tính chất giao hoán thử lại) nếu kết quả vẫn không thay đổi là phép cộng đúng.
Đối với những phép tính mà phần thập phân có số chữ số không bằng nhau, GV cần cho học sinh thêm chữ số 0 đễ dễ tính nhất là học sinh trung bình (sẽ tạo nên thói quen tốt trước khi học qua phép trừ và rất có ít cho học sinh).
Ví dụ: 20,8 + 6,259 = ?
	 2 0, 8 0 0	
 + 6, 2 5 9
	 2 7, 0 5 9
*Trường hợp cộng với số tự nhiên:
GV cần gợi cho học sinh hiểu được số tự nhiên cũng là số thập phân mà phần thập phân bằng 0, GV cần nhấn mạnh cho học sinh nắm chắc ở số tự nhiên dấu phẩy nằm ngay sau hàng đơn vị. Khi thực hiện phép tính cần gợi cho học sinh ghi dấu phẩy và viết phần thập phân bằng nhau cho dễ thực hiện.
Ví dụ: 376 + 49,75 =425,75
 	 3 7 6, 0 0 
 + 4 9, 7 5	
	 4 2 5, 7 5
b) Trừ số thập phân:
Khi hướng dẫn cho học sinh thực hiện phép trừ, GV thực hiện tương tự như cộng hai số thập phân.Lưu ý học sinh điểm tương đồng khi đặt tính và cách ghi dấu phẩy ở hiệu.
Ví dụ: 36,41 – 22,169 = 14,241
 3 6, 4 1 0
 - 2 2, 1 6 9 
 1 4, 2 4 1
Trừ số thập phân và số tự nhiên, GV cần gợi cho học sinh khi đặt tính cần ghi dấu phẩy và phần thập phân cho hai số bằng nhau thì học sinh dễ dàng thực hiện đúng phép tính.
Ví dụ : 188 – 75,39 = 112,61
 1 8 8, 0 0
- 7 5, 3 9
 1 1 2, 6 1
Quy trình trừ theo như số tự nhiên, để biết kết quả phép trừ đúng sai, GV cần gợi cho học sinh cách thử, Sau khi trừ xong, học sinh cộng ngược lên là lấy hiệu cộng số trừ nếu bằng số bị trừ là phép trừ đúng.
c)Nhân số thập phân:
Khi thực hiện các phép tính nhân số thập phân GV cần lưu ý học sinh cách đặt tách dấu phẩy ở tích.
*Trường hợp nhân với số tự nhiên:
Sau khi nhân chỉ đếm phần thập phân của số thập phân có trong bài toán, rồi tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số như thế kể từ phải sang trái.
Ví dụ: 8,05 x23 = 185,15
 8, 0 5
	 x 2 3
	2 4 1 5
	 1 6 1 0 
	 1 8 5, 1 5
*Trường hợp nhân số thập phân với số thập phân:
GV cần nhắc nhở học sinh đếm gộp cả phần thập phân của hai thừa số có bao nhiêu chữ số thì tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. Nếu số chữ số ở tích chung thiếu số thì ta thêm 0 vào cho đủ số để tách dấu phẩy.
Ví dụ: 0, 24 x 3,7 = 0,888
 0, 2 4
	x 3, 7
	1 6 8
	 7 2 
	 0,8 8 8
D) Chia số thập phân:
Hướng dẫn học sinh phép chia số thập phân có đến bốn loại bài có liên quan về số thập phân, căn cứ vào từng loại bài mà GV có cách hướng dẫn thích hợp để học sinh làm đúng.
d.1. Chia số thập phân cho số tự nhiên:
GV cần gợi mở cho học sinh thực hiện đúng quy trình, Nhấn mạnh hai ý, phải chia phần nguyên trước ( những số nằm phía trước dấu phẩy),
Đánh dấu phẩy vào thương trước khi hạ chữ số đầu tiên ở phần thập phân đưa vào phép chia.
Ví dụ: 75,32 : 32 = 2,36
	7 5, 3 6 32
	1 1. 5 2, 3 6
1 9 2
	 0 0
Khi thực hiện chia số thập phân cho số tự nhiên mà phần nguyên nhỏ hơn số chia ta vẫn chia được. GV lưu ý học sinh là nếu phần nguyên ở số bị chia bé hơn thì ta lấy thương là 0 sau đó chia sang phần thập phân.
Ví dụ: 14,952 : 24 = 0,623
 1 4, 9 5 2 2 4 
	 1 4. 9 0, 6 2 3
	 0 5 5	 
 0 0
d.2.Chia số tự nhiên cho số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân:
Ở phép chia này là phép chia hai số tự nhiên có dư, GV cần lưu ý học sinh khi thêm 0 vào bên phải số dư là ta đã chia sang phần thập phân nên đánh dấu phẩy vào thương.
Ví dụ: 54 : 12 = 3,75
	4 5 1 2
	0 9.0 3, 7 5
	 0 6 0
	 0 0
Chú ý: cần gợi cho học sinh biết trước đây là phép chia thì số bị c

File đính kèm:

  • docxLIEU.docx
Giáo án liên quan