Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

1. Lý do chọn đề tài :

 Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

 Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi phải đa dạng, phong phú.
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
	+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
	* Cấu trúc của Trò chơi học tập : 
	+ Tên trò chơi 
	+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi : chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
	+ Nêu lên cách chơi 
b. Cách tổ chức trò chơi : 	
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút 
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : 
	+ Nêu tên trò chơi 
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi 
- Chơi thật
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ....)
II. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 2 :
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2.
Trò chơi 1: Xây nhà
 Luyện tập
(Có thể sử dụng trong nhiều tiết học như tiết 3, Tiết 14 ....)
 31 + 43 6 + 12
75
75 	 + 24	 36
74
18
99
72
50 + 25
24 + 12
5 + 25
Đỏ
Xanh
Đỏ
Đỏ
Vàng
Vàng
- Mục đích : Luyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng nhẩm không nhớ trong phạm vi 100
- Chuẩn bị : 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ nhật (như hình vẽ), có 5 mảnh ghi các tổng tương ứng với các tống ghi trên ngôi nhà và 2 mảnh ghi sai.
- Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em
Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.
- Cách tính điểm như sau :
+ Gắn đúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn đúng cả 5 hình được 50 điểm.
+ Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc 
+ Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, xong trước là đội thắng cuộc.
+ Nếu đội gắn xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau, thì đội xong sau là đội chiến thắng.
* Lưu ý : ở trò chơi kiểu này nên đưa ra một vài kết quả không đúng để học sinh lựa chọn, nếu nhìn bằng mắt mà không tính kỹ sẽ rất dễ nhầm.
VD : 
 &
Nếu vội có thể cộng nhẩm bằng 75 (vì lấy hàng đơn vị của số thứ nhất cộng với hàng chục của số thứ 2)
Vàcũng vậy, các em có thể nhầm kết quả với 
Tôi đưa vào như vậy cốt để củng cố khắc sâu cách cộng nhẩm.
Trò chơi 2 : 	Truyền điện (Tiết 9)
- Mục đích : 
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em 
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “35” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14” rồi lại chỉ nhành vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “35” truyền cho B, mà B nói trừ “18”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
* Lưu ý : 
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ ..
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to “5 + 6” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 11”. Hay “2 x 3 ” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 6”.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
 Trò chơi 3 : Que tính thông minh
(Tiết 24 : Bài toán về nhiều hơn)
- Mục đích : Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn, kỹ năng tính khi có bài toán về nhiều hơn.
- Chuẩn bị : 
+ 40 que tính màu : 20 que màu đỏ , 20 que màu vàng
+ 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống nhựa màu vàng. Trên 2 ông đỏ dán mảnh giấy trên có ghi “nhiều hơn”.
- Cách chơi : Gồm 2 người : 1 nam, 1 nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em cầm 20 que tính, tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ, 2 ống nhựa 1 đỏ - 1 vàng đặt trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 em cùng được chơi 3 lần. Thời gian mỗi lần là 1 phút.
. Lần 1 : Em hãy cắm số que tính vào 2 ống sao cho ống đỏ có nhiều hơn ống vàng là 2 que.
. Lần 2 : Em phải tiếp tục chuyển bao nhiêu que tính ở ống màu vàng sang ống màu đỏ để ống đỏ có nhiều hơn 4 que tính.
. Lần 3 : Để ống đỏ có nhiều hơn ống vàng 6 que tính thì em chuyển chúng như thế nào ?
Sau mỗi lẫn chơi giáo viên đánh giá kết quả lưu ý cách giải thích của học sinh ở lần chơi thứ 3 .
- Cách tính điểm :
+ Mỗi lần chơi học sinh làm đúng : 4 điểm
+ Lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu : 1 điểm
Cuối cùng cộng điểm sau 3 lần chơi : Ai được nhiều điểm thì người đó sẽ thắng cuộc. Người thắng cuộc được quyền hát tặng lớp 1 bài hoặc chỉ định một bạn hát 1 bài tặng mình.
chơi giáo viên có thể đổi các thẻ có đề toán khác.
Trò chơi 4 : 	Ai nhiều điểm nhất
(Tiết 39: Luyện tập)
- Mục đích : 
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
- Chuẩn bị : 
+ 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như : 
25 + 67
18 + 9
45 + 45
6 + 38
12 + 35
53 + 28
34 + 19
37 + 37
5 + 9
 4 + 8
	+ Phấn màu 
	+ Đồng hồ theo dõi thời gian 
	+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.
- Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm : 
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ Giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
Trò chơi 5 : 	Vui cùng đường gấp khúc
 (Bài đường gấp khúc)
- Mục đích : Củng cố học sinh nhận biết đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc bằng cách tính tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần của đường gấp khúc.
- Chuẩn bị : 
+ Thước kẻ 
+ 2 sợi dây đồng
- Cách chơi :
+ Gọi 2 em tham gia (1 em trai và 1 em gái, đại diện cho lớp) lên bảng chơi.
+ Phát cho mỗi em một sợi dây đồng dài 20 cm và yêu cầu tìm cách nắn sợi dây đồng thành các đường gấp khúc theo yêu cầu (Ví dụ : đường gấp khúc tạo bởi 2 đoạn thẳng 14 cm và 6 cm; hay đường gấp khúc tạo bởi 3 đoạn thẳng có độ dài là 7cm, 8cm, và 5 cm ... )
 	5cm
 6cm 8cm 7cm 8cm 
+ Khi nghe hiệu lệnh “1,2,3 bắt đầu” 2 em bắt đầu thực hiện. Em nào xong trước và thực hiện đúng sẽ được tuyên dương.
+ Nếu cả 2 em cùng làm đúng và xong cùng một lúc thì ra thêm câu hỏi phụ : Độ dài đường gấp khúc tạo bởi sợi dây có thay đổi khi số đoạn thẳng tạo thành thay đổi hay không ? Vì sao ? để đánh giá và tuyên dương.
Trò chơi 6 : Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi có thể áp dụng vào các bảng +, - , x , : ; 
cụ thể Tiết 61 : 14 trừ đi một số : 14 - 8)
- Mục đích : 
+ Củng cố kỹ năng tính nhẩm dạng trừ có nhớ : 14 - 8
+ Rèn tính tập thể
- Chuẩn bị : 
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
14 - 10
14 - 6
14 - 5
14 - 7
14 - 8
+ Phấn màu 
7
5
8
6
9
 - Cách chơi : 
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không? 
- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, Giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.
+ Tại sao chú ong không tìm được đường về nhà?
+ Phép tính “14 - 10 ” có thuộc dạng bài học ngày hôm nay không ? Tại sao ?
+ Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi 7 : 	Tìm lá cho hoa
(Tiết 83 : Ôn tập về phép cộng và phép trừ)
- Mục đích : 
+ Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
+ Rèn tính tập thể cao
- Chuẩn bị : 
15
14
+ 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chiếc lá xanh, có gắn nam châm mặt sau 
 7 + 8 6 + 9 41 - 26 7 + 7 6 + 8
 6 + 9 	 30 - 15	 42 - 28	 8 + 8	 9 + 6 30 - 16
- Cách chơi : 
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Gắn 2 bông hoa và những 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_2.doc
Giáo án liên quan